Hà Giang

Giữ nghề đan quẩy tấu ở thôn Lùng Hẩu

09:40, 18/09/2021

BHG - Quẩy tấu được coi là vật dụng sinh hoạt truyền thống, không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào người dân tộc Mông. Chính vì vậy, nghề đan quẩy tẩu tại thôn Lùng Hẩu, xã Thái An (Quản Bạ) vẫn được gìn giữ nhiều năm nay.

Nghề đan quẩy tấu giúp gia đình ông Lù Mí Tủa có thêm thu nhập.
Nghề đan quẩy tấu giúp gia đình ông Lù Mí Tủa có thêm thu nhập.

Ông Lù Mí Tủa, thôn Lùng Hẩu năm nay hơn 80 tuổi, gắn bó với nghề làm quẩy tấu truyền thống hơn 50 năm nay. Do tuổi cao, không tự mình đi lấy được nguyên liệu, ông đã truyền lại kinh nghiệm chọn nguyên liệu để làm quẩy tấu cho người con trai. Ông chia sẻ: Nghề đan quẩy tấu cần sự tỉ mẩn, đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo, kỹ thuật chẻ nan phải biết lách dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì lúc đan mới dễ, mới đẹp. Trung bình 2 ngày tôi đan xong 1 chiếc quẩy tấu, nghề này không những tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập mà còn giúp người dân chúng tôi giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Thôn Lùng Hẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trước đây, cuộc sống bà con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền xã Thái An vận động người dân khôi phục nghề đan quẩy tấu, nhờ đó đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Đến nay, người dân thôn Lùng Hẩu ai nấy đều thành thạo với việc đan quẩy tấu. Đặc biệt, quẩy tấu ở đây có nét riêng, bởi được làm từ nguyên liệu 100% là cây trúc tự nhiên, có độ tuổi 3 năm mới có thể khai thác làm quẩy tẩu. Hiện tại, toàn thôn có 30 ha cây trúc, đây là loại cây trồng vừa phủ xanh đất trống, giữ đất giữ nước, đồng thời tạo nên cảnh quan sinh thái. Quẩy tấu được đan nhiều kích cỡ khác nhau, thường mang ra chợ bán phục vụ bà con quanh vùng, giá bán từ 80 - 120.000 đồng/chiếc, giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập. 

Chủ tịch UBND xã Thái An, Giàng Mí Mua cho biết: Để có hướng đi mới cho nghề làm quẩy tấu tại thôn Lùng Hẩu, UBND xã Thái An thành lập các tổ liên kết, tổ hợp tác xã, đồng thời xây dựng kế hoạch cho các hộ dân thôn Lùng Hẩu đi tham quan, học tập tại các làng nghề mây tre đan ngoài huyện.

Bài, ảnh: Hoàng Chính (Quản Bạ)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

BHG - Nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, văn hóa trà và sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang qua ứng dụng công nghệ số; kết nối chuỗi các sự kiện truyền thông về văn hóa, đất và người Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước; tỉnh Hà Giang phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức Chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, thời lượng 60 phút, công chiếu vào lúc 20 giờ ngày 19.9 tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì.

17/09/2021
Học nghề giúp phụ nữ dân tộc thiểu số thoát nghèo

BHG - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên là phụ nữ (PN) dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Hội PN tỉnh, các chi, Hội cơ sở quan tâm, chú trọng. Hàng nghìn PN DTTS được tiếp cận với các chương trình dạy nghề, từ đó giúp nhiều chị em có việc làm ổn định, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và ngoài xã hội.

17/09/2021
Du lịch và quảng bá du lịch online, một cách tiếp cận với chuyển đổi số ở Hà Giang

BHG - Từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 khiến ngành du lịch toàn cầu gặp rất nhiều thách thức. Giãn cách xã hội, hạn chế đi lại khiến cho các điểm đến du lịch ở Hà Giang trở nên vắng vẻ, nhiều cơ sở du lịch buộc phải đóng cửa vì không có khách. Trong hoàn cảnh đại dịch, nhu cầu khám phá, tham quan các điểm du lịch của du khách vẫn rất lớn. Làm sao để có thể duy trì được hoạt động du lịch cũng như duy trì hình ảnh du lịch ở những điểm đến hấp dẫn như Hà Giang là một thách thức lớn đối với địa phương. 

16/09/2021
Cảnh đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Đất trời đang vào Thu, cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao Hoàng Su Phì đang chuyển vàng. Vùng đất của Di tích Quốc gia ruộng bậc thang này luôn là nơi cực kỳ hấp dẫn với hình ảnh ruộng bậc thang đẹp quanh năm, nhưng đẹp nhất vẫn là mùa vàng vào tháng 9 và tháng 10 hàng năm.

15/09/2021