Hà Giang

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

15:11, 01/06/2021

BHG - Du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, môi trường xanh - sạch - đẹp là nhân tố ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển ngành Du lịch.

Trồng cây xanh bảo vệ môi trường tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang
Trồng cây xanh bảo vệ môi trường tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Ảnh chụp trước 25.4.2021)

Tỉnh Hà Giang hiện có 79 điểm du lịch đang khai thác, 57 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng (28 di tích Quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh). 831 cơ sở lưu trú, 287 nhà hàng, trong đó có 9 nhà hàng được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy, việc khai thác hoạt động du lịch trong những năm qua luôn tuân thủ các quy định của Luật Du lịch về bảo vệ môi trường, tập trung thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; thực hiện việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Ông Đinh Ngọc Thành, Phó phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Ngoài tuyên truyền cho người dân, Sở xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Hà Giang góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Khoanh định và có cơ chế quản lý nhằm giảm thiểu và xử lý các tác động có tác hại đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng hệ thống nội quy, biển, bảng hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc vận động, phong trào bảo vệ môi trường, trồng cây xanh tại các điểm du lịch. 

Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý và khắc phục các hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học do tác động của hoạt động du lịch. Phối hợp với các cơ quan liên quan đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Các ngành liên quan đã phối hợp với các địa phương tổ chức lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, ý thức bảo vệ môi trường của người dân tại các khu, điểm du lịch ngày càng tốt hơn, môi trường tại các khu, điểm du lịch cơ bản được giữ gìn sạch, đẹp, lượng du khách ghé thăm ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Các công trình vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch còn thiếu và chưa đạt tiêu chuẩn. Ý thức bảo vệ môi trường của một số cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu vực tổ chức lễ hội, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và khách du lịch chưa cao, chưa phát huy được tính tự giác.

Để du lịch phát triển bền vững thì việc tạo dựng môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện với du khách là một trong những yếu tố có tính quyết định. Thời gian tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở lưu trú du lịch, du khách tham quan, khu vực tổ chức lễ hội; đầu tư, nâng cấp các nhà vệ sinh đạt chuẩn; bổ sung hệ thống thùng rác và biển chỉ dẫn bảo vệ môi trường nơi công cộng; xử lý nghiêm, triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức bảo vệ môi trường cho các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn và người dân địa phương.

Bài, ảnh: Khánh Huyền


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ruộng bậc thang trong đời sống của đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì

BHG - Để có thể canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi dốc, từ hàng trăm năm về trước, đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã sáng tạo, khai phá và hình thành nên những thửa ruộng bậc thang. Việc khai phá ruộng được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những vốn tri thức dân gian riêng có được lưu truyền, bởi vậy với đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì, những thửa ruộng bậc thang không chỉ đơn thuần là nơi canh tác lúa mà là cả công trình nghệ thuật, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc.

31/05/2021
Nơi lưu giữ làn điệu dân ca Tày

BHG - Đến với Bắc Mê, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh non nước hữu tình với những phong tục sinh hoạt văn hóa đặc sắc cùng nhiều làn điệu dân ca phong phú, thể hiện lối sống, tình cảm của các dân tộc. Tuy nhiên, theo dòng chảy của xã hội, những làn điệu dân ca ngày nay đang dần mai một. Để giữ gìn những làn điệu dân ca, câu lạc bộ (CLB) hát Then thôn Bản Lạn đang tích cực phát huy những giá trị văn hóa và truyền thụ cho thế hệ trẻ.

31/05/2021
Hoàng Su Phì vào mùa "đánh thức" những thửa ruộng bậc thang

BHG - Sau những cơn mưa lớn đầu mùa hè, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được "đánh thức". Trên các hệ thống ruộng bậc thang được công nhận di tích Quốc gia nơi đây lại rộn ràng tiếng người hòa trong tiếng ve râm ran ngày hè.

31/05/2021
Một thoáng Hà Giang

Nằm ở cực Bắc - vùng phên giậu của Tổ quốc, Hà Giang không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng sự đa dạng văn hóa mà còn được biết đến như một trong những địa phương phát triển du lịch khá bài bản. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, khiến du khách muốn quay lại vùng đất này nhiều lần.

30/05/2021