Hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Pu Péo ở Bắc Mê

11:25, 11/03/2021

BHG - Chủ đề tập trung, hình thức đơn giản và tinh tế, trang phục của người dân tộc Pu Péo tại huyện Bắc Mê đã gây được ấn tượng mạnh mẽ về mối tương quan, sự chuyển động của sắc mầu, tượng trưng cho sự biến chuyển của thiên nhiên, sự biến ảo kỳ diệu của vũ trụ, vạn vật. Tuy có nhiều khó khăn bởi hạn chế của nghệ thuật trang trí, người Pu Péo đã thực hiện được trên trang phục của mình với một mỹ cảm độc đáo.

Theo quan niệm của người Pu Péo, mỗi khi may trang phục, người Pu Péo không thêu các dải hoa văn mà chắp ghép bằng vải mầu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nổi lên rực rỡ viền quanh hai tà áo, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu. Các hình tam giác, hình chữ nhật là những hình cơ bản được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo tạo nên các họa tiết hình mào gà, mặt trời, sông suối, đồi núi thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng sùng bái. Những màu sắc đó không chỉ tăng thêm nét tinh tế, đặc sắc trong các họa tiết trang trí, mà còn làm nổi bật nét tinh hoa văn hóa, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc, biến những trang phục cùng nghệ thuật tạo hình hoa văn không chỉ là đồ mặc thông thường trong ngày Tết, lễ hội hay cưới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng.

Một số hình ảnh về trang phục của người Pu Péo ở Bắc Mê.

Trang phục phụ nữ dân tộc Pu Péo đơn giản nhưng cũng rất tinh tế.
Trang phục phụ nữ dân tộc Pu Péo đơn giản nhưng cũng rất tinh tế.

 

Lúc nông nhàn, người phụ nữ Pu Péo thường may vá những bộ trang phục của mình.
Lúc nông nhàn, người phụ nữ Pu Péo thường may vá những bộ trang phục của mình.

 

Phụ nữ Pu Péo thường vấn tóc quanh đầu, bên ngoài quấn một vành khăn với nhiều gam màu.
Phụ nữ Pu Péo thường vấn tóc quanh đầu, bên ngoài quấn một vành khăn với nhiều gam màu.

 

Trang phục của người Pu Péo được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo.
Trang phục của người Pu Péo được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo.

 

Theo phong tục tập quán, bếp lửa cũng rất quan trọng đối với phụ nữ Pu Péo.
Theo phong tục tập quán, bếp lửa cũng rất quan trọng đối với phụ nữ Pu Péo.

 Thực hiện: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đến với cảm xúc về tình đất, tình người Hà Giang qua bài thơ: "Tình Mộc Miên"

BHG - Hà Giang, mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc - nơi của bạt ngàn đá núi và những gian khó. Nhưng bù lại, trên mảnh đất đầy dấu ấn của kiến tạo địa chất với hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, với rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút lòng người.

27/02/2021
Đẹp nao lòng hoa sưa nở trắng trời Hà Nội

Những ngày cuối tháng 2, đất trời Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng, lãng mạn, lòng người như cũng say đắm, ngẩn ngơ giữa hương sắc tinh khôi của hoa sưa.

27/02/2021
Mê đắm vườn hoa đào ở xã Tả Lủng, Mèo Vạc

BHG - Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn, từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung làm cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng. Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.

26/02/2021
Phụ nữ thôn Nà Thác biến ruộng khô thành vườn hoa cải đẹp nao lòng

BHG - Nà Thác là một trong những thôn vùng cao của xã Phương Độ, TP. Hà Giang, nơi đây có thiên nhiên rất đẹp và trong lành. Thôn có 100% dân số là đồng bào Dao, do khí hậu khắc nghiệt nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Suốt vụ Đông kéo dài đến khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, nương đồi thiếu nước nên khó trồng trọt. Học tập kinh nghiệm từ nhiều địa phương trong cả nước, năm nay Đảng ủy xã Phương Độ đã định hướng, giao cho thôn Nà Thác xây dựng mô hình trồng vườn hoa cải do Chi hội phụ nữ quản lý để phục vụ du lịch.

25/02/2021