Đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

08:19, 05/03/2021

BHG - Giáo dục kỹ năng sống (KNS) đang ngày càng được chú ý, bởi điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Giáo dục KNS cho trẻ bậc Mầm non giúp trẻ dễ dàng làm chủ cuộc sống, có lối sống lành mạnh và phát triển toàn diện.

Học sinh Trường Mầm non Hoa Sen học làm thiệp chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12.
Học sinh Trường Mầm non Hoa Sen học làm thiệp chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12.

KNS là học cách để làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội, từ đó  giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ; giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn; đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.

Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo, hoạt động giáo dục KNS chủ yếu nhằm đạt được sự tự tin, tự lực; thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như: Biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường.

Cô Hoàng Thị Thanh Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (thành phố Hà Giang), cho biết: Chương trình giáo dục KNS được đưa vào kế hoạch giảng dạy hàng ngày của trường, giáo viên là người định hướng, vận dụng linh hoạt trong từng giờ dạy để giáo dục nhận thức cho trẻ. Trong năm học, nhà trường giáo dục KNS cho trẻ qua các bài giảng theo 9 chủ đề, các nội dung hoạt động được thực hiện liên tục, hàng ngày trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhà trường còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế: “Biết ơn thầy, cô” chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, ngày 8.3; các em tự tay làm những bông hoa giấy, vẽ tranh, làm bưu thiếp tặng bà, mẹ, cô giáo; hoạt động “Cháu yêu chú bộ đội” chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12, các em được hóa thân tham gia trải nghiệm tập làm chú bộ đội… 

Các hoạt động thu hút sự tham gia của các em, mỗi hoạt động đều mang lại những bài học giáo dục sâu sắc, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng mềm, tạo động lực cho trẻ tham gia trải nghiệm, rèn luyện tốt nhất. Giáo dục kỹ năng cho trẻ cũng được sự ủng hộ của phụ huynh và nhân dân trên địa bàn, nhà trường phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ, hình thành các nề nếp, thói quen, tạo nền tảng tốt cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, các cô giáo đã trực tiếp xây dựng nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng rèn luyện cho trẻ: Rửa tay đúng cách, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất, thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng và khi tham gia giao thông, cách nhận biết những mối nguy hiểm với bản thân khi bị ốm, sốt…

Tại Trường Mầm non Hoa Sen (thành phố Hà Giang), Chương trình giáo dục KNS được đưa vào giảng dạy tại từng khối, lớp với kế hoạch chi tiết, phù hợp lứa tuổi. Cô Nông Thị Anh Thu, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Các em ngay từ những ngày đầu đến lớp, các cô giáo đã dạy chào hỏi, lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo, đối với các em lớn hơn sẽ được dạy những kỹ năng phù hợp, các bé 4, 5 tuổi đã biết giúp đỡ các cô những việc như nhặt rác, kê bàn ghế, giặt khăn lau mặt…

Kết hợp cả việc giảng dạy lồng ghép trên lớp và tăng cường tổ chức các hoạt động thực tế: Cho trẻ học pha nước chanh, làm bánh, làm thiệp tặng bà, mẹ và cô giáo vào những dịp lễ; tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi ngoài giờ để các bé học cách giao tiếp, kết nối bạn bè. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, biết phát huy tinh thần đồng đội… Ngay từ đầu năm học, nhà trường đều tuyên truyền để phụ huynh hiểu rằng mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm trong việc giáo dục, hình thành KNS cho trẻ và đều phải là tấm gương để trẻ noi theo.

Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được trải nghiệm nhiều kỹ năng trong cuộc sống, giúp trẻ mạnh dạn, thành thạo trong giao tiếp, từ đó biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, tiền đề cần thiết cho những bước phát triển của trẻ trong tương lai.

Bài, ảnh: KHÁNH HUYỀN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đến với cảm xúc về tình đất, tình người Hà Giang qua bài thơ: "Tình Mộc Miên"

BHG - Hà Giang, mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc - nơi của bạt ngàn đá núi và những gian khó. Nhưng bù lại, trên mảnh đất đầy dấu ấn của kiến tạo địa chất với hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, với rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút lòng người.

27/02/2021
Đẹp nao lòng hoa sưa nở trắng trời Hà Nội

Những ngày cuối tháng 2, đất trời Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng, lãng mạn, lòng người như cũng say đắm, ngẩn ngơ giữa hương sắc tinh khôi của hoa sưa.

27/02/2021
Mê đắm vườn hoa đào ở xã Tả Lủng, Mèo Vạc

BHG - Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn, từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung làm cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng. Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.

26/02/2021
Phụ nữ thôn Nà Thác biến ruộng khô thành vườn hoa cải đẹp nao lòng

BHG - Nà Thác là một trong những thôn vùng cao của xã Phương Độ, TP. Hà Giang, nơi đây có thiên nhiên rất đẹp và trong lành. Thôn có 100% dân số là đồng bào Dao, do khí hậu khắc nghiệt nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Suốt vụ Đông kéo dài đến khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, nương đồi thiếu nước nên khó trồng trọt. Học tập kinh nghiệm từ nhiều địa phương trong cả nước, năm nay Đảng ủy xã Phương Độ đã định hướng, giao cho thôn Nà Thác xây dựng mô hình trồng vườn hoa cải do Chi hội phụ nữ quản lý để phục vụ du lịch.

25/02/2021