Mèo Vạc quyết tâm đổi mới giáo dục

08:39, 04/09/2020

BHG - Quyết tâm từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục so với các địa phương vùng thấp, huyện Mèo Vạc đã tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác giáo dục, đào tạo.

Buổi hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Sủng Trà.
Buổi hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Sủng Trà.

Công tác giáo dục và đào tạo ở Mèo Vạc thời gian qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc mở rộng quy mô trường, lớp và nâng cao chất lượng giáo dục. Nguyên nhân do quy mô trường, lớp và học sinh tăng hàng năm nhưng số lượng người làm việc không được giao thêm; số lượng giáo viên giảng dạy đối với cấp học Mầm non và Tiểu học còn thiếu, ảnh hưởng lớn đến việc mở lớp cũng như tỷ lệ huy động học sinh và chất lượng giáo dục. Việc duy trì học sinh hàng ngày của một số trường cấp THCS còn thấp; tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT đạt 46,7%; tỷ lệ học sinh THPT vào đại học, cao đẳng chỉ đạt 16,85%. Cơ sở vật chất nhiều đơn vị trường học xuống cấp, nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp hạn hẹp. Nơi ăn, ở của học sinh tại một số trường còn thiếu thốn; việc huy động đóng góp của nhân dân địa phương cho học sinh bán trú còn hạn chế.

Đồng chí Lâm Quang Hưng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc, cho biết: Phòng đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn làm tốt công tác huy động học sinh tới trường, đảm bảo tỷ lệ duy trì hàng ngày. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học; tổ chức triển khai tốt Đề án “Đưa văn hóa truyền thống vào trường học”. UBND huyện ban hành nhiều đề án, kế hoạch, mô hình, như: Mô hình “Người biết chữ dạy cho người không biết chữ”; Đề án đưa toàn bộ học sinh từ điểm trường về học tại trường chính của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Sủng Trà; Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống cho học sinh các dân tộc thiểu số...

Mèo Vạc hiện có 56 trường học và cơ sở giáo dục, với trên 23.500 học sinh. Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập được chú trọng; các xã, thị trấn đã thành lập và duy trì hoạt động trung tâm học tập cộng đồng; 18/18 xã, thị trấn duy trì đảm bảo các điều kiện công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Bước vào thềm năm học mới, huyện Mèo Vạc đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng bền vững. Chú trọng mở rộng quy mô trường, lớp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị trường học theo hướng hiện đại hóa.

Đồng chí Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Năm học 2020 – 2021, huyện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học. Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trường học với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm huy động tối đa học sinh các độ tuổi đến trường. Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của việc học tập. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đổi mới giáo dục, như: Đổi mới quản lý giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử. Tiếp tục duy trì, giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Mèo Vạc cũng xác định tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản đối với các cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học. Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng phòng học, nhà công vụ giáo viên, phòng ở cho học sinh bán trú; thực hiện kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Chú trọng đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia; trường THPT, Trường dân tộc nội trú huyện đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy...

Bài, ảnh:  KIM TIẾN


Cùng chuyên mục

Thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng tuyển sinh từ ngày 19.9

BHG - Ngày 27.8, Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Hà Giang đạt 88,07%, tăng 16,11% so với năm 2019. Tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng kỳ thi trong điều kiện Bộ GD&ĐT đã tinh giản chương trình học do ảnh hưởng của dịch Covid – 19.

 

31/08/2020
Ngôi làng mái tranh hàng trăm năm tuổi ở Nhật Bản

Miyama Kayabuki là ngôi làng cổ xinh đẹp nép mình trong thung lũng của sông Yura. Đến nơi đây, bạn có thể quay ngược thời gian và thưởng thức hương vị nông thôn Nhật Bản xưa.

31/08/2020
Phát triển văn hóa gắn với du lịch ở Mèo Vạc

BHG - Trong "chiến lược" phát triển ngành "công nghiệp không khói" ở Mèo Vạc, địa phương đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, tạo nền tảng vững chắc hướng đến phát triển du lịch trải nghiệm.

 

31/08/2020
Thư từ tiền tuyến

Kính gửi: Ban Biên tập Báo Hà Giang

Báo Hà Giang đã giới thiệu về kết quả của vụ chiêm vừa qua của xã Phương Thiện đã đạt được 25,69 tạ một héc-ta, đây là niềm vui của Đảng bộ về năng suất lúa với biện pháp thay đổi cơ cấu giống. Phấn khởi với thắng lợi này của Phương Thiện, tôi có một vài suy nghĩ nằm trong suy nghĩ chung của những người chiến sỹ đang ở tiền tuyến nên định nhờ Báo chuyển hộ những suy nghĩ đó tới các cán bộ và nhân dân xã Phương Thiện.

 

28/08/2020