Hoàng Su Phì tái cơ cấu du lịch theo hướng bền vững

08:35, 16/07/2019

BHG - Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung tái cơ cấu ngành du lịch với nhiều giải pháp đồng bộ và hữu hiệu.

Với phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, nên thơ và kho tàng văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, Hoàng Su Phì được đánh giá có tiềm năng lớn về du lịch. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến huyện và doanh thu từ du lịch, dịch vụ còn khá khiêm tốn. Với mục tiêu, đến năm 2021, đón khoảng 110.000 lượt khách, doanh thu đạt 260 tỷ đồng, huyện đã xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành du lịch cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể.

Hoạt động trình diễn Lễ cúng Bàn Vương của dân tộc Dao, xã Hồ Thầu thu hút đông đảo du khách tham.
Hoạt động trình diễn Lễ cúng Bàn Vương của dân tộc Dao, xã Hồ Thầu thu hút đông đảo du khách tham.

Trước mắt, trong năm 2019, huyện tập trung xây dựng 8 làng văn hóa du lịch cộng đồng; trong đó, mỗi làng phải xây dựng được các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao, mang đặc trưng văn hóa, kiến trúc của mỗi địa phương, dân tộc. Cải tạo không gian văn hóa và cảnh quan thiên nhiên tại Làng Văn hóa du lịch dân tộc Dao, Mông, thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty; trồng cây cảnh quan dọc tuyến đường liên thôn và khuôn viên các hộ dân. Hoàn thiện hệ thống cổng làng, biển chỉ đường và các tiêu chí khác, trình tỉnh công nhận Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Nông thôn mới tại thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên. Triển khai xây dựng Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu. Cải tạo, nâng cấp cảnh quan di tích lịch sử đồn Lô cốt, thôn Pố Lũng, thị trấn Vinh Quang...

Cùng với đó, huyện vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để mời gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ, du lịch, trong đó chú trọng các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi, giải trí và mua sắm; đưa vào sử dụng 9 homestay tại các làng văn hóa, các vùng du lịch trọng điểm; hỗ trợ xây dựng 5 nhà vệ sinh công cộng tại thị trấn Vinh Quang, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Bản Luốc, Bản Phùng; tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tuyến đường đến các điểm du lịch. Hỗ trợ các xã trồng cây ăn quả bản địa, như: Lê, mận Máu, đào để tạo thành vùng chuyên canh hoa quả cung cấp sản phẩm và dịch vụ trải nghiệm cho du khách.

Ngoài ra, huyện cũng chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các làng nghề, HTX sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Hiện nay, huyện đang xúc tiến thành lập HTX mây tre đan, làm hương và giấy tại thôn Tân Minh, xã Nậm Ty; hỗ trợ thiết kế bao bì, mẫu mã cho sản phẩm rượu hoẵng và gạo đỏ xã Bản Phùng; hỗ trợ trang thiết bị, nâng cao chất lượng một số cơ sở chế biến chè thủ công của các hộ dân để hình thành điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm và cung cấp dịch vụ trải nghiệm các công đoạn chế biến chè, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hoàng Su Phì, Nguyễn Việt Tuân, cho biết: Phòng đã chủ động tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch nhằm xúc tiến, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế. Trong đó, có nhiều hoạt động nổi bật, như: Tour trải nghiệm vườn cây ăn quả và thi hái mận tại thôn Sưi Thầu, xã Chiến Phố; tổ chức Giải chạy bộ khám phá Hoàng Su Phì với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 24 km; Giải đua xe mô tô mạo hiểm với cự ly 137 km; tái hiện Lễ Mở kho xin giống của dân tộc La Chí và thi cấy hay, cày giỏi tại xã Bản Phùng; Giải đua xe đạp địa hình và các tour du lịch đi bộ qua các vùng, miền trong mùa nước đổ. Đặc biệt, vào trung tuần tháng 9 tới, huyện sẽ tổ chức Tuần văn hóa du lịch lần thứ 5 với chủ đề “Bay trên  bậc thang vàng Hoàng Su Phì” với nhiều nội dung hấp dẫn và độc đáo.

Thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, nhằm tạo chuỗi các sự kiện văn hóa, phát huy hiệu quả giá trị di sản danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, từng bước xây dựng thương hiệu, tạo đà phát triển cho du lịch trong những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang: 71,96% thí sinh đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019

BHG - Sáng 14.7, Sở GD&ĐT đã công bố điểm thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo đó, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia của Hà Giang đạt 71,96%. Năm nay, toàn tỉnh có 5.180 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có 4.717 thí sinh giáo dục phổ thông; 463 thí sinh giáo dục thường xuyên và 299 thí sinh tự do. 

14/07/2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT quốc gia

BHG - Sáng 14.7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT Quốc gia 2019 của thí sinh ở 63 tỉnh, thành phố. Thí sinh ở Hà Giang có thể tra cứu điểm thi tại web của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang: http://diemthi.hagiang.edu.vn:9999/.

14/07/2019
Chè ống lam sản phẩm truyền thống của người Dao

BHG - Trong dịp đến xã Cao Bồ (Vị Xuyên), quê hương của những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi; chúng tôi được thưởng thức loại chè chế biến theo lối cổ xưa của đồng bào Dao - chè ống lam. Hẳn nhiều người đã nghe đến cơm lam, thứ đặc sản dân dã nhưng đậm hương vị núi rừng của bà con miền núi, thì chè ống lam được chế biến gần như vậy. Đây là sản phẩm chỉ có ở vùng Hà Giang, nơi những ngươi Dao từ lâu có lối bảo quản chè đơn giản nhưng lại có tác dụng giữ được hương và vị của chè. 

12/07/2019
Độc đáo Lễ cúng thần rừng của người Nùng Hoàng Su Phì

BHG - Người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời tại tỉnh ta, tập trung nhiều ở các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Vị Xuyên. Mặc dù sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra ngày càng phổ biến, dân tộc Nùng vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng cũng như phong tục tập quán truyền thống; trong đó, độc đáo nhất phải kể đến Lễ cúng thần rừng.

 

12/07/2019