Xây dựng và phát triển toàn diện văn hóa, con người nơi cực Bắc

08:39, 06/06/2019

BHG - Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú; giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được phát huy; không ít giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn; nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt kết quả tích cực… Đó là những kết quả nổi bật, kết tinh nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33, ngày 9.6.2014 của Hội nghị lần thứ 9, BCH T.Ư Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước…

Nhiều trẻ em thành phố Hà Giang lựa chọn môn trượt ván để rèn luyện thể lực.
Nhiều trẻ em thành phố Hà Giang lựa chọn môn trượt ván để rèn luyện thể lực.

Nghị quyết số 33 đi vào cuộc sống mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngay sau khi Nghị quyết số 33 ra đời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa nội dung; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nghiêm túc quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung; văn hóa, con người nơi địa đầu cực Bắc nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Sản phẩm thêu của đồng bào Mông vùng Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành quà lưu niệm độc đáo cho du khách.
Sản phẩm thêu của đồng bào Mông vùng Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành quà lưu niệm độc đáo cho du khách.

Để xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện, công tác giáo dục được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, công tác giảng dạy, học tập đạo đức, giáo dục công dân trong trường học được chú trọng. Các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể tích cực giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (TDTT) từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân theo phương châm: “Trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm theo”… Hoạt động nâng cao thể lực, tầm vóc người Hà Giang được cấp ủy, chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm bằng các chiến lược cụ thể. Từ đó, hướng tới mục tiêu tạo ra một xã hội luyện tập TDTT thường xuyên ngày một đông đảo, phong phú, tiến bộ. Và nay, luyện tập TDTT quần chúng trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Số người tham gia luyện tập TDTT đạt khoảng 21,4%; số gia đình TDTT chiếm 9,4% trên tổng dân số; số câu lạc bộ TDTT lên đến 379, với nhiều hình thức, như: Cầu lông, bóng chuyền, quần vợt, thể dục thẩm mỹ, gym. Không những vậy, 100% số trường học trên địa bàn tỉnh đảm bảo việc thực hiện giáo dục thể chất nội khóa cho học sinh, sinh viên…

Bên cạnh việc xây dựng con người phát triển toàn diện, hoạt động phát huy vai trò văn hóa, nghệ thuật trong nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho nhân dân được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở coi trọng. Chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật được nâng cao với nhiều hoạt động như: Xây dựng nếp sống văn hóa, giáo dục truyền thống, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu… và được thực hiện thường xuyên. Cùng với đó, hoạt động chiếu bóng lưu động dịp lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của tỉnh đã trở thành công cụ hữu hiệu tuyên truyền hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân một cách sâu rộng…

Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được tỉnh ta đặc biệt quan tâm; nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu văn hóa dân tộc… Đến nay, toàn tỉnh có 3 bảo vật Quốc gia; 54 di tích, danh thắng cấp tỉnh, cấp Quốc gia và 16 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia... Riêng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, như: Pu Péo, Pà Thẻn, Lô Lô và Bố Y trên địa bàn tỉnh được tăng cường đầu tư. Đơn cử như, tỉnh đã triển khai bảo tồn Làng truyền thống dân tộc Bố Y, thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến (Quản Bạ), tạo điểm nhấn trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; tiến hành xây dựng Dự án bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Pà Thẻn tại My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình)... Cùng với đó, nhiều lễ hội văn hóa được khôi phục, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, như: Lễ hội khèn Mông, Gầu Tào, Nhảy lửa của đồng bào Mông, Pà Thẻn. Nhiều sản phẩm du lịch được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao, như: Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi gắn với danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; chèo thuyền kayak trên sông Nho Quế gắn với chiêm ngưỡng vẻ đẹp đại hẻm vực Tu Sản hay sản phẩm du lịch Lễ hội hoa Tam giác mạch, chợ tình Khâu Vai, chạy maraton trên cung đường Hạnh phúc…

Từ thực tiễn trên tiếp tục khẳng định: Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Do vậy, tỉnh ta đã đặt văn hóa ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trên cơ sở đó, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài, ảnh:  THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tích cực chuẩn bị Kỳ thi THPT Quốc gia

BHG - Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay sẽ diễn ra vào các ngày từ 24-26.6; như vậy, chỉ còn ít ngày nữa, các sĩ tử trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi mang tính quyết định sau 12 năm đèn sách. Tại huyện vùng cao Đồng Văn, các em đã chuẩn bị kiến thức; các ban, ngành tích cực chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ kỳ thi, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất lượng.

 

31/05/2019
Đại hội Hội VHNT huyện Xín Mần lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 – 2024

BHG - Sáng 30.5, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) huyện Xín Mần tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Dự Đại hội có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; lãnh đạo Hội VHNT tỉnh; đại diện các ban, ngành của huyện cùng 25 hội viên. Đại hội đã nghe báo cáo kết quả vận động thành lập Hội, thảo luận thông qua Điều lệ của Hội và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2019 – 2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như...

30/05/2019
Sở TT&TT Thanh Hóa trao đổi kinh nghiệm với Sở TT&TT tỉnh

BHG - Sáng 30.5, Đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh Hóa đã có buổi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tế với Sở TT&TT Hà Giang về kinh nghiệm triển khai điểm cầu trực tuyến tới các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các đơn vị viễn thông của 2 tỉnh. Tại buổi làm việc, đại diện Sở TT&TT Hà Giang chào mừng  đoàn công tác của Sở TT&TT Thanh hóa lên thăm, làm việc tại Hà Giang. Đây là dịp để 2 bên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước...

30/05/2019
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Chiến Phố linh hoạt trong giảng dạy văn hóa truyền thống

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ tỉnh về đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong trường học; Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Chiến Phố (Hoàng Su Phì) đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của địa phương; qua đó,  giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống cơ bản và hiểu thêm lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương, dân tộc.

 

29/05/2019