Đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong trường học tại Bắc Mê

11:07, 14/05/2019

BHG - Huyện Bắc Mê có trên 15 dân tộc cùng sinh sống; trước sự phát triển của xã hội với xu thế hội nhập quốc tế đã tạo nên sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Điều này cũng đặt ra những thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Bởi vậy, sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ tỉnh về việc việc “đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc vào giảng dạy trong trường học”, huyện Bắc Mê đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Tiết mục biểu diễn tiếng Mông của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học bán trú Giáp Trung (Bắc Mê).
Tiết mục biểu diễn tiếng Mông của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học bán trú Giáp Trung (Bắc Mê).

Nhằm đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống trở thành hoạt động thường xuyên, hiệu quả, huyện Bắc Mê đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiều giải pháp, như: Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa; đối với cấp Tiểu học, học sinh được trang bị những kỹ năng cần thiết để tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực học sinh. Đối với cấp THCS trang bị những kỹ năng cốt lõi, thiết thực như kỹ năng cảm thông, tư duy và phản biện xã hội, kỹ năng giao tiếp; tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có sự tham gia của cộng đồng... Qua đó, đã hình thành 37 Câu lạc bộ các làn điệu dân ca truyền thống; biên soạn thành công cuốn tài liệu có nội dung gắn liền với bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện.

Trước những khó khăn, như: Đội ngũ nghệ nhân có khả năng truyền dạy không còn nhiều do tuổi đã cao; những giá trị văn hóa, sản phẩm để lại không phong phú; đạo cụ, dụng cụ, vật phẩm có tính chất văn hóa truyền thống còn hạn chế... Đây được xem là thách thức và trở ngại bước đầu triển khai Nghị quyết 02 của BCH Đảng bộ tỉnh. Theo đồng chí Nguyễn Quang Sỹ, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: “Dưới sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của huyện và dựa trên những nền tảng sẵn có, Phòng đã đưa ra nhiều giải pháp, khích lệ sự sáng tạo trong mỗi trường học. Sau 3 năm triển khai việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống vào trong trường học đã giúp thay đổi nhận thức của đông đảo thầy, cô và học sinh, đặc biệt là giúp các em tự tin, phát huy được những năng khiếu của bản thân, có động lực hơn trong học tập...”.

Là một trong những trường có nhiều đổi mới và hiệu quả rõ nét nhất sau khi triển khai nghị quyết, cô Trần Thị Duyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học bán trú Giáp Trung cho biết: “Trường đã phân công các nhóm giáo viên phụ trách từng mảng và thành lập Câu lạc bộ “Em yêu làn điệu dân ca”. Để hiểu về các phong tục, nét đẹp dân tộc, các cô đưa học sinh về tìm hiểu, học tập tại gia đình và trực tiếp đến nhà các nghệ nhân học, đặc biệt khuyến khích học sinh tại các điểm trường học và về truyền dạy cho các bạn. Cùng với đó, trường tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa; sau quá trình triển khai đã tạo cho các em cảm giác hào hứng, tự hào, năng động và tự tin hơn trong các hoạt động ngoại khóa. Điều đáng mừng nhất, thông qua phong trào đã thu hút các em đến trường, ít có trường hợp học sinh cá biệt và chất lượng học tập được nâng lên; các em sôi nổi và tự tin hơn, giảm khoảng cách về tiếng nói và phong tục...”.

Việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02 của Đảng bộ tỉnh đã giúp định hướng cho thanh thiếu niên rèn luyện để trở thành những công dân tốt, nâng cao nhận thức của cộng đồng về nét đẹp văn hóa. Cùng với đó, đây đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt của các trường trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em

BHG - Xác định công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (TE) là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp và đã đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, TE từ 0-16 tuổi có gần 280 nghìn người, chiếm 32,2% dân số. Một trong những giải pháp được các sở, ngành và địa phương chú trọng là công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, giáo dục về Luật Trẻ em.

14/05/2019
Đồng Văn nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chợ

BHG - Thực hiện chủ trương của tỉnh về tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ để thúc đẩy giao thương hàng hóa gắn với phát triển kinh tế biên mậu, du lịch; những năm qua, huyện Đồng Văn đã đề ra các giải pháp nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ phiên, chợ biên giới. Trước đây, phần lớn các chợ phiên, chợ biên giới ở Đồng Văn hoạt động thiếu chuyên nghiệp, mất vệ sinh, công tác quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo, chưa có sự quan tâm đúng mức. 

14/05/2019
Khai giảng lớp bồi dưỡng chức danh phóng viên, biên tập viên hạng 3

BHG - Ngày 12.5, tại Đài PT – TH tỉnh, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng chức danh phóng viên, biên tập viên (PV, BTV) hạng 3, cho PV, BTV đang công tác tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

13/05/2019
Những điểm mới của Kỳ thi THPT Quốc gia 2019

BHG - Thông tư về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019 của Bộ GD-ĐT có một số thay đổi so với năm trước. Điểm mới đáng chú ý là thí sinh tự do, thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) được bố trí dự thi chung với thí sinh học chương trình giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi tại một số điểm thi do Giám đốc sở GD-ĐT quyết định. Tại các điểm thi đó, việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi không phân biệt thí sinh tự do, giáo dục thường xuyên hay học sinh phổ thông 12.

 

13/05/2019