Nét đẹp trong đón Tết cổ truyền của người La Chí

09:00, 28/01/2019

BHG - Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, khi những bông hoa đào chuẩn bị khoe sắc cũng là lúc các gia đình người La Chí bận rộn chuẩn bị đón Tết với những phong tục riêng như: Bữa cơm Tất niên giải xui, múc nước mới (hứng lộc đầu Xuân), tò mò chờ người xông nhà và tổ chức các trò chơi dân gian như đánh cù, ném còn giao duyên, đu quay thăng bằng...

Phụ nữ La Chí gói bánh Tết.
Phụ nữ La Chí gói bánh Tết.

Dịp Tết đối với người La Chí mang ý nghĩa thiêng liêng, là lúc làm mới lại mọi việc. Quanh năm suốt tháng, mọi người đều phải lo làm ăn để kiếm sống, cho nên dù cách xa đến mấy, họ cũng cố gắng trở về để đón Tết với gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau chuẩn bị cho ngày Tết, phụ nữ trong gia đình thì lo việc bếp núc, cỗ bàn, còn đàn ông lo sửa, dọn nhà cửa, bàn thờ gia tiên cho trang nghiêm, sạch đẹp...

Ném còn dao duyên trong dịp Tết.
Ném còn dao duyên trong dịp Tết.

Tết với nguời La Chí thực sự bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp, sáng 30, phụ nữ trong gia đình sẽ cùng gói bánh, bánh Tết của người La Chí cũng rất đặc biệt, thường được gói 2 kiểu, một kiểu bánh tét gù bằng lá dong và gói bằng lá chít hình nhọn có sừng (người La Chí gọi là bánh sừng trâu), thể hiện một năm mới sẽ no đủ và nhiều đàn trâu hơn. Khi nồi bánh trưng được nấu chín, người La Chí chuẩn bị bữa cơm Tất niên để giải xui cho năm cũ và cúng mời gọi tổ tiên về cùng con cháu đón Tết để báo cáo với tổ tiên một năm qua gia đình đã làm được những gì.

Cụ Vàng Thị Xá, xã Nà Khương (Quang Bình), chia sẻ: “Từ xưa người La Chí có quan niệm vào rạng sáng mùng 1 Tết nhà nào gà gáy sớm hơn, nhà nào dậy sớm múc nước mới nhanh hơn thì nhà đó làm việc gì cũng sẽ tốt và nhanh hơn nhà khác”. Nên sau bữa Tất niên, mọi người trong gia đình cùng nhau trò chuyện về năm cũ để rút kinh nghiệm làm ăn trong năm mới. Chờ đến rạng sáng mùng 1, khi gà gáy một lần người con trai trong gia đình sẽ dậy để chuẩn bị bữa cơm mừng năm mới, những người con gái sẽ cùng đi múc nước mới, tắm rửa nước mới, nhằm hứng lộc đầu năm cho cả gia đình và gột rửa mọi xui xẻo, buồn phiền của năm cũ...

Mâm cơm mùng 1 của người La Chí thường có thịt gà là món chính để xem lộc năm mới ở xương chân gà và những món ăn ngon, theo từng sở thích của mỗi người trong gia đình. Khi làm cơm xong, người con trai trưởng gia đình sẽ rót 12 ly rượu để đầu mâm và tất cả con cháu cùng nhau ngồi lạy ông bà, chúc ông, bà năm mới sức khỏe. Sau đó, cả gia đình cùng nâng ly chúc nhau năm mới nhiều may mắn. 12 ly rượu tượng trưng cho 12 con giáp, để mong ông, bà năm nào cũng luôn mạnh khỏe, gia đình năm nào cũng ăn nên làm ra... Đối với người La Chí, ngày mùng 1 Tết rất quan trọng, họ mở cửa để đón lộc năm mới, đón chờ người đến xông nhà đầu tiên là ai. Người La Chí không sắp xếp người xông nhà, mà hồi hộp chờ người đến chúc năm mới, họ quan niệm nếu người đàn ông đến xông nhà trước thì sẽ may mắn hơn.

Để cho mùa màng được tươi tốt, vạn vật sinh sôi phát triển, một năm mới nhiều may mắn và lộc đầy nhà, vào mùng 1 Tết, người La Chí thường kiêng kỵ những điều như: Không quét nhà, không dọn mâm nhằm giữ lại lộc đầu năm, không phơi quần áo ngoài trời, chỉ mở cửa chính, không mở cửa sổ tránh các vong hồn, điều xấu đi qua cửa phụ, đặc biệt không làm đổ vỡ đồ vật trong nhà... nhằm một khởi đầu năm mới bình yên, anh lành.

Người La Chí thường chơi Tết từ ngày 30 tháng Chạp cho đến hết Rằm tháng Giêng, dịp này họ thường tập trung ở một quả đồi rộng để cùng trò chuyện, hẹn hò, chơi các trò chơi dân gian như đu quay, đánh cù, ném còn giao duyên,... Những bộ áo, váy đẹp nhất sẽ được trưng diện vào dịp này, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là những gam màu của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cỏ may ngút ngàn, cùng với tiếng cót két của đu quay, tiếng cười vang rộn của lũ trẻ và những cặp đôi trai gái e thẹn bên kia đồi cùng ném còn giao duyên mừng năm mới...

Ngày nay, với sự phát triển, đổi thay mạnh mẽ của đời sống xã hội, cộng đồng người La Chí sống tập trung ở các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình vẫn luôn giữ được những nét đẹp trong phong tục Tết cổ truyền, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, tạo thêm sắc màu ngày Tết rực rỡ, ấm no và đoàn kết.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội chợ Xuân và Tết ấm yêu thương

BHG - Sáng 27.1, trường TH&THCS Tân Thành, xã Tân Thành (Bắc Quang) tổ chức Hội chợ xuân và Tết ấm yêu thương. Đến dự có lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn Bắc Quang, xã Tân Thành cùng toàn thể giáo viên, phụ huynh, học sinh trường TH&THCS Tân Thành.

27/01/2019
Đêm giao lưu thơ nhạc mừng Đảng mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019

BHG - Thiết thực Kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tối 25.1, Thư viện tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ thơ ca thành phố Hà Giang tổ chức Đêm giao lưu thơ, nhạc Mừng Đảng - Mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019. Tham dự, có đại diện Sở Văn hóa TT&DL, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; thành viên các Câu lạc bộ thơ ca trên địa bàn thành phố và đông đảo công chúng yêu thơ. Đêm giao lưu là hoạt động văn hóa văn nghệ thường niên được Thư viện tỉnh và các Câu lạc bộ thơ ca tổ chức...

26/01/2019
Trường Mầm non Yên Định đón Bằng công nhận đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I

BHG - Ngày 23.11, Trường Mầm non Yên Định (Bắc Mê) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I, giai đoạn 2019 -2024. Dự có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở GD&ĐT và UBND huyện. Sau khi chia tách từ Trường Tiểu học Yên Định, Trường Mầm non Yên Định đã không ngừng phấn đấu phát triển cả về chất lượng, số lượng và được đầu tư về cơ sở vật chất...

25/01/2019
Yên Minh, Quản Bạ tổ chức chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân

BHG - *Nhằm thiết thực kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2019) và chào Xuân mới Kỷ Hợi 2019; trên địa bàn huyện Yên Minh đã diễn ra một số hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của các ban, ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

24/01/2019