Hoàng Su Phì thực hiện hiệu quả Đề án 84 của UBND tỉnh

07:53, 09/11/2018

BHG - Các em học sinh đến trường đầy đủ hơn, được học tập trong môi trường giáo dục tốt, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và ứng xử, có điều kiện phát triển cả về thể lực và trí lực thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp, chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể… Đó là những kết quả tích cực từ Đề án 84 của UBND tỉnh “Chuyển học sinh Tiểu học từ điểm trường về trường chính” trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

Nhà lưu trú khang trang, sạch đẹp của học sinh Trường Tiểu học Bản Luốc khi chuyển về học tại trường chính.
Nhà lưu trú khang trang, sạch đẹp của học sinh Trường Tiểu học Bản Luốc khi chuyển về học tại trường chính.

Do địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác, vì vậy trên địa bàn huyện có nhiều trường Tiểu học phải thành lập các điểm trường ở những thôn xa trung tâm. Với số lượng điểm trường lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư hạn chế nên hầu hết các điểm trường Tiểu học đều thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Do đó, học sinh ở điểm trường hầu hết chỉ học 1 buổi trên ngày và ít được tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của địa phương.

Sau khi UBND tỉnh ban hành Đề án 84 về việc chuyển học sinh tiểu học từ các điểm trường về trường chính giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Hoàng Su Phì đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về những hiệu quả thiết thực của Đề án tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh. Rà soát, thống kê những trường có đủ điều kiện đảm bảo chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh khi chuyển từ điểm trường về trường chính; đồng thời xem xét độ tuổi học sinh chuyển về trường chính đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.

UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo lộ trình từng năm học để đảm bảo chỗ ăn, ở và các điều kiện sinh hoạt cho học sinh khi chuyển về trường chính. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để đầu tư xây dựng, sửa chữa phòng học, nhà lưu trú, bếp ăn, nhà vệ sinh cho các nhà trường.

Đồng chí Nguyễn Hải Vịnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoàng Su Phì cho biết: Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường học chủ động tham mưu cho UBND các xã, thị trấn ban hành kế hoạch chuyển học sinh từ điểm trường về trường chính theo từng năm học. Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Phân công đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tốt việc dạy học 2 buổi/ngày và các hoạt động ngoại khóa, phân công lịch trực học sinh 24/24 giờ tại trường. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống và đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại các trường học; các hoạt động trải nghiệm, các loại hình thư viện… để các em học sinh có điều kiện phát triển tốt nhất cả về thể lực và trí lực. Hiệu quả nhìn thấy rõ rệt đó là chất lượng học tập, năng lực, phẩm chất cũng như các kỹ năng sống của học sinh được nâng cao, rèn luyện tính tự lập, tự tin trong giao tiếp, tỷ lệ chuyên cần tại các nhà trường luôn đạt cao, trên 98%.

Trường Tiểu học Bản Luốc, mặc dù còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động huy động các nguồn lực xã hội hóa để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh khi chuyển từ điểm trường về học tại trường chính. Đến nay, nhà trường đã sáp nhập được 3 điểm trường về trường chính, kêu gọi tài trợ xây dựng được 1 nhà lưu trú cho học sinh, tạo nơi ăn, chỗ ở cho 60 em bán trú. Thầy Nguyễn Duy Kiệt, Hiệu trường nhà trường cho biết: Năm học 2018 – 2019, nhà trường đã chuyển được 36 em tại 2 điểm trường Bình An và Cao Sơn về học tại trường chính. Nhờ sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền xã trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nên trong quá trình thực hiện luôn nhận được sự đồng thuận cao từ phía phụ huynh học sinh. Cho đến nay, việc học tập đã dần ổn định và đi vào nề nếp, các em luôn hào hứng, sôi nổi trong giờ học cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa...

Năm học 2018 – 2019, toàn huyện Hoàng Su Phì chuyển được 61 lớp với tổng số 645 học sinh về trường chính. Từ đầu năm đến nay, huyện đã kêu gọi xã hội hóa với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa phòng lớp học, nhà lưu trú, bếp ăn và các trang thiết bị dạy học khác cho các cơ sở giáo dục. Qua việc chuyển các em về trường chính, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tỷ lệ huy động học sinh đến lớp và duy trì chuyên cần đạt trên 98%...

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sở Văn hóa TT&DL khảo sát tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc

BHG - Ngày 29.10, Đoàn công tác Sở Văn hóa TT&DL do đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa TT&DL làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát hiện trạng một số khu vực dự kiến tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc. Cùng đi có đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Sơn (Hà Nội) và lãnh đạo huyện Mèo Vạc.

30/10/2018
Lễ đặt tên Trưởng thành - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông

BHG - Tỉnh ta có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nét sinh hoạt riêng; được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó, Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông là nét văn hóa đặc sắc vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Việc làm Lễ đặt tên Trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng với người con trai dân tộc Mông, nó đánh dấu sự trưởng thành và có một cái tên mới với dòng họ, cộng đồng; cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông được tuân thủ theo những quy định, cách làm của các thế hệ ông cha đi trước thì mới được Tổ tiên và dòng họ công nhận. Người con trai muốn làm Lễ đặt tên Trưởng thành thì phải có độ tuổi từ 20 trở lên và đã có con đầu lòng. 

27/10/2018
Phố chợ cổ Đồng Văn cần những giá trị truyền thống để hướng tới tương lai

BHG - Phố chợ cổ Đồng Văn từng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trên Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hấp dẫn bởi kiến trúc, quy hoạch xưa và đặc biệt hấp dẫn bởi một thời đây là không gian văn hóa chợ nổi tiếng, độc đáo và thơ mộng nhất trên đất Hà Giang.     Tôi còn nhớ hơn chục năm trước, khi lên Đồng Văn trong buổi sớm se lạnh cuối Thu, ánh nắng sớm chiếu vào phố chợ cổ Đồng Văn như tạo nên một bức tranh đẹp đến xao lòng. Nắng vàng vờn trên những mái ngói nhuốm màu thời gian, sắc mầu trang phục của đồng bào các dân tộc xuống chợ là những điều còn đọng mãi trong tôi và biết bao người đã từng đến đây. 

26/10/2018
Hiệu quả từ Chương trình "Nâng bước em tới trường"

BHG - Tỉnh ta có 6 huyện biên giới đặc biệt khó khăn; cuộc sống của người dân thiếu thốn đủ bề… nên 12 Đồn Biên phòng (ĐBP) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động gắn bó với đồng bào. Một trong những hoạt động đầy tính nhân văn - đó là Chương trình "Nâng bước em tới trường". Là tỉnh có gần 300 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc, đời sống KT-XH còn nhiều khó khăn; trên địa bàn còn không ít trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Cha, mẹ mất sớm hoặc cha mất, mẹ đi lấy chồng bên nước bạn, đi lao động không trở về… Vì thế, sự chung tay, hỗ trợ của các ĐBP cùng các tấm lòng hảo tâm, giúp trẻ đặc biệt khó khăn ở các địa phương có ý nghĩa rất thiết thực. 

 

09/11/2018