Lễ đặt tên Trưởng thành - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông

21:59, 27/10/2018

BHG - Tỉnh ta có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nét sinh hoạt riêng; được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó, Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông là nét văn hóa đặc sắc vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Việc làm Lễ đặt tên Trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng với người con trai dân tộc Mông, nó đánh dấu sự trưởng thành và có một cái tên mới với dòng họ, cộng đồng; cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Người con trai muốn đặt tên phải làm mâm cỗ xin phép Tổ tiên và bố mẹ hai bên nội, ngoại.                              Ảnh: HOÀNG TUYẾN
Người con trai muốn đặt tên phải làm mâm cỗ xin phép tổ tiên và bố mẹ hai bên nội, ngoại. Ảnh: HOÀNG TUYẾN

Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông được tuân thủ theo những quy định, cách làm của các thế hệ ông cha đi trước thì mới được Tổ tiên và dòng họ công nhận. Người con trai muốn làm Lễ đặt tên Trưởng thành thì phải có độ tuổi từ 20 trở lên và đã có con đầu lòng. Sau khi đã chọn được ngày lành, tháng tốt thì phải đi thông báo cho bố mẹ vợ và dòng họ biết. Trước khi làm lễ, người con trai sẽ làm một mâm cỗ  đầu, gồm: Một con gà, một chai rượu và được đặt ở vị trí dưới bàn thờ để xin phép Tổ tiên, bố mẹ hai bên nội, ngoại để được đặt tên mới mà mình tự chọn. Sau khi được sự đồng ý đặt tên mới, người con trai mổ tiếp một con lợn khoảng 50 kg trở lên để làm mâm cỗ thứ hai mời bố mẹ cùng hai bên nội, ngoại và họ hàng cùng ăn. Sau khi ăn xong, người con trai chắp tay quỳ lạy Tổ tiên, bố mẹ hai bên để thông báo từ nay đã có tên mới.

Nghi thức chắp tay quỳ lạy trong Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông, thể hiện lòng thành kính Tổ tiên và bố mẹ hai bên nội, ngoại.        Ảnh: HẢI SƠN
Nghi thức chắp tay quỳ lạy trong Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông, thể hiện lòng thành kính tổ tiên và bố mẹ hai bên nội, ngoại. Ảnh: HẢI SƠN

Để tỏ lòng thành kính, sau khi hai bên gia đình nội, ngoại và họ hàng cùng nhau ăn cơm xong; người con trai được đặt tên lấy 4 cái chén, 1 túi cơm, 1 chai rượu, 1 con gà chín, một cái thìa bằng gỗ, 1 cái đuôi lợn, 1 đùi lợn khoảng 5 kg đặt vào trong quẩy tấu cho họ hàng bên ngoại rồi tiễn bên ngoại về. Khi đến ngã 3 đường, hai bên gia đình sẽ lấy một ít đồ ăn để vào cái thìa gỗ rồi cúng xin phép các thần linh, mong muốn các thần linh phù hộ cho đi lại được bình an. Sau khi cúng xong, hai bên gia đình nội, ngoại sẽ đem những thức ăn chín mang theo cùng ăn uống rồi chia tay.

Trong Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông, nghi thức quan trọng nhất trong buổi lễ là người được đặt tên mới chắp tay quỳ lạy Tổ tiên và bố mẹ hai bên nội, ngoại. Nghi thức này nhằm báo cáo tên mới với tổ tiên, bố mẹ hai bên nội ngoại và họ hàng. Đồng thời thể hiện lòng thành kính của người được đặt tên mới. Theo quan niệm của dân tộc Mông, khi người con trai được làm Lễ đặt tên Trưởng thành có nghĩa là làm đám cưới cho người con trai đó, còn lúc cưới vợ là cưới cho người vợ. Đồng thời, người con trai sẽ khẳng định được mình là người đã trưởng thành, có gia thế ổn định, có vai vế trong gia đình, dòng tộc và được sự tôn trọng của cộng đồng.

Đồng chí Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Dân tộc Mông chiếm gần 80% dân số toàn huyện. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc; trong đó, có Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân bài trừ các hủ tục, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống; tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo an vệ sinh an toàn thực phẩm… Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông là một trong những nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa sâu sắc, rất cần được giữ gìn và phát huy.

Thúy Hòa (Trường Chính trị tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phố chợ cổ Đồng Văn cần những giá trị truyền thống để hướng tới tương lai

BHG - Phố chợ cổ Đồng Văn từng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trên Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hấp dẫn bởi kiến trúc, quy hoạch xưa và đặc biệt hấp dẫn bởi một thời đây là không gian văn hóa chợ nổi tiếng, độc đáo và thơ mộng nhất trên đất Hà Giang.     Tôi còn nhớ hơn chục năm trước, khi lên Đồng Văn trong buổi sớm se lạnh cuối Thu, ánh nắng sớm chiếu vào phố chợ cổ Đồng Văn như tạo nên một bức tranh đẹp đến xao lòng. Nắng vàng vờn trên những mái ngói nhuốm màu thời gian, sắc mầu trang phục của đồng bào các dân tộc xuống chợ là những điều còn đọng mãi trong tôi và biết bao người đã từng đến đây. 

26/10/2018
Miên man những sắc màu trên Cao nguyên đá

BHG - Lên Cao nguyên đá Hà Giang đúng thời điểm mùa Tam giác mạch (TGM) bung hoa, bạn sẽ bị choáng ngợp giữa những rừng hoa bạt ngàn. Khắp sườn núi đá tai mèo, dưới những thung lũng, người dân  gieo trồng nhiều Tam giác mạch và đến khi hoa nở, du khách mới ngẩn ngơ trước sắc thắm miên man. Cứ mỗi độ tháng 10, vào lúc cuối Thu, đầu Đông; ấy là lúc Hà Giang lại trở thành điểm hẹn du lịch được nhiều người lựa chọn, bởi lúc này đang là thời kỳ hoa TGM nở rộ, khoe sắc rực rỡ. Dọc con đường Hạnh phúc (Quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua bốn huyện Cao nguyên đá: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn...

26/10/2018
Hoàng Su Phì chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

BHG - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện Hoàng Su Phì đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động, giúp người dân cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững. Để công tác ĐTN đi vào thực chất và phát huy hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp – PTNT, Phòng Lao động – TBXH và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, các tổ chức chính trị - xã hội rà soát, thống kê nhu cầu học nghề theo từng lĩnh vực cụ thể; từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, dạy nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động. 

23/10/2018
Đại hội đại biểu Chi hội Cựu giáo chức Văn phòng Sở GD&ĐT lần II

BHG - Sáng 21.10, Chi hội Cựu giáo chức Văn phòng Sở GD&ĐT tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2018-2023. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Hội Cựu giáo chức tỉnh và hội viên Chi hội. Chi hội Cựu giáo chức Văn phòng Sở GD&ĐT có 80 hội viên; trong nhiệm kỳ qua, Chi hội đã thực hiện tốt công tác chăn lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên. 

22/10/2018