Mèo Vạc làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục

08:38, 05/09/2018

BHG - Nằm trên Cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc là một trong những huyện có điều kiện KT-XH khó khăn nhất của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao; nhưng huyện Mèo Vạc luôn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đặc biệt là huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học.

Cô, trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Sủng Trà được dạy và học trong nhà lớp học mới.
Cô, trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Sủng Trà được dạy và học trong nhà lớp học mới.

Xác định, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh quan tâm chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị trường học làm tốt công tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, huyện Mèo Vạc luôn chú trọng đến bố trí ngân sách đầu tư xây dựng, tu sửa trường, lớp học ngay trong dịp Hè. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các trường học chủ động làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng việc kêu gọi, kết nối với các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, ủng hộ xây dựng phòng học tại các điểm trường, trao tặng bàn ghế, quần áo, sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh. Vì vậy, trong 3 năm qua, số kinh phí các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đạt hơn 47 tỷ đồng; trong đó năm 2015 đạt 14,32 tỷ đồng, năm 2016 đạt 18,059 tỷ đồng và năm học 2017-2018 đạt 15, 566 tỷ đồng, đã góp phần giảm bớt những khó khăn về thiếu phòng học. Từ hoạt động này, đã xuất hiện nhiều trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, như: Trường Mầm non Tát Ngà, Trường Mầm non Khâu Vai, Trường Tiểu học Lũng Pù, Trường THCS Giàng Chu Phìn,... Trường Tiểu học Tả Lủng đã duy trì tốt kết nghĩa với Trường Tiểu học Tiền Phong (Gia Lâm, Hà Nội) để kết nối sự hỗ trợ về công tác giáo dục; nhân dân xã Nậm Ban đã đóng góp nhiều ngày công tu sửa điểm trường học và hỗ trợ rau nấu ăn cho học sinh bán trú.

Một điểm nổi bật nữa về công tác xã hội hóa giáo dục, đó là năm học 2016-2017, Mèo Vạc là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai xây dựng lớp học “Ươm mầm tương lai” tại Trường Tiểu học thị trấn Mèo Vạc, cho 10 học sinh tiểu học của các xã, thị trấn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ. Ngoài việc sử dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện còn kêu gọi các cơ quan, đơn vị đóng góp được 266 triệu đồng để giúp đỡ nuôi dưỡng các em. Đến nay, sau 2 năm học triển khai, các em học sinh học tập đã có nhiều tiến bộ, trong đó có 3 học sinh được tuyển vào học lớp 6 tại Trường PTDT nội trú Mèo Vạc. Từ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của các trường trên địa bàn huyện về cảnh quan trường lớp, điều kiện dạy và học của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Đồng chí Lâm Quang Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc, cho biết: “Phát huy kết quả công tác xã hội hóa giáo dục những năm học vừa qua, ngay trong dịp nghỉ Hè năm 2018, huyện đã tiến hành tu sửa, làm mới 22 công trình nhà lớp học với kinh phí 7.449.540.900 đồng. Tính đến cuối tháng 8. 2018, huyện vẫn còn 21 điểm trường cần xây dựng mới, 27 điểm trường cần sửa chữa và thiếu 1.200 bộ bàn ghế học sinh. Trước tình hình đó, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Mèo Vạc cũng đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu văn bản đề xuất với các sở, ngành của tỉnh và quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) giúp đỡ kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học”. Được biết, song song với ban hành văn bản kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các đồng chí: Trần Quang Minh, Bí thư Huyện ủy; Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, đều chủ động liên hệ đề xuất các doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giúp đỡ hỗ trợ mua được 290 bộ bàn ghế, 40 chiếc gường tầng, 100 bộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập,… với kinh phí gần 1 tỷ đồng, kịp thời chuyển đến các đơn vị trường học trong tháng 8.2018.

Một năm học mới sắp bắt đầu. Hy vọng với cách làm chủ động, tích cực của huyện Mèo Vạc trong công tác xã hội hóa giáo dục sẽ làm điểm tựa vững chắc để các thầy, cô giáo và các em học sinh huyện nhà quyết tâm thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, phấn đấu đạt được nhiều thành tích cao trong năm học 2018-2019.

Bài, ảnh: Quỳnh Lưu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ chú trọng đầu tư, nâng cấp nhà vệ sinh các trường học

BHG - Bước vào năm học mới, các trường học trên địa bàn huyện Quản Bạ đang tập trung tu sửa cơ sở vật chất. Đặc biệt, thời gian qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh (NVS) cho các trường học; nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là hoạt động có ý nghĩa, khi trên địa bàn có số lượng lớn học sinh ở bán trú. Đến thăm Trường THCS Tam Sơn (thị trấn Tam Sơn), là trường chuẩn cấp Quốc gia; bước vào năm học mới 2018 - 2019...

31/08/2018
Huyện Quang Bình tổ chức chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9

BHG - Tối ngày 30.8, huyện Quang Bình tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào mừng Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng 8 (19.8.1945 – 19.8.2018) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2018). Đến dự có lãnh đạo huyện Quang Bình cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn. Với chủ để "Tự hào Tổ quốc Việt Nam", chương trình nghệ thuật đem đến cho khán giả nhiều tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, được chuẩn bị kỹ lưỡng...

31/08/2018
Ngành GD&ĐT huyện Xín Mần triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

BHG - Ngày 29.8, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Xín Mần tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Năm học 2017 - 2018, Ngành GD&ĐT huyện Xín Mần đã triển khai thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trọng tâm của năm học, với nhiều biện pháp cụ thể phù hợp với chỉ đạo của cấp trên và bám sát tình hình thực tế của địa phương. Công tác quản lý của các trường đảm bảo, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng nâng cao về chất lượng, chủ động trong điều hành...

30/08/2018
Khởi nghiệp từ Mô hình Dịch vụ du lịch ở Xín Mần

BHG - Khởi nghiệp không bao giờ muộn với những ai có ý chí, quyết tâm mong muốn thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương và xã hội - điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của chị Phạm Thị Cúc. Chị Phạm Thị Cúc, sinh năm 1984, tại huyện Bắc Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Thái Nguyên, chị trở về quê bươn trải nhiều nghề, nhưng thu nhập không đảm bảo. Năm 2010, chị quyết định lên Xín Mần lập nghiệp...

30/08/2018