Hà Giang

Về Phương Độ ngủ nhà sàn, ăn cá nướng

08:00, 15/07/2018

BHG - Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 4km, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang là một điểm dừng chân thú vị cho du khách mỗi dịp đến với mảnh đất Hà Giang. Xã Phương Độ được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ bởi nhiều sông suối và rừng núi… Với dân số chủ yếu là người Tày và người Dao, xã Phương Độ còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của hai tộc người này.

Đến Phương Độ được trải nghiệm kiến trúc nhà sàn, nơi sinh sống nhiều đời nay của người Tày, người Dao. Những ngôi nhà sàn ở Phương Độ gần như vẫn giữ được những nét kiến trúc thể hiện lối sống của người Tày và Dao ở mảnh đất này. Các thôn người Tày ở vùng thấp, gồm: Thôn Lúp, Thôn Tha, Hạ Thành, Tân Tiến với những nếp nhà sàn mái cọ vẫn được người Tày giữ nguyên vẹn. Nét đặc sắc nhất về kiến trúc nhà sàn của Phương Độ đó là sự kết hợp của quần thể nhà sàn, vườn, ao cá tạo một không gian thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Riêng 3 bản người Dao: Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài có đặc điểm khí hậu gần sát đỉnh cao Tây Côn Lĩnh nên quanh năm mát mẻ, mây mù từ sáng tới tối; các mái cọ lâu năm của bà con được phủ một lớp rêu xanh đặc hữu khó gặp ở những vùng khác.

Nhà sàn thôn Hạ Thành, xã Phương Độ.
Nhà sàn thôn Hạ Thành, xã Phương Độ.

Hiện nay trên địa bàn xã Phương Độ, bà con ở các thôn bản đã mở dịch vụ phục vụ du khách có nhu cầu lưu trú khi tới nơi đây. Các thôn văn hóa du lịch như: Thôn Tha, Hạ Thành, Nà Thác đều có những Homestay đủ tiêu chuẩn, sạch, đẹp mà vẫn giữ nguyên những giá trị về kiến trúc và văn hóa bản địa. Ngủ nhà sàn Phương Độ là một trải nghiệm không gian yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên của con người miền núi và thưởng thức những nét văn hóa bản địa còn lưu trữ nơi đây. Vùng người Tày Phương Độ là một trong những vùng Tày cổ lưu trú trên 800 năm ở địa bàn Hà Giang. Người Tày nơi đây vẫn còn giữ được những nét riêng về văn hóa bản địa như: Sinh sống trong nhà sàn mái cọ với “linh hồn” là bếp lửa giữa nhà không bao giờ tắt. Sinh hoạt văn hóa đặc sắc với lễ hội Lồng Tông vào tháng Giêng hàng năm, hội Lẩu then Bjooc Mạ vào tháng 3 âm lịch, các làn điệu Then, Cọi, Lượn vẫn được duy trì trong các dịp lễ, tết và đám cưới của đồng bào Tày.

Du khách nước ngoài chụp ảnh với gia đình người Dao tại thôn Nà Thác.
Du khách nước ngoài chụp ảnh với gia đình người Dao tại thôn Nà Thác.

Người Dao áo dài sống trên ba thôn vùng cao của xã trong những ngôi nhà sàn dựa lưng vào dãy núi Tây Côn Lĩnh từ hơn 300 năm nay. Ở đo, hàng năm họ diễn xướng những nghi lễ đặc sắc của dân tộc mình như: Lễ Cấp sắc, nghi lễ khẳng định sự trưởng thành của một người đàn ông người Dao; lễ cưới mang nhiều màu sắc bản địa; lễ Ma khô, một nghi thức tâm linh đưa người quá cố về với tổ tiên và Bàn Vương; lễ Cúng làng một tập tục từ xa xưa của người Dao thể hiện sự gắn kết giữa con người và tự nhiên…

Người Tày và người Dao ở Phương Độ có nét riêng về ẩm thực gắn với đặc thù sông suối và núi rừng. Các món ăn của bà con nơi đây được chế biến từ nguyên liêu tự nhiên, là những sản vật dân dã như rau rừng, cá suối. Đặc biệt các món nướng được bà con chế biến đơn giản mà hương vị khác lạ. Phương Độ có một đặc sản nức tiếng xưa nay là cá Bỗng, loài cá sinh trưởng chậm nhưng thịt ngon, ngọt và chắc, có thể chế biến thành nhiều món như nướng, làm gỏi, nấu canh măng chua. Thảo quả và chè Shan tuyết cũng là những sản phẩm không thể bỏ qua của Phương Độ.

Cầu treo Khuổi My giữa thiên nhiên hùng vỹ.
Cầu treo Khuổi My giữa thiên nhiên hùng vỹ.

Hệ thống canh tác ruộng lúa nước ở ba thôn vùng cao Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài của xã Phương Độ chỉ xếp sau hệ thống ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì. Hằng năm vào mùa nước đổ và mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang làm say lòng bao du khách ưa khám phá cái đẹp.

Thiên nhiên ưu ái, con người hiền hòa hiếu khách là những gì mà du khách sẽ được trải nghiệm khi đến với mảnh đất Phương Độ. Hiện nay các công ty du lịch đã khai thác các tour khám phá cuộc sống và thiên nhiên của Phương Độ thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới mảnh đất này.

Bài, ảnh: Trọng Toan

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Tuổi hoa" với những hàng rau trên phố

BHG - Chậm bước xuống cuối ngõ phố, khẽ gạt nước mắt, bé gái nghẹn ngào nói với người thân: "Cháu vừa bị bắt hết rau rồi!". "Sao cháu không nói mẹ ốm, cần tiền bán rau để mua thuốc mà xin các chú!" (chú – cán bộ Quản lý trật tự đô thị (QLTTĐT) – PV). Chứng kiến câu chuyện trên của cháu Nguyễn Thị Niên, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang (TPHG) nhiều người không khỏi chạnh lòng. 

30/06/2018
Đồng Văn: Thu hút trên 127 nghìn lượt khách đến tham quan du lịch

BHG - Là huyện vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, trong thời gian qua huyện Đồng Văn đã tăng cường chỉ đạo các ngành chuyên môn tích cực thực hiện các nhiệm vụ nhằm thu hút khách tham quan du lịch. Để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong 6 tháng qua trên địa bàn huyện đã tổ chức các sự kiện như: Ngày chạy Olympic, Lễ hội Khèn Mông lần thứ V, giải Marathon Quốc tế... thu hút được 127.951 lượt khách, trong đó có 12.732 lượt khách là người nước ngoài.

 

29/06/2018
Quang Bình sôi nổi các hoạt động hè cho thanh, thiếu nhi

BHG - Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh, thiếu nhi trong dịp hè, Huyện đoàn Quang Bình đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, thể dục, thể thao và các lớp năng khiếu Hè thu hút đông đảo thanh, thiếu nhi tham gia. Có mặt tại lớp truyền dạy văn hóa truyền thống cho thanh, thiếu nhi tại xã Xuân Giang những ngày này; chúng tôi cảm nhận rõ không khí hào hứng, hăng say luyện tập của các em...

29/06/2018
Bồi dưỡng kỹ năng đặt tít, viết sa pô

BHG - Trong 2 ngày 26 - 27.6, tại Hà Nội, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp Bồi dưỡng kỹ năng đặt tít, viết sa pô cho hơn 30 phóng viên, Biên tập viên đến từ các báo Trung ương và địa phương.Các học viên tham gia lớp Bồi dưỡng được PGS - TS Hà Huy Phượng, Phó Trưởng khoa báo - Học viện Báo chí và tuyên truyền phổ biến, truyền đạt các kỹ năng đặt tít, rút tít, kỹ năng viết sa pô

28/06/2018