"Ngọn lửa" trong trang phục người phụ nữ Pà Thẻn

08:47, 02/05/2018

BHG - Trong số các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam, có lẽ phụ nữ dân tộc Pà Thẻn là những người sở hữu những chiếc áo váy sặc sỡ nhất. Người Pà Thẻn hiện có khoảng trên 7.000 người, chủ yếu sinh sống ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang và một số ít sống ở tỉnh Tuyên Quang. Đây là dân tộc còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đặc biệt, Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn là một sinh hoạt văn hóa cực kỳ độc đáo, ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn và hấp dẫn.

Phụ nữ Pà Thẻn trong ngày hội.
Phụ nữ Pà Thẻn trong ngày hội.

Dân tộc Pà Thẻn thuộc ngữ hệ Mông – Dao, những dân tộc nằm trong ngữ hệ này đều có trang phục rất sặc sỡ, khiến chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Riêng với phụ nữ Pà Thẻn, có lẽ sắc màu rực rỡ của bộ trang phục phụ nữ như là “ngôn ngữ” sống động nói thay cho những cô gái có lối sống thiên về hướng nội. Những bộ trang phục ấy khi hòa trong lễ hội, nó giống như ngọn lửa rực sáng bản sắc dân tộc Pà Thẻn.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở xã Tân Lập, Bắc Quang.
Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở xã Tân Lập, Bắc Quang.

Trang phục của người Pà Thẻn chủ đạo nhất vẫn là đỏ, đen và trắng, trong đó điểm nhấn vẫn là màu đỏ rực rỡ. Phụ nữ Pà Thẻn rất giỏi dệt vải, thêu thùa. Đây có lẽ là một trong những điểm quan trọng để mỗi chàng trai khi tìm vợ nhìn vào mỗi cô gái. Chính vì thế, khi bước chân vào mỗi nhà người Pà Thẻn, ta dễ dàng bắt gặp bộ khung cửi dệt vải với những người phụ nữ rất cần mẫn, trầm lặng, tận dụng các thời gian rỗi trong ngày để dệt vải, may áo váy.

Trong bộ trang phục với sắc đỏ chủ đạo từ đầu đến gối của người Pà Thẻn ở Hà Giang, chúng ta dễ bị hút hồn bởi chiếc khăn cuốn trên đầu rất to, giống như chiếc nón với những sợi vải bông nhiều màu sắc buông xuống hai bên má trông rất điệu đà. Kế đến là chiếc áo với sắc đỏ sặc sỡ xen màu đen, trắng, áo với 2 vạt, khi khoác lên thì vạt phải đè chéo lên vạt trái. Tiếp đến là chiếc váy dạng như váy đụp của người Kinh, nhưng được gấp nhiều nếp vòng quanh. Tấm áo, váy của người Pà Thẻn giống như là một tổ hợp ghép của nhiều mảnh vải đơn thuần, trong đó đặc biệt một số mảnh vải có thêu hoa văn khá độc đáo, được điểm ở những vị trí như ngực, tay, vai, hông... làm tăng thêm nét đẹp và cầu kỳ của bộ trang phục. Tùy vào khả năng thẩm mỹ, sự khéo léo, cầu kỳ của từng người mà chiếc áo của phụ nữ Pà Thẻn sẽ có sự tinh sảo khác nhau, tuy rằng vẫn có một sự đồng nhất đó là sự chủ đạo của sắc đỏ. Giữa thân váy phụ nữ Pà Thẻn còn có dây thắt lưng làm bằng vải, với 2 loại là màu đen hoặc màu trắng. Màu trắng thường dùng cho dịp lễ hội hoặc đi chơi.

Với sự sặc sỡ, đa dạng trên một chiếc áo váy, một người có thể phải mất hàng tháng trời để có thể hoàn thiện một chiếc áo váy và khăn. Truyền thống của người Pà Thẻn là dệt và tự tay thêu, may từng chi tiết. Nhưng, thật đáng quý là trong thời kỳ công nghiệp, máy móc phát triển như hiện nay, rất nhiều người Pà Thẻn vẫn kiên trì với lối dệt thổ cẩm và thêu may bằng tay. Vì thế, để có thể làm được một bộ váy áo cũng phải mất rất nhiều thời giờ, công sức cầu kỳ, có khi hàng tháng trời. 

Lễ hội Nhảy lửa, là Lễ hội lớn nhất và là điểm nhấn quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của người Pà Thẻn. Màu lửa, than đỏ có sự tương đồng với màu áo của người phụ nữ Pà Thẻn. Trong đống lửa than rực đỏ giữa trời tối, những người đàn ông Pà Thẻn đầy dũng khí lao vào nhảy, đạp lên sức nóng của than, gợi hình ảnh huyền bí về một thuở hồng hoang. Giữa màn nhảy lửa ấy, người ta thường thấy những sắc đỏ, đen và trắng là những màu chủ đạo. Và phải chăng, những màu sắc ấy được người Pà Thẻn diễn tả vào trang phục của người phụ nữ, như thể hiện một quan niệm nào đó về cuộc sống, về ước vọng chinh phục sức mạnh thiên nhiên của người Pà Thẻn. Phải chăng cũng vì thế nên phụ nữ trở thành người “giữ lửa”, giữ truyền thống trong mỗi ngôi nhà người Pà Thẻn.

Bài, ảnh: Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo sinh kế cho người dân từ phát triển du lịch cộng đồng

BHG - Hoàng Su Phì – mảnh đất miền Tây đầy nắng, gió của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Ngoài danh lam, thắng cảnh ruộng bậc thang kỳ vĩ, nơi đây còn có những đồi chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, những đỉnh núi cao trên 2 nghìn m so với mực nước biển và nhiều cung đường hiểm trở, thuận tiện cho việc phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá. Những yếu tố đó đã, đang trở thành lợi thế riêng, giúp địa phương mở hướng phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), tạo sinh kế cho người dân.

 

30/04/2018
Khai mạc Lễ hội Khèn Mông huyện Đồng Văn lần thứ V, năm 2018

BHG - Tối 29.4, huyện Đồng Văn đã tổ chức Lễ hội khèn Mông lần thứ V, năm 2018. Dự buổi lễ có các  đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Việt Hùng, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Đảng; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Đồng Văn cùng đông đảo người dân và du khách.

30/04/2018
Các huyện tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày giải phóng miền Nam 30.4 và Ngày Quốc tế Lao động 1.5.

BHG - *Tối 26.4, tại sân vận động huyện Yên Minh, Trung tâm VH,TT&DL huyện phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30.4.1975-30.4.2018) và Ngày Quốc tế Lao động 1.5. Đến dự có đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND; các ban, ngành, đoàn thể; đoàn viên, thanh niên và đông đảo nhân dân trên địa bàn. Chương trình có sự tham gia của các nam, nữ diễn viên, đoàn viên, thanh niên các Chi đoàn trực thuộc. Với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ngày đại thắng 30.4, về người cán bộ, chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam… 

27/04/2018
Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam

BHG - Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh, tuy chỉ tồn tại trong 12 năm (968 - 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đây là Nhà nước đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã... tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.

27/04/2018