Xín Mần chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc năm học

07:06, 21/04/2015

BHG- Năm học 2014 – 2015, toàn ngành Giáo dục huyện Xín Mần có 59 đơn vị trường học. Trong đó, ngành học Mầm non 20 trường; Tiểu học 11; Phổ thông cơ sở 1; Trung học cơ sở 9; PTDT bán trú 16 và PTDT Nội trú 2. Thời gian này, tất cả các trường học, ngành học trong huyện đang tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh để chuẩn bị thi và đánh giá kết quả việc: Dạy và học của cả thầy và trò trong một năm học.

Thế hệ tương lai ở Xín Mần. Trong ảnh: Học sinh xã Bản Ngò trong ngày hội.
Thế hệ tương lai ở Xín Mần. Trong ảnh: Học sinh xã Bản Ngò trong ngày hội.

Qua khảo sát thực tiễn công việc dạy của thầy và việc học của trò tại các trường học trên địa bàn huyện Xín Mần cho thấy, cả thầy và trò đều phải cố gắng rất lớn mới theo kịp được các nội dung “đổi mới” mà ngành Giáo dục đặt ra cho năm năm học (2014 – 2015). Liên quan nhiều nhất đến nội dung “Đổi mới” giáo dục toàn diện là các lớp đào tạo hệ Tiểu học và THCS. Còn ở hệ đào tạo tại các trường THPT, trước kỳ thi tốt nghiệp năm học này cũng có nhiều điểm thay đổi, đặc biệt là thay đổi trong tư duy lựa chọn của học sinh. Khảo sát tại vài trường cho thấy, sự thay đổi lớn nhất là tỷ lệ học sinh tham gia đăng ký thi tốt nghiệp và dự thi đại học, cao đẳng hoặc thi vào các trường nghề có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Tâm lý “nặng” về thi đại học hoặc cao đẳng đã giảm nhiều so với các năm học trước. Thay vào đó là sự lựa chọn thi tốt nghiệp rồi “tìm nghề” để học đã trở nên khá phổ biến. Tâm lý “không nhất thiết phải chọn” học đại học hoặc chọn học cao đẳng mới có tương lai tốt đã giảm rất nhiều so với các năm học trước đây. Sự lựa chọn thi tốt nghiệp rồi tìm học nghề đã làm giảm áp lực đối với hầu hết các học sinh đang theo học trong các trường THPT. Tìm hiểu sơ bộ cho thấy, tại Trường THPT thị trấn Cốc Pài, trong kỳ thi này có 195 em đủ tiêu chuẩn dự các kỳ thi. Trong đó, chỉ có 30 em đăng ký dự thi vào các trường đại học. Các thầy cô giáo cho biết, khả năng các em đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng vẫn còn có thể giảm nữa. Số học sinh không đăng ký thi đại học, cao đẳng cũng đang tập trung vào học ôn luyện để thi tốt nghiệp sau đó chọn nghề để học, tìm việc làm ngay sau ra trường. Các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường cho biết, mùa thi năm nay các em đã tự lượng được sức mình để định hướng tương lai. Cho đó là sự lựa chọn rất cần thiết khi mà xã hội đã ngày một “thiếu thợ” hơn là thiếu “thầy”. Hơn thế nữa, là sự nhận thức của các em đã bám sát thực tiễn địa phương của một huyện đặc thù vùng cao cần tìm kiếm việc làm ngay sau khi học xong trên ghế nhà trường để trợ giúp gia đình giảm bớt khó khăn về kinh tế. Các thầy cô cho đấy là nét chuyển biến trong nhận thức rất đáng ghi nhận của học sinh THPT trong năm học này. Chính sự chuyển biến tư duy không còn nặng nề trong việc lựa chọn các trường đại học hay cao đẳng để thi đã tạo ra tâm lý thoải mái để các em tập trung ôn luyện kiến thức cho kỳ thi tốt nghiêp. Hơn thế, sự chuyển biến nhận thức của các em trong kỳ thi này sẽ tạo ra xu thế “chuyển dịch” nguồn nhân lực một cách tích cực cho các huyện, xã vùng cao, vùng sâu còn khó khăn trong các năm tiếp theo trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp THPT. Điều đó cũng có ý nghĩa làm giảm mức độ mất cân đối do nhu cầu tìm kiếm việc làm đang gia tăng trong xã hội hiện tại. Dấu hiệu tích cực đó cũng là điểm “mới nhất và đáng mừng nhất” đối với nền giáo dục THPT ở Xín Mần trong mùa thi sắp tới.

 Đối với hệ đào tạo Tiểu học và THCS, trong thời gian này các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy phải dành nhiều thời gian nhất trong năm học để hoàn thành các loại sổ sách, ghi chép nhận xét đánh giá năng lực học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho các em học sinh yếu. Theo báo cáo đánh giá sơ bộ của Phòng Giáo dục huyện Xín Mần cho thấy: Sau những bỡ ngỡ ban đầu về thực hiện “đổi mới toàn diện giáo dục” thì cả thầy và trò đều đã dần dần tiếp cận, làm quen với phương pháp dạy và học do chương trình đổi mới đề ra. Về chất lượng, sơ kết học kỳ vừa qua đã có trên 87% số học sinh có đủ năng lực tiếp thu kiến thức trong các môn học. Còn lại, trên 12,49% số học sinh chưa tiếp thu kiến thức đạt yêu cầu đề ra. Về phẩm chất, được đánh giá đạt yêu cầu đổi mới chiếm trên 98%. Số học sinh chưa đạt chỉ còn chiếm 1,9%. Đối với học lực: Môn Tiếng Việt, có 84,16% hoàn thành; môn Toán, có 61% hoàn thành và còn 15,3% chưa hoàn thành, chưa đạt yêu cầu đổi mới đề ra (đối với hệ Tiểu học). Về đánh giá xếp loại hạnh kiểm đối với bậc học THCS chỉ có 7,07% xếp loại trung bình và 0,15% xếp loại yếu, còn lại đều đạt hạnh kiếm khá, tốt trở lên. Đối với việc đánh giá học lực, Sơ kết kỳ I chỉ có 11,5% vẫn phải xếp loại yếu, không có học lực kém. Tuy nhiên, số điểm xếp loại học lực đạt loại giỏi còn rất khiêm tốn là 2,4%... Trao đổi trực tiếp với các thầy cô giảng dạy bậc Tiểu học và THCS nhận thấy họ rất tự tin năm học sẽ kết thúc tốt đẹp và đảm bảo yêu cầu đổi mới đề ra.

Đến thời điểm hiện nay, Phòng Giáo dục huyện Xín Mần cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo trực tiếp cho các đơn vị trường học tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các thầy cô, nhà trường trong việc chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc năm học. Tin rằng, năm học (2014 – 2015) ở huyện Xín Mần sẽ từng bước vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển khai Đề án giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

BHG- Ngày 30.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý chủ trì buổi làm việc với một số sở, ngành, các huyện, thành phố và trường học trên địa bàn về triển khai thực hiện đề án "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020". Dự buổi làm việc có đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.

31/03/2015
Những trăn trở về nền giáo dục

BHG- Sau khi đọc xong Thư ngỏ của Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh gửi ngành Giáo dục tỉnh, tôi lục lại ký ức và những dòng tâm sự của mình trên Facebook mà tôi đã chia sẻ cách đây hơn 1 năm, với nội dung:

31/03/2015
Quản Bạ phát huy hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian

BHG- Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn với 18 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng và một số người dân tộc ít người khác... Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày... Cùng với sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc như hát giao duyên, hát then, hát cọi, thổi khèn; các làng nghề đúc, rèn, nghề dệt lanh... 

31/03/2015
Thu hút du khách từ các lễ hội

BHG- Toàn tỉnh hiện có khoảng 26 lễ hội được tổ chức mỗi năm, chủ yếu là các lễ hội dân gian truyền thống, phản ánh sự đa dạng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Hiện nay, khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các lễ hội này mang thêm "sứ mệnh": Thu hút khách du lịch.

31/03/2015