Hà Giang

Nghiệm thu Đề tài khoa học "Đánh giá thực trạng – đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang"

07:09, 21/04/2015

BHG- Ngày 17.4, Hội đồng Khoa học tỉnh tổ chức nghiệm thu Đề tài khoa học cấp tỉnh “Đánh giá thực trạng – đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang” của nhóm tác giả Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) do Thạc sĩ Nguyễn Văn Tông làm Chủ nhiệm đề tài.

Theo đề tài, phát triển du lịch bền vững được xem như là sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành Du lịch, tạo ra nguồn thu, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương. Để phát triển du lịch bền vững, cần đánh giá và hệ thống lại chính sách đầu tư, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, xúc tiến quảng bá du lịch... Tất cả đều cần phải có chiến lược đồng bộ và tầm nhìn dài hạn.

Chủ nhiệm đề tài đã thuyết minh trước Hội đồng khoa tỉnh về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh ta để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số... Đề tài cũng đánh giá thực trạng ngành Du lịch tỉnh ta và đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang.

Các thành viên Hội đồng khoa học tỉnh đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, phản biện. Ban Chủ nhiệm đề tài đã nghiêm túc tiếp thu và hứa sẽ chỉnh sửa để hoàn thiện đề tài vào thời gian sớm nhất. Trên cơ sở lấy phiếu đánh giá, các thành viên Hội đồng Khoa học tỉnh nhất trí chấm điểm cho đề tài đạt 74/100 điểm, đạt loại khá.

VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ phát huy hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian

BHG- Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn với 18 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng và một số người dân tộc ít người khác... Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày... Cùng với sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc như hát giao duyên, hát then, hát cọi, thổi khèn; các làng nghề đúc, rèn, nghề dệt lanh... 

31/03/2015
Thu hút du khách từ các lễ hội

BHG- Toàn tỉnh hiện có khoảng 26 lễ hội được tổ chức mỗi năm, chủ yếu là các lễ hội dân gian truyền thống, phản ánh sự đa dạng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Hiện nay, khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các lễ hội này mang thêm "sứ mệnh": Thu hút khách du lịch.

31/03/2015
Triển khai Đề án giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

BHG- Ngày 30.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý chủ trì buổi làm việc với một số sở, ngành, các huyện, thành phố và trường học trên địa bàn về triển khai thực hiện đề án "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020". Dự buổi làm việc có đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.

31/03/2015
Xín Mần chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc năm học

BHG- Năm học 2014 – 2015, toàn ngành Giáo dục huyện Xín Mần có 59 đơn vị trường học. Trong đó, ngành học Mầm non 20 trường; Tiểu học 11; Phổ thông cơ sở 1; Trung học cơ sở 9; PTDT bán trú 16 và PTDT Nội trú 2. Thời gian này, tất cả các trường học, ngành học trong huyện đang tập trung bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh để chuẩn bị thi và đánh giá kết quả việc: Dạy và học của cả thầy và trò trong một năm học.

21/04/2015