"Làng Mông kiểu mẫu" ở Nàn Ma

07:08, 01/04/2015

BHG- “Từ khi xây dựng thôn này thành “kiểu mẫu”, mọi người đã biết giúp đỡ lẫn nhau, bảo nhau cách làm ăn để bớt khổ. Dù làm việc gì, nhà nào cũng chung tay góp sức, chẳng phải sợ thiệt thòi”. Đó là tâm sự của trưởng thôn Giàng Seo Sùng ở thôn Nàn Ma, xã Nàn Ma (Xín Mần) khi nói về sự đổi thay trong đời sống của 117 hộ đồng bào Mông nơi đây.

Bà con thôn Nàn Ma giúp nhau dựng nhà.
Bà con thôn Nàn Ma giúp nhau dựng nhà.

Chủ tịch UBND xã Nàn Ma, anh Ly Chỉn Xuân chia sẻ: Khoảng gần 2 năm về trước, dù trời không mưa, cách duy nhất vào thôn, đến các hộ là đi bộ vượt núi, xuyên rừng hàng giờ đồng hồ theo con đường mòn. Bây giờ, đường vào thôn dần được mở rộng, làm mới, chạy xe máy một lúc có thể đi hết thôn. Sự đổi thay ấy được tạo nên bởi sức mạnh đoàn kết thông qua thành lập “Làng Mông kiểu mẫu” (LMKM) và chung tay xây dựng Nông thôn mới của bà con. Tháng 2.2014, được xem là thời điểm đánh dấu sự đổi thay toàn diện khi thôn Nàn Ma trở thành thôn “kiểu mẫu”. “Nếu như trước đây, người Mông trong thôn thường có sự hoài nghi, không tin tưởng giữa người theo đạo và người không theo đạo nên hay xảy ra mất đoàn kết, đời sống của ai người nấy lo. Nay mọi người đã biết giúp đỡ gia đình khó khăn, cùng nhau sản xuất, cùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Người Mông cùng làm đường lên nương, mọi công to việc nhỏ trong thôn đều cùng nhau bàn bạc, tìm giải pháp thực hiện” – anh Xuân tâm sự.

Thôn Nàn Ma nằm giáp với một thôn của xã Lùng Cải (tỉnh Lào Cai), thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa. Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn 364ha, trong đó có 190ha đất sản xuất nông nghiệp và 121ha rừng. Thôn có 117 hộ với 651 khẩu, hiện chỉ còn 34 hộ nghèo. Tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt 373,5 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,4 triệu đồng/người/năm. Từ khi thành lập LMKM đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, người dân yên tâm lao động, sản xuất. So với thời điểm trước khi thành lập LMKM, đến nay số lượng gia súc, gia cầm, diện tích rừng... đều tăng. Đặc biệt, các tiêu chí về xây dựng NTM được bà con nhân dân tích cực triển khai. Đã có tới gần 1.500 ngày công lao động được người dân đóng góp; nhiều gia đình tự nguyện hiến đất mở đường dân sinh. Bên cạnh đó, công tác giáo dục, y tế và tổ chức các hoạt động văn hóa được chú trọng. Thường xuyên tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, trộm cắp tài sản của nhân dân... Với việc thành lập LMKM đã hình thành nên các nhóm cùng sở thích tham gia thực hiện sản xuất như: Chăn nuôi, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh trật tự,... Từ đó, việc duy trì và tổ chức họp thôn được triển khai thường xuyên và có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, tổ khác để thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm còn tiến hành đăng ký nội dung sinh hoạt điểm nhóm với chính quyền địa phương; tích cực triển khai việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua hình thức cán bộ, đảng viên xây dựng cam kết và kế hoạch rèn luyện theo chủ đề hàng năm. Sâu sát với nhân dân, làm việc theo nguyên tắc dân chủ, phát huy vai trò tập thể, các thành viên chịu trách nhiệm về lĩnh vực phân công. Ông Giàng Seo Sì, người dân trong thôn cho biết: “Bây giờ không như ngày trước nữa. Mọi người đoàn kết hơn, hiểu nhau hơn nên đã biết bảo nhau làm theo điều tốt và tin tưởng theo Đảng, theo Nhà nước”.

Chỉ sau hơn một năm, có thể nhận thấy người dân ở Nàn Ma hôm nay đang có sự chuyển biến toàn diện từ nhận thức đến hành động. Những việc làm, đóng góp của họ đang tạo nên một diện mạo Nàn Ma khởi sắc, xứng đáng với tên gọi – “Làng Mông kiểu mẫu”.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển khai Đề án giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

BHG- Ngày 30.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý chủ trì buổi làm việc với một số sở, ngành, các huyện, thành phố và trường học trên địa bàn về triển khai thực hiện đề án "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020". Dự buổi làm việc có đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.

31/03/2015
Thu hút du khách từ các lễ hội

BHG- Toàn tỉnh hiện có khoảng 26 lễ hội được tổ chức mỗi năm, chủ yếu là các lễ hội dân gian truyền thống, phản ánh sự đa dạng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Hiện nay, khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các lễ hội này mang thêm "sứ mệnh": Thu hút khách du lịch.

31/03/2015
Quản Bạ phát huy hiệu quả hoạt động của Hội Nghệ nhân dân gian

BHG- Huyện Quản Bạ có 13 xã, thị trấn với 18 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng và một số người dân tộc ít người khác... Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày... Cùng với sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc như hát giao duyên, hát then, hát cọi, thổi khèn; các làng nghề đúc, rèn, nghề dệt lanh... 

31/03/2015
Những trăn trở về nền giáo dục

BHG- Sau khi đọc xong Thư ngỏ của Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh gửi ngành Giáo dục tỉnh, tôi lục lại ký ức và những dòng tâm sự của mình trên Facebook mà tôi đã chia sẻ cách đây hơn 1 năm, với nội dung:

31/03/2015