Hà Giang

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

09:12, 16/03/2022

BHG - Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Đảng ta chính thức đưa vào văn kiện Đại hội VII của Đảng, trong đó nêu rõ: Quốc hội cần hướng vào việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: Một là xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển KT-XH và quản lý mọi mặt xã hội văn minh, tiến bộ; hệ thống pháp luật đó là cơ sở bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, là một nhân tố trọng yếu làm cho các quan hệ xã hội của chúng ta trở nên lành mạnh hơn. Hai là, bảo đảm quyền lực và hiệu lực trên thực tế của Quốc hội, do Hiến pháp quy định.

Đại hội VIII, Đảng ta bổ sung tính “xã hội chủ nghĩa” đối với Nhà nước pháp quyền. Đại hội IX tiếp tục chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và xác định bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN, đó là của dân, do dân và vì dân. Đại hội X khẳng định: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta tiếp tục chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý đến việc: Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương.

Như vậy, nhận thức lý luận của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN luôn phát triển, hoàn thiện chứ không phải “sao chép”, “nhặt nhạnh” ở đâu đó để “ghép” vào Việt Nam như các thế lực thù địch đã rêu rao.

Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho thấy: Đảng ta đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Đồng thời chỉ ra, Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức dân chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội.

Nhất quán bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Chỉ rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội.

Đảng ta đã xác định cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Điều đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là kết luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình và giữ vững tính chất XHCN của nhà nước pháp quyền.

Đổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta. Đó là, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế bền vững – cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền XHCN. Trong đó, tập trung giải quyết những vấn đề xã hội quan tâm như xóa đói, giảm nghèo, xóa dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, vấn đề tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khám, chữa bệnh cho người nghèo. Tăng cường kỷ cương phép nước, kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đi đôi với đổi mới và chỉnh đốn Đảng…

Những kết quả xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là không thể phủ nhận. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác vạch mặt, phê phán, đấu tranh những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch rêu rao. Đồng thời, phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đặng Công Thành (Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiềm chế lạm phát trước thách thức mới
Kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19 thì lại tiếp tục đối mặt với những thách thức mới: Giá nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào của sản xuất tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua, gây ra áp lực lạm phát rất lớn. Hiện các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đang chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022...
16/03/2022
Thủ tướng: Việt Nam luôn đề cao và ủng hộ tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế trong nỗ lực chung phòng, chống dịch bệnh
Chiều 14-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã dự lễ gặp mặt, cảm ơn các đối tác quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức.
15/03/2022
Hội thảo xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và Luật Trật tự, ATGT đường bộ
BHG - Ngày 14.3, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến Luận cứ khoa học, thực tiễn xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội thảo. Dự tại điểm cầu Công an tỉnh có các đồng chí: Trần Đức Qúy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Phan Huy Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Lý Thị Lan, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, một số sở, ban, ngành, đơn vị.
14/03/2022
Công bố Quyết định điều động, chỉ định Bí thư Huyện uỷ Quản Bạ
BHG - Chiều 14.3, tại huyện Quản Bạ, Huyện uỷ Quản Bạ tổ chức Lễ Công bố Quyết định của BTV Tỉnh uỷ về công tác cán bộ. Dự buổi lễ có các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Hà Giang; Hoàng Đình Phới, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng Tỉnh uỷ; Văn phòng Tỉnh uỷ; một số sở, ngành của tỉnh và huyện Quản Bạ.
14/03/2022