Chiến thắng của đường lối cách mạng và sức mạnh dân tộc Anh hùng

15:01, 28/04/2020

BHG - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là mốc son chói lọi, là chiến công oanh liệt trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trước cảnh nước nhà chìm đắm trong ách đô hộ của thực dân Pháp, với quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bắt gặp được chân trời mới, đó là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã reo lên: Con đường cứu nước, cứu dân đây rồi! Con đường đó qua nhiều năm trải nghiệm được Người vận dụng, nêu ra trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đánh đổ thực dân, phong kiến, lập ra chính phủ nhân dân, Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

          Quân giải phóng tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 . Ảnh: Tư liệu
Quân giải phóng tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 . Ảnh: Tư liệu

Mười lăm năm sau khi Đảng ta ra đời, ngày 2.9.1945, với tư cách là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước thế giới: “Nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập”, một Nhà nước mà: “Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền”. Nhưng rồi trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, với Việt Nam nhỏ bé, lạc hậu, nghèo đói đã phải đứng lên kháng chiến quyết không cho thực dân Pháp trở lại xâm lược. Ròng rã 9 năm trường kỳ kháng chiến, với đường lối chiến tranh nhân dân, tinh thần độc lập tự chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khơi dậy được quyết tâm: “Dù đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” của toàn dân tộc, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải đầu hàng và ký Hiệp định Giơ - ne - vơ.

Kế chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ, nhảy vào miền Nam tiến hành cuộc xâm lược thực dân kiểu mới. Chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam với chủ trương “diệt cộng” hết sức dã man. Trước tình hình đó, vào năm 1959 Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 với quyết tâm chiến lược xây dựng miền Bắc XHCN làm hậu phương cho chiến trường miền Nam, phát động chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, nhân dân miền Nam đồng khởi nổi dậy khắp nơi, tiến hành cuộc kháng chiến bằng sức mạnh của ba thứ quân và kết hợp ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

Trước tình thế ngụy quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ. Đế quốc Mỹ một mặt đem hơn 50 vạn quân vào miền Nam, mặt khác mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Vào lúc cả thế giới khiếp sợ Mỹ, thì Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao quyết tâm đánh Mỹ với đường lối: Xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam; quân dân miền Nam quyết tâm đánh đổ Mỹ - Ngụy, tiến lên giành chính quyền, thống nhất nước nhà; với lời kêu gọi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Cả miền Bắc rầm rộ khí thế thi đua “Một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” với các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Hai giỏi”, “Hai tốt”… vừa sản xuất, giữ vững ổn định KT - XH, vừa chiến đấu đánh máy bay, tàu chiến dưới “mưa bom, bão đạn”, giữ vững mạch máu giao thông ra chiến trường. Ở miền Nam khắp nơi nổi dậy, đánh vào sào huyệt Mỹ - Ngụy. Từ những chiến thắng vang dội ở Núi Thành, Ấp Bắc, Đồng Dù… tiếp đến là chiến thắng Mậu Thân 1968 làm suy sụp một bước ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải hội đàm với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, thừa nhận chính quyền cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng chiến tranh ở miền Bắc với quy mô lớn, tập trung lực lượng tinh nhuệ, hiện đại của không quân và hải quân, kể cả tuần dương hạm và B52 đánh vào thủ đô Hà Nội, với mục tiêu “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá”. Nhưng, với sức mạnh của miền Bắc XHCN, chúng ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang với trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng Chạp năm 1972. Chiến thắng vang dội này, cùng với chiến công liên tiếp của quân và dân miền Nam buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973.

Thời cơ cách mạng giải phóng miền Nam đã mở ra, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, cả nước dồn sức cho chiến trường, quyết tâm giải phóng miền Nam sớm nhất. Với sự tài tình trong nhận định thời cơ và quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị trên cơ sở thế và lực mới ở chiến trường, chúng ta mở mặt trận ở Tây Nguyên, với chiến công đầu mang tính quyết định Buôn Mê Thuột vào tháng 3.1975. Trước tình thế mới, Bộ Chính trị ra quyết tâm mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Với khí thế “thần tốc, thần tốc”…, chỉ hơn 2 tháng, từ chiến thắng Buôn Mê Thuột, tiếp đến giải phóng Tây Nguyên, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng…, Với các mũi giáp công của quân chủ lực kết hợp với lực lượng nổi dậy, ngày 30.4.1975 quân giải phóng miền Nam đã tiến vào giải phóng Sài Gòn, buộc Ngụy quyền phải tuyên bố đầu hàng. Trải qua suốt 20 năm, từ chỗ thế và lực không cân đối, phải đương đầu với tên “tên sen đầm quốc tế” đế quốc Mỹ, Việt Nam đã chiến thắng. Chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, một lần nữa Việt Nam ghi tên vào bảng vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và nhân loại, mở ra kỷ nguyên mới cho loài người, góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

Kỷ niệm 45 năm Tổng tiến công, nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, càng đỗi tự hào với dân tộc ta và Đảng ta. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, đất nước tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn. Năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh giữ vững, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên, đất nước có vị thế xứng tầm trên trường quốc tế. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiến hành có hiệu quả việc chống đại dịch Covid-19, với tính ưu việt của thể chế chính trị và sức mạnh tổng hợp của cộng đồng. Những thành tựu nổi bật đã minh chứng cho lời nhận xét của một vị chính khách quốc tế, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Mây đen bao phủ hầu hết bầu trời thế giới, nhưng mặt trời vẫn chiếu sáng ở Việt Nam”.

Đặng Duy Báu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh và Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp công dân

BHG - Thực hiện Quy định số 11 của Bộ Chính trị "Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân", sáng 28.4, tại Trụ sở Ban Tiếp công dân UBND tỉnh, đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang đã có buổi tiếp công dân của thành phố Hà Giang. Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí...

28/04/2020
Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm các gia đình bị thiên tai tại Hoàng Su Phì

BHG - Sáng 28.4, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra tại huyện Hoàng Su Phì. Cùng đi có đồng chí Vũ Mạnh Hà, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì.

 

28/04/2020
Chỉ số PAPI 2019: Hà Giang đứng thứ 35/63 tỉnh, thành

BHG - Sáng 28.4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2019 theo hình thức trực tuyến. Dự lễ công bố tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

 

28/04/2020
Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến doanh nghiệp vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (Sửa đổi)

BHG - Nhằm nắm bắt thực trạng trữ lượng các loại khoáng sản, tình hình khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản. Qua đó kiến nghị, đề xuất giải pháp để quản lý hiệu quả trong thời gian tiếp theo. 

27/04/2020