THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI

09:53, 30/09/2015

Nâng cao chất lượng công vụ và đổi mới cách tiếp cận lĩnh vực KH&CN

(Đại biểu Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy)

Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng công vụ, chúng ta cần: Thứ nhất, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện Đề án

Vị trí việc làm. Nhưng chất lượng của chúng ta thời gian qua chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính chúng ta. Do đó, Đề án Vị trí việc làm cần phải được thảo luận một cách nghiêm túc, trên cơ sở hiệu quả xã hội.

Thứ hai, cần phải thực hiện cơ chế đặt hàng cho bộ phận “một cửa”. Phải có cơ chế đặc thù cho bộ phận giao dịch “một cửa”, cho anh em cán bộ nâng cao được đời sống, nhiệt tình với công việc để giải quyết tốt công việc của nhân dân.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng công vụ cần khoán cơ chế tự chủ. Mỗi đơn vị dự toán ngân sách cần phải khoán kinh phí, khoán tự chủ về biên chế.

Thứ tư, chúng ta cần thí điểm thi tuyển công chức.

Thứ năm, muốn nâng cao chất lượng công vụ, tới đây dứt khoát chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ toàn tỉnh; thực hiện luân chuyển có kỳ hạn.

Thứ sáu, thực hiện xây dựng cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cán bộ rõ ràng hơn. Cần có cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo bằng những thành tích đột xuất, dựa trên sự cống hiến và trình độ cán bộ về quản lí.

Thứ bảy, thực hiện khoán công việc gắn với đổi mới cách nhận xét, đánh giá cán bộ đối với người đứng đầu cơ quan đơn vị từ cấp huyện, cấp sở, ngành của tỉnh trở lên.

Đối với khâu đột phá về khoa học và công nghệ, là một vấn đề rất khó đối với Hà Giang. Vì hiện nay, việc đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ là rất thấp. Do đó, tới đây chúng ta cần đổi mới cách tiếp cận của cả hệ thống chính trị, của cả cơ quan quản lí Nhà nước đối với khoa học. Cả hệ thống chính trị cần phải phải vào cuộc. Chỉ có thế mới có thể vốn hóa được tiềm năng của Hà Giang. Muốn làm được như vậy, Hà Giang cần phải mở rộng đối tác, đặc biệt là đối tác doanh nghiệp khoa học; tăng cường đặt hàng, có cơ chế đặt hàng đội ngũ chuyên gia; tỉnh ta cần ưu tiên cho khu công nghệ cao của tỉnh trên các mặt như nhân lực, vật lực và trí lực; cần quy hoạch đội ngũ trí thức của tỉnh. Đặc biệt, ngũ trí thức sẽ hướng vào lĩnh vực trồng cây dược liệu, bào chế cây dược liệu, xây dựng thương hiệu cây dược liệu và quản lí chất lượng. Cần có chế độ đặc thù để đào tạo cán bộ.

HUY TOÁN (Lược ghi)

Đổi mới công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức bộ máy và hoạt động HĐND các cấp

(Đại biểu Vương Mí Vàng, Đảng đoàn HĐND tỉnh)

...Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban

Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh đã phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang; các Huyện, Thành uỷ lãnh đạo HĐND các cấp thực hiện đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. HĐND các cấp ngày càng phát huy được vai trò, vị thế là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát theo luật định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đạt được những kết quả đó, vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, cụ thể: Về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ: Tổ chức bộ máy Thường trực, các Ban HĐND được kiện toàn theo hướng tăng đại biểu chuyên trách, trong nhiệm kỳ có 7/11 huyện, thành phố Thường trực HĐND (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực) được bố trí hoạt động chuyên trách, 100% các Ban HĐND tỉnh được bố trí Trưởng, Phó ban hoạt động chuyên trách; các Ban HĐND huyện được bố trí Trưởng hoặc Phó trưởng Ban chuyên trách. Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ khi có biến động về công tác cán bộ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã thường xuyên chỉ đạo củng cố kiện toàn kịp thời Thường trực, các Ban HĐND các cấp đảm bảo cho các hoạt động quản lý, điều hành của HĐND các cấp giữa các kỳ họp được thông suốt và phát huy hiệu quả. Về lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND: Với quan điểm Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng không làm thay, đảm bảo cho HĐND thực sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từ cấp cơ sở. Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh tổng kết Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã” của Thường trực HĐND huyện Hoàng Su Phì và triển khai nhân rộng trong toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, từ đó tạo sự thống nhất trong phương pháp, cách làm, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND cấp xã, tạo được bước đột phá trong hoạt động của HĐND cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; chỉ đạo xây dựng Đề án “tham vấn nhân dân” để thực hiện tham vấn ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của các chính sách do HĐND tỉnh ban hành; cho chủ trương định hướng lớn về các nội dung kỳ họp HĐND bàn và quyết định, giao cho Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo HĐND bàn và quyết định các vấn đề cụ thể tại Kỳ họp. Thực hiện đổi mới, Thường trực Tỉnh ủy không có bài phát biểu chỉ đạo tại các kỳ họp HĐND tỉnh, mà thực hiện lãnh đạo hoạt động tại kỳ họp thông qua Đảng đoàn HĐND tỉnh, thông qua các đảng viên là đại biểu HĐND.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo HĐND các cấp xây dựng quy chế phối hợp, phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương trong hoạt động và công tác tổ chức cán bộ, góp phần tích cực giúp HĐND các cấp hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

P.V (Lược ghi)

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường để thu hút đầu tư

(Đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh)

...Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh ta đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong cải cách hành chính, cải thiện

môi trường để thu hút đầu tư, xây dựng hình ảnh Hà Giang ngày một thân thiện hơn... Đây là yếu tố quan trọng, then chốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Hà Giang, cụ thể: Tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác để báo cáo và làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Thường trực Chính phủ... và đã có kết luận cụ thể, định hướng quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; chủ động phối hợp, mở rộng hợp tác với các tỉnh thành, các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xác định vai trò đội ngũ cán bộ là nhân tố cơ bản, quyết định nhất cho việc thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự ATXH, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Quốc gia. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông...

Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường để thu hút đầu tư cần có một số giải pháp, đó là: Phải khẳng định quyết tâm chính trị, gắn với đảm bảo cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư; Có chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cải cách công vụ, công chức theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; Tập trung ưu tiên giải quyết những khó khăn, nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp; Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; Tiếp tục duy trì chương trình phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường Đại học, các nhà đầu tư; Xây dựng và khai thác hiệu quả mối liên kết vùng; Tích cực, chủ động làm việc với Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế đặc biệt là các tổ chức tài chính, tín dụng lớn nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH, đồng thời đề nghị giới thiệu cho Hà Giang các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược để hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh...

P.V (Lược ghi)

 

Tăng cường sức chiến đấu của tổ chức Đảng

(Đại biểu Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy)

...Tại Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã xác định: Lấy khâu “Đột phá về xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng; về tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên”, là nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, cơ bản các mục tiêu Nghị quyết Đại

hội đề ra đều đạt và vượt. Đó là minh chứng sinh động cho thấy các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đều xuất phát từ thực tiễn, thực sự đi vào cuộc sống và đã mang lại hiệu quả cao, những kết quả đó đã được thể hiện rõ nét, đó là: Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền không ngừng nâng lên theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt và sâu sát cơ sở hơn, từng bước làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tư duy, hành động trong các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị các cấp; đẩy mạnh thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, phát huy tốt dân chủ ở cơ sở; thường xuyên thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, phát huy được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong sinh hoạt Đảng.

Tổ chức Đảng các cấp thường xuyên được củng cố, xây dựng đạt trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay.

Việc tổ chức thực hiện nghị quyết đã nhanh chóng được đón nhận và trở thành phong trào, hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; biến ý chí thành hành động cách mạng, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước mạnh mẽ.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020; để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng nhằm củng cố, xây dựng và nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Giang trong nhiệm kỳ tiếp theo, tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Trước hết: Giải pháp có tính chung nhất là phải tạo ra được sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị; sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải luôn gắn bó chặt chẽ với sự đổi mới cả chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo, giữa nội dung lãnh đạo và phương thức lãnh đạo.

Hai là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cấp ủy viên các cấp- từ chi ủy chi bộ đến Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, gắn với bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trên các linh vực công tác.

Ba là: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng và Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên hằng năm.

Bốn là: Nâng cao chất lượng việc thi tuyển công chức, viên chức; thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chủ động thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ cho nhiệm kỳ tiếp theo một cách đồng bộ.

Năm là:Tăng cường công tác Bảo vệ chính trị nội bộ, không ngừng làm cho nội bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội luôn trong sạch, vững mạnh.

Sáu là: Kiện toàn, xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo hướng: đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước; phát huy dân chủ trong hoạt động của các cấp ủy Đảng, nâng cao chất lượng phục vụ trong cơ quan chính quyền các cấp và vai trò đại diện của các tổ chức đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Huy Toán (lược ghi)

Công tác dân vận thực hiện tốt phương châm: “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”

                               (Đại biểu Ly Mí Lử, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh)

Nhiệm kỳ 2010-2015, công tác dân vận đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vì Hà Giang hội nhập và phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.

Để kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp ủy Đảng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác dân vận, đặc biệt là Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác dân vận trong tình hình mới”; Chỉ thị của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Quyết định của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”...  nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về công tác dân vận của Đảng. Công tác dân vận phải hướng mạnh vào việc tham gia xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thật sự phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Đồng thời tích cực đóng góp vào quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đường biên - mốc giới. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận phù hợp với tình hình mới, thực hiện tốt phương châm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Tập trung hướng mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân để nắm bắt, tổng hợp “trúng và đúng” tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân...

VĂN NGHỊ (LƯỢC GHI)

Thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"

(Đại biểu Bàn Đức Vinh, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh)

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” của tỉnh ta ngày càng thực

sự đi vào chiều sâu và hiệu quả, với nhiều nội dung phong phú, với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo; bằng những chương trình, việc làm cụ thể, thiết thực... chúng ta đã đẩy mạnh phát triển KT-XH, tăng cường xã hội hóa các hoạt động an sinh để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế tồn tại, đó là: Kết quả Cuộc vận động chưa đều khắp, hình thức chưa được đổi mới; còn một số khu dân cư, Ban công tác Mặt trận hoạt động yếu chưa phát động được toàn thể nhân dân hưởng ứng tham gia các phong trào của cuộc vận động một cách có hiệu quả thiết thực... Trong giai đoạn hiện nay, nhằm củng cố và xây dựng vững chắc nền tảng cơ sở của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhiệm vụ trọng tâm là:

Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân, kết hợp coi trọng rèn luyện đạo đức cách mạng gắn với việc tự giác "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thường xuyên bồi dưỡng tình yêu thương đồng chí, tính cộng đồng, tôn trọng lẫn nhau cho cán bộ, đảng viên, và đồng bào các dân tộc.

Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, bổ sung nội dung về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và việc xóa đói giảm nghèo vào mục tiêu, nhiệm vụ, với phương châm: Hướng về cơ sở, hướng về cộng đồng dân cư; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thống nhất trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện cuộc vận động...

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở có đủ trình độ, bản lĩnh chính trị và năng lực thực sự đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết của mỗi cộng đồng dân cư.

Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể điển hình; phổ biến, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc vận động; Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng việc công nhận và khen thưởng các danh hiệu “Khu dân cư văn hoá” và “Gia đình văn hoá”.

Việt Thắng (lược ghi)

 

Bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững

(Đại biểu Lê Quang Minh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh)

...Để kế thừa, phát huy những thành quả của các nhiệm kỳ đại hội trước, đẩy mạnh đổi mới, trong xu thế hội nhập, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững, tôi xin góp ý và đề xuất một số giải pháp“đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020”  như sau:

Thứ nhất: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tiếp tục phát huy tốt và giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; làm cơ sở cho sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ và “phát huy khối đại đoàn kết toàn dân”; tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình thẳng thắn, khách quan, trân thành, mang tính xây dựng “Vì tập thể, vì sự nghiệp chung của Đảng, của tỉnh nhà”...

Thứ hai: Cần đổi mới công tác tổ chức học tập, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; trước mắt, quan tâm chỉ đạo việc tổ chức triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đến các cấp, các ngành và cơ sở; đồng thời, sớm cụ thể hóa đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vào cuộc sống; huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội có hiệu quả. Nhiệm vụ Đại hội đề ra trong 5 năm tới là hết sức quan trọng, toàn diện. Ngoài việc triển khai toàn diện các nhiệm vụ; theo tôi cần quan tâm hơn một số nhiệm vụ sau:

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông huyết mạnh; chỉ đạo phát động phong trào toàn tỉnh huy động nội lực nâng cấp, mở rộng đường dân sinh đến các thôn, xóm nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn như chủ đề Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định.

Phát triển kinh tế biên mậu và các cửa khẩu biên giới là đúng hướng, tuy nhiên quá trình thực hiện phải gắn chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng các điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới; bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới đến năm 2020” để nhân dân yên tâm bám trụ, phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

Tiếp tục tăng cường công tác ngoại giao, đối ngoại, cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư...

Thứ ba: Quan tâm đổi mới công tác tổng kết thực tiễn trên các lĩnh vực để rút kinh nghiệm đề ra các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu khách quan và sát tình hình thực tế của tỉnh.

Thứ tư: Đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, chú trọng đổi mới nâng cao chất lượng họp cấp ủy và sinh hoạt chi bộ; xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh; đặc biệt các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới, phải thực sự là tấm gương tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng động, sáng tạo, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, sâu sát cơ sở gắn bó với nhân dân.

Thứ năm: Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội gắn với tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng trong tỉnh để thi đua tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

BTV (Lược ghi)

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng

(Đại biểu Sèn Chỉn Ly, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh)

...Trong những năm qua, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng trên địa bàn tỉnh ta được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện, có nhiều đổi mới, huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và đạt được một số kết quả tích cực.

Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng vào thực tiễn của địa phương được chú trọng. Các hoạt động giáo dục lý luận chính trị được triển khai nghiêm túc, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, đạt hiệu quả. Việc thực hiện đồng bộ Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang được triển khai nghiêm túc, nền nếp...

Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, đạo đức cách mạng gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ các cấp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thông qua hệ thống trường chính trị, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị; kết hợp với cấp uỷ các cấp tổ chức, quán triệt, học tập Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Chăm lo xây dựng mọi mặt đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng.

- Đổi mới nội dung, hình thức và phát huy vai trò của đội ngũ chuyên trách kết hợp với hệ thống chính trị làm công tác tư tưởng.

- Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang và các phong trào thi đua yêu nước.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng trong sinh hoạt thường xuyên của tổ chức Đảng.

VIỆT THẮNG (Lược ghi)

 

Giải pháp chủ yếu đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

(Đại biểu Sùng Minh Sính, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh)

...Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp ủy Đảng cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Đối với công tác nội chính: Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện

hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng về lĩnh vực nội chính; tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng đối với các lực lượng vũ trang, đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới Quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc; đảm bảo vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức Đảng đối với hoạt động tư pháp nhưng không ảnh hưởng tới tính độc lập trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan này; lãnh, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật theo hướng đủ về số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, năng lực công tác, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa cho các cơ quan nội chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần tập trung lãnh, chỉ đạo với ý chí, quyết tâm cao, xây dựng tổ chức, bộ máy trong sạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật... Kiên quyết thay thế, điều chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý uy tín giảm sút, có biểu hiện tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tham nhũng tập trung vào các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội, công tác tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, quản lý thu chi ngân sách, mua sắm, sử dụng tài sản công; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng...

PV (Lược ghi)

 

Giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ QSQP địa phương

(Đại biểu Đoàn Quốc Việt, Đảng bộ Quân sự tỉnh)

...Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP) địa phương, nhiệm kỳ tới cần tập trung xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể là:

- Tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong LLVT tỉnh, đặc biệt là cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05 - NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng KVPT tỉnh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, điều hành các hoạt động QSQP địa phương và xây dựng KVPT.

-  Xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận ANND, trọng tâm là xây dựng KVPT tỉnh, huyện ngày càng vững chắc. Coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP- AN, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, LLVT và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; xây dựng, củng cố “Thế trận lòng dân” vững chắc, làm cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động trong KVPT. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng; QP- AN và đối ngoại, tạo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển KT - XH.

-  Thực hiện tốt các phương án sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; phòng chống có hiệu quả âm mưu “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

-  Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT, phát huy tốt vai trò làm nòng cốt tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành các hoạt động QSQP địa phương; chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện của lực lượng DQTV, DBĐV và Công an viên.

-  Thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra, giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT, VH, XH của địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại về QP- AN, góp phần xây dựng biên giới ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển.

-  Xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đọc đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng TSVM có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phương Hoa (Lược ghi)

Kết quả bước đầu xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(Đại biểu Hầu Văn Lý, Đảng bộ Công an tỉnh)

...5 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cũng như các phong trào cách

mạng, thi đua yêu nước ở địa phương với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả; nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức phong trào của cấp ủy, lãnh đạo các cấp được nâng lên; nhân dân thấy được trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; sự phối hợp giữa các ngành, cấp, các lực lượng trong triển khai nhiệm vụ cụ thể của phong trào trên từng địa bàn chặt chẽ và hiệu quả hơn; lực lượng nòng cốt của phong trào ở cơ sở từng bước được củng cố; nhiều mô hình tổ chức quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại các địa bàn trọng điểm được thành lập và duy trì hiệu quả, tiêu biểu là “Tổ tự quản theo chòm xóm, cụm dân cư” tại các địa bàn giáp ranh của huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc;  “Dòng họ tự quản về an ninh, trật tự” ở huyện Quang Bình; “Làng người Mông kiểu mẫu” ở huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; “Cổng chợ văn minh”, “Cổng trường an toàn về an ninh, trật tự” trên địa bàn thành phố Hà Giang... từng bước phát huy được vai trò làm chủ và sức mạnh, tiềm lực to lớn của toàn dân trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương. Công tác kiện toàn, thống nhất Ban Chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ” từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tạo điều kiện cho các huyện, thành phố và cơ sở tập trung lãnh, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả thiết thực; góp phần làm sáng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng về vai trò, sức mạnh của quần chúng và công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Q.Mai (Lược ghi)

Phát triển nhanh, mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế so sánh, chất lượng cao trên địa bàn thành phố

                                     (Đại biểu Trần Mạnh Lợi, Đảng bộ thành phố Hà Giang)

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, phát triển nhanh, mạnh các ngành dịch vụ có lợi thế so sánh, đặc biệt là các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh nói chung, thành phố Hà Giang nói riêng, đồng thời với mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, tương lai có môi trường bền vững, trở thành một đô thị liên kết hỗ trợ các đô thị trung tâm vùng biên giới Việt – Trung, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tập trung thực hiện các giải pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố là trung tâm chính trị -

kinh tế, văn hóa - xã hội, là vùng động lực, trung tâm du lịch của tỉnh. Tiến hành rà soát, đánh giá tất cả các ngành dịch vụ, trên cơ sở đúng hiện trạng, năng lực cạnh tranh, tiềm năng và xu hướng phát triển, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng, trọng tâm là dự án vay ưu đãi nguồn vốn ODA xây dựng thành phố xanh- đô thị bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Khu dịch vụ du lịch giải trí cao cấp tại thành phố, tăng cường hợp tác công - tư trong đầu tư phát triển, xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Tăng cường kết nối và phát triển các tour, tuyến du lịch trong nước và nước ngoài; đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch đặc sắc của từng địa phương có sức cạnh tranh cao; tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, liên kết khai thác các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc các dân tộc. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, vừa là dịch vụ tạo ra động lực vừa là mục tiêu nâng cao chất lượng lao động trong xu thế hội nhập. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức, chất lượng dịch vụ, du lịch, hướng dẫn kỹ năng làm dịch vụ du lịch, từ quản lý đến hướng dẫn viên và người phục vụ. Có cơ chế liên kết, hợp tác thu hút đầu tư, đặc biệt về lĩnh vực đất đai, bảo đảm cho các nhà đầu tư có mặt bằng và vị trí hợp lý theo lĩnh vực hoạt động. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động dịch vụ tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính công của thành phố ở tất cả các lĩnh vực, tạo sự đồng bộ và thông thoáng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ trên địa bàn, nhất là quản lý sau cấp phép các loại hình dịch vụ của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các dịch vụ văn hóa, giải trí...

                                                                                                          P.V (Lược ghi)

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên giai đoạn 2015-2020

(Đại biểu Vi Hữu Cầu, Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Vị Xuyên)

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, công nghiệp

tỉnh Hà Giang đã có những bước khởi sắc rõ nét dựa trên những lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp thủy điện, công nghiệp nhẹ cho xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông lâm sản,… Kết quả nổi bật là: Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Khu Công nghiệp Bình Vàng tại huyện Vị Xuyên với diện tích giai đoạn I là 150 ha, thu hút 12 dự án đăng ký hoạt động với số vốn trên 4.700 tỷ đồng; huyện Vị Xuyên có 04 nhà máy; hoàn thành xây dựng quy hoạch và khai thác khoáng tại huyện Vị Xuyên với 9 điểm mỏ, chủ yếu là chì, kẽm, sắt, mangan, sản lượng sơ chế đạt trên 400.000 tấn/năm, giá trị đạt trên 467 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, Vị Xuyên là huyện có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp. Trong đó, đã quy hoạch 15 dự án thủy điện, 24 điểm mỏ và 3 khu, cụm công nghiệp. từ tiềm năng lợi thế , Vị Xuyên đã chủ động kêu gọi, thu hút đầu tư, riêng năm 2014 huyện đã ứng ngân sách 1,4 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng 1,5 ha cho Công ty cổ phần Dược y tế và thương mại Bảo Châu xây dựng nhà máy chế biến dược liệu và sản xuất nước hoa quả; khuyến khích 04 doanh nghiệp và HTX xây dựng nhà máy chế biến chè, 02 cơ sở sản xuất rượu…

Đảng bộ huyện Vị Xuyên xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, như sau:

Một là: Giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng ,tạo ra mặt bằng sạch để hút hút các doanh nghiệp yên tâm đầu tư xây dựng nhà máy, lắp đặt trang thiết bị máy móc tại khu công nghiệp.

Hai là: Có chính sách hấp dẫn kêu gọi, thu hút các nguồn lực trong nước và nguồn vốn ODA xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, tái định cư làm sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Ba là: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng công khai, minh bạch, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu; miễm, giảm tiền thuê đất tại khu công nghiệp theo giấy ưu đãi đầu tư do UBND tỉnh phê duyệt.

Bốn là: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm từng bước chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp.

Năm là: Tiếp tục quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm từ nông nghiệp.

Sáu là: Xúc tiến, khuyến khích đầu tư trung hạn; tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư; tăng cường thực hiện các chương trình quảng bá hình ảnh, tiềm năng đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài trung ương, địa phương./.

Mí Chứ (Lược ghi)

 

Để Hà Giang trở thành vùng dược liệu trọng điểm Quốc gia

(Đại biểu Nguyễn Hồng Hải, Đảng bộ huyện Quản Bạ)

...Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp đang đầu tư và sản xuất dược liệu với nhiều hình thức đầu tư khác nhau như: Công ty CPTM PTNLN Bình Minh 3, Công ty CP dược liệu ANVY Hà Giang liên kết sản xuất bằng việc thuê đất của nhân dân để tự sản xuất và bao tiêu sản phẩm; Tập đoàn GFS - DKPharma, Công ty cổ phần Nam dược liên kết hình thành các HTX vệ tinh để sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi cho các HTX và người dân.

Từ mô hình trồng, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho thấy sản xuất dược liệu đã mang lại hiệu quả bước

đầu. Để Hà Giang thực sự trở thành vùng dược liệu trọng điểm, mang tầm cỡ quốc gia, qua kinh nghiệm ở huyện Quản Bạ, xin đề xuất một số giải pháp sau:-Về tổ chức: Tỉnh cần hình thành một bộ máy mà cụ thể là “Ban điều hành” phát triển dược liệu giúp việc cho Ban chỉ đạo về phát triển dược liệu trong tỉnh. Các huyện nằm trong vùng dự án cũng thành lập “Ban điều hành” và “Tổ giúp việc” cấp huyện, từ đó điều hành mang tính hệ thống từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục hình thành các hình thức tổ chức sản xuất dược liệu tại cộng đồng có sự tham gia vốn và điều hành của người dân, dưới dạng các HTX và công ty cổ phần, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tổ chức.- Về cơ chế, chính sách: Từ những chính sách đã có tại NĐ 210, NQ 30a,... tỉnh tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh những chính sách đặc thù về phát triển dược liệu một cách đồng bộ theo chuỗi giá trị, hỗ trợ từng khâu từ tổ chức sản xuất, đến khâu giống, trồng trọt chế biến và bao tiêu sản phẩm,...- Về cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất dược liệu: Cần tranh thủ các nguồn lực từ các cơ chế, chính sách đã có như Nghị định 210, NQ 30a... để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng đã được quy hoạch cho phát triển dược liệu như: đường giao thông, kênh mương, thủy lợi, hệ thống điện... đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về sản xuất tại đồng ruộng. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, bào chế các sản phẩm dược liệu sau trồng trọt và sơ chế ở trình độ công nghệ cao hơn.- Về giống: Xây dựng vườn bảo tồn và sản xuất giống dược liệu quốc gia gắn với quy mô khoảng 100 ha tại huyện Quản Bạ nhằm đáp ứng nhu cầu về giống dược liệu cho sản xuất. - Về đất đai: Đa dạng hóa các giải pháp:Quy hoạch vùng trồng tập trung; góp đất; thuê đất; giao đất...- Về tổ chức sản xuất tại cộng đồng: Tiếp tục triển khai mô hình sản xuất theo chuỗi, khởi đầu từ cộng đồng, theo đó: Toàn bộ các dược liệu tươi được sản xuất từ các hộ gia đình, HTX, công ty cộng đồng đều được sơ chế và chế biến tại vùng trồng, với mật độ 3-4 xã có một cơ sở chế biến. Một phần dược liệu thô và bán thành phẩm được bán cho các doanh nghiệp chiết xuất và bào chế ở trình độ cao hơn trong và ngoài tỉnh. - Giải pháp về khoa học và công nghệ: Dựa trên những kinh nghiệm đã có, xây dựng các quy trình chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến các loại dược liệu; xác định rõ vùng nào trồng cây gì, cơ cấu mùa vụ.          

BTV (Lược ghi)

 

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020

(Đại biểu Nguyễn Đức Vinh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh)

Để thực hiện mục tiêu trên, ngành NN&PTNT đề ra một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các quy hoạch, cơ cấu lại nguồn vốn đầu

tư và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chú trọng quy hoạch ngành, sản phẩm có thế mạnh đã được xác định “3 cây, 2 con” gồm: Chè, cam, dược liệu, và con bò, con ong”; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng hóa huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, WB, vốn doanh nghiệp và người dân. Thay đổi cơ chế hỗ trợ, chuyển dần đối tượng hỗ trợ sang doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác theo chuỗi sản phẩm. Áp dụng triệt để hình thức đầu tư có thu hồi, tái đầu tư...

Hai là: Tổ chức lại sản xuất cho người dân, khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất theo chuỗi sản phẩm và nâng cao năng lực kinh tế tập thể.

Ba là: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm.

Bốn là: Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng sản xuất, chế biến, dịch vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Năm là: Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa ngành và cấp, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Sáu là: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội hóa trong thực hiện, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức của người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền.             

Huy Toán (Lược ghi)

 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa

(Đại biểu Nguyễn Văn Chung, Đảng bộ huyện Bắc Mê)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, nhiệm kỳ 2010-2015 và Đề án của tỉnh về tái cơ

cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020. Đảng bộ huyện Bắc Mê đã cụ thể hóa bằng các Nghị quyết chuyên đề trong sản xuất nông - lâm nghiệp; đồng thời có cơ chế hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

Về sản xuất nông nghiệp, huyện đã quy hoạch sản xuất tập trung theo vùng và tổ chức lại sản xuất cho nông dân, trọng tâm vào “một cây, một con, một việc”, đẩy mạnh phát triển cây vụ Đông; qua đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình sản xuất tiêu biểu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng hệ số sử dụng đất lên 1,6 lần; giá trị sản phẩm thu hoạch/1 ha đất trồng cây hằng năm ước đạt 42,7 triệu đồng, góp phần nâng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 619,9 tỷ đồng. Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, huyện hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo, cận nghèo mua trâu, bò nuôi sinh sản, cải tạo đàn giống…, hình thành các vùng nuôi trâu, bò tập trung và phát triển đàn lợn theo quy mô trang trại. Thông qua các nguồn hỗ trợ và các hình thức liên kết đầu tư, huyện đã trồng mới trên 6.900 ha rừng; công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCR được chú trọng; bằng nhiều giải pháp nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện lên 59,2%. Cùng với trồng rừng, huyện đã trồng được 135 ha cây dược liệu.

Trong xây dựng NTM, huyện đã nâng cấp và bê-tông hóa 56 km đường; 88,5 km kênh mương, đưa diện tích được tưới tiêu chủ động lên 1.700 ha; 100% xã có điện lưới Quốc gia; số hộ sử dụng điện lưới là 87,5%; 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh... Kinh tế phát triển đã tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đến nay, còn 23%  hộ nghèo.

Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015-2020; huyện tiếp tục quy hoạch lại sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chú trọng phát triển cây vụ Đông, cánh đồng mẫu; thực hiện đồng bộ “5 cùng” trong sản xuất, tăng cường liên kết 4 nhà, tạo động lực cho nông nghiệp của huyện phát triển; đưa giá trị sản xuất/ha đất canh tác đạt trên 50 triệu đồng/năm. Phát huy lợi thế lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang - Bắc Mê để nuôi cá lồng. Huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, dự án và cá nhân, phấn đấu mỗi năm trồng mới 300 ha rừng trở lên. Đồng thời phát triển cây Hồi tại xã Đường Âm lên 350 ha; cây Quế 500 ha; quy hoạch và liên kết với doanh nghiệp phát triển vùng trồng chuối xuất khẩu 300 ha tại xã Yên Định. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kết hợp với huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và nhân dân để thực hiện xây dựng NTM; phấn đấu đến năm 2020 có 3 xã đạt tiêu chí NTM. 

Phan Hùng

 

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

(Đại biểu Trần Văn Hòa, Đảng bộ huyện Bắc Quang)

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 28/4/2011 của Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh, huyện Bắc Quang

DSC_5983.jpg
DSC_5983.jpg

Trong 5 năm qua, nhân dân đã hiến tặng gần 325.000 m2 đất; đóng góp trên 1,1 triệu ngày công lao động và 43,7 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Nhân dân đã làm được 81,8 km đường bê tông nông thôn, 240 km kênh mương nội đồng; 16 nhà văn hóa kiêm trụ sở thôn; di dời được 10.545 chuồng trại gia súc ra xa nhà; đã có 2.306 hộ được công nhận đạt tiêu chí "Nhà sạch - Vườn đẹp"... Đặc biệt, 394 hộ gia đình ở 9 thôn thuộc 3 xã Đồng Tâm, Đồng Tiến, Kim Ngọc, đã hiến tặng 190.376 m2 đất (giá trị 5.634 triệu đồng) và 1.124 triệu đồng giá trị hoa màu và tài sản trên đất để thi công tuyến đường Đồng Tâm - Đồng Tiến và tuyến đường Kim Ngọc - Đồng Tâm - Đồng Tiến.đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; xây dựng chương trình và các bước triển khai thực hiện cụ thể, với nhiều hình thức .Đặc biệt, đã triển khai thí điểm Đề án "Thôn Tự chủ - Tự quản" được nhân dân đồng tình hưởng triển khai trên toàn huyện.

Qua thực tiễn huyện Bắc Quang, xin đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng,  công tác tuyên truyền,  xây dựng nông thôn mới  như sau:

-Trước tiên cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà trước hết  người đứng đầu của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị phải nhận thức  đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò , sức mạnh của công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xây dựng nông thôn mới nói riêng.

-Phải  kiên trì, tuyên truyền đến khi nhân dân hiểu và đồng tình hưởng ứng, lúc đó mới có thể coi là đã hoàn thành công tác tuyên truyền, vận động. linh hoạt, vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, kết hợp hài hòa giữa công tác tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền với công tác vận động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, của người có uy tín, của dòng họ và những người xung quanh...

          -Người làm công tác tuyên truyền, đòi hỏi vừa phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực, về nội dung tuyên truyền;  phải am hiểu nhiều lĩnh vực có liên quan. Cách thức tổ chức thực hiện, về cơ chế chính sách vv... đồng thời vừa phải có so sánh, làm nổi bật hiệu quả của mô hình mới, người dân mới tin tưởng. Cần có sự chỉ đạo khoa học của cấp ủy, sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

          - Muốn làm tốt công tác tuyên truyền vận động, cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân dân; phát huy được vai trò làm chủ của người dân, vai trò đầu tầu, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

          - Công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới phải phải đồng bộ, trên tất cả 11 nội dung của chương trình để tránh nhận thức lệch lạc cho rằng xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng, coi nhẹ các nội dung khác.

           -Phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo từng chủ đề trong xây dựng nông thôn mới, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và nhân rộng các gương điển hình, tiên tiến.

Mí Chứ (Lược ghi)

 

Tiếp tục đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, CCVC

 (Đại biểu Hoàng Văn Vịnh, Đảng bộ huyện Yên Minh)

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm “tiếp tục đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ

công chức, viên chức” góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, là:

Một là: Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 09 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức (CCVC) trong thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh”.

Hai là: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị … Gắn cải cách hành chính với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và giám sát đội ngũ cán bộ, CCVC trong thi hành công vụ.

Ba là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao đối với cán bộ, CCVC.

Bốn là: Xác định cụ thể trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, CCVC, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc gương mẫu đi đầu về đổi mới lề lối, tác phong làm việc. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và phát hiện vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

Năm là, Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn với đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; coi trọng công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, từng bước thực hiện chuẩn hóa cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Thực hiện nghiêm đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý, đồng thời có cơ chế giám sát, đánh giá việc đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước.

P.Hoa (Lược ghi)

Kinh nghiệp xây dựng và nhân rộng các mô hình trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp

(Tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Quang Bình)

Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, huyện Quang Bình đã xây dựng và thực hiện 18 mô hình chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp. Nhìn chung các mô hình được triển khai thực hiện đều thu được kết quả khả quan và có tính nhân rộng, một số mô hình đã được tỉnh tổng kết đánh giá và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. Điển hình như: Mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư, Mô hình thành lập tổ sản xuất Cam theo hướng VietGAP, Mô hình quản lý máy cưa xăng, các mô hình phát triển kinh tế VAC, VACR...

 Nhìn chung các mô hình trên đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Căn cứ vào tiềm năng thế mạnh từng vùng, huyện tập trung chủ yếu vào các cây, con chủ lực, lựa chọn thực hiện các mô hình phù hợp. Từ đó đề ra các giải pháp kỹ thuật tương ứng giúp cho người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Từ việc thực hiện thành công những mô hình trên, xin đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể như sau:

Trước hết, phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về lợi ích của các mô hình trên cơ sở tính toán và dự báo đúng về hiệu quả của mô hình tác động đến nhân dân và nhân dân hưởng lợi; tổ chức tốt công tác tuyên truyền về trách nhiệm, hiệu quả mang tính dự báo sát với thực tế, trong công tác tổ chức xây dựng thực hiện mô hình phải được tiến hành đồng bộ từ khi khảo sát chọn hộ, chọn điểm và mục đích, yêu cầu theo đúng định hướng đã đề ra.

Phải được người dân tham gia triển khai, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và tự nguyện nhân rộng.

Mô hình phải gắn kết được người nông dân với Nhà nước và Doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng trong việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Thông qua các mô hình là mẫu để người dân đến tham quan và học tập, đó là cơ sở cho việc mở rộng mô hình.

Phải kết hợp lồng ghép được các nguồn vốn để đảm bảo cho thực hiện mô hình.

Người được giao nhiệm vụ phải thực sự tâm huyết, phối hợp với đơn vị thực hiện theo dõi sát sao, đánh giá chính xác.

P.Hoa (Lược ghi)

 

Những giải pháp phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng trên Cao nguyên đá Đồng Văn

(Đại biểu Nguyễn Ngọc Thanh, Đảng bộ huyện Đồng Văn)

Đồng Văn là một trong 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc của tỉnh nằm trong vùng quy hoạch Công viên

địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đây là Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và là Công viên địa chất toàn cầu thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á; Đảng bộ huyện Đồng Văn đã bám sát vào Chương trình 62/CTr-TU ngày 29/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc phát triển văn hoá gắn với du lịch giai đoạn 2013 - 2020 và Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 30/7/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020; Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 24/8/2011 về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn 2020 và cụ thể hoá bằng Đề án và chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết và xây dựng kế hoạch về bảo tồn và phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trên địa bàn huyện theo từng năm. Trong đó nhấn mạnh và coi trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc, giá trị địa chất, địa mạo để phát triển du lịch là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Thông qua công tác tuyên truyền đã từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, kết quả đã có hơn 6.000 hộ gia đình ký cam kết trách nhiệm cộng đồng về bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá; 100% các đơn vị trường học tổ chức các giờ học ngoại khoá để tuyên truyền giáo dục về bảo tồn công viên địa chất; 100% các trường tiểu học và Trung học cơ sở tổ chức thi vẽ tranh về Công viên địa chất với 60 cuộc thi, thu hút  trên 6.700 học sinh tham gia và đưa dân ca, dân vũ vào giảng dạy; huyện đã tổ chức thành công hai cuộc thi dân ca, dân vũ thu hút sự tham gia của hơn 600 học sinh với gần 200 tiết mục được lựa chọn từ các trường học; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tiến hành khảo sát, kiểm kê, lập hồ sơ các điểm di sản địa chất, các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện, trùng tu phố cổ Đồng Văn, đến nay đã có 6 di tích và nghi lễ được công nhận cấp Quốc gia, 8 di tích được công nhận cấp tỉnh; Tập trung đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tích cực bài trừ các hủ tục lạc hậu gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện đã có 24,9% số thôn bản và 45% gia đình đạt tiêu chí văn hoá; Lựa chọn làng văn hoá Lũng Cẩm Trên xã Sủng Là xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục rà soát 4 làng văn hoá để tiến hành xây dựng thành làng văn hoá du lịch cộng đồng. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện sưu tầm các nét văn hoá dân gian của các dân tộc, đề xuất với tỉnh về các phương án để khôi phục và bảo tồn truyền thống văn hoá của từng dân tộc: Lễ hội khèn Mông đã được cấp phép tổ chức thường niên vào 2/9 hàng năm tại trung tâm huyện; các lễ hội Gầu Tào, chọi dê được tổ chức vào mồng 4 - 5 tết cổ truyền hàng năm; Duy trì chương trình văn nghệ đêm phố cổ được tổ chức vào đêm 15 âm lịch hàng tháng; 100% xã, thị trấn đều thành lập và duy trì hoạt động Hội nghệ nhân dân gian, phát huy có hiệu quả của cộng đồng dân cư, của các già làng, trưởng bản, người có uy tín, nghệ nhân dân gian trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc trên địa bàn huyện góp phần xây dựng và phát triển công viên địa chất, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng huyện Đồng Văn thành trung tâm du lịch văn hoá, lịch sử, thu hút khách du lịch từ 32 nghìn lượt (năm 2010) lên 140 nghìn lượt (năm 2014) và riêng 6 tháng đầu năm 2015 thu hút 97 nghìn lượt khách với 18.470 đoàn đến tham quan du lịch.

Có thể nói, đến nay đa số người dân trên địa bàn huyện đã nhận thức được nhiệm vụ xây dựng và phát triển công viên địa chất toàn cầu, trong đó có việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện Đồng Văn tiếp tục phát huy lợi thế xây dựng và phát triển trung tâm văn hoá, lịch sử Đồng Văn trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong bảo tồn và phát huy các giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc và xây dựng làng văn hoá du lịch cộng đồng nói riêng, vẫn còn một số khó khăn hạn chế đó là: Đời sống của đa số dân cư trong huyện còn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm qua từng năm nhưng nguy cơ tái nghèo cao, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn; số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của hộ gia đình cũng như phục vụ sản xuất và phát triển dịch vụ; một số yếu tố văn hoá trong văn hoá truyền thống các dân tộc đang mai một thậm chí có nguy cơ mất hẳn như dân ca, dân vũ của dân tộc Cờ Lao; một số tập tục lạc hậu như ma chay kéo dài ngày, cầu cúng, ăn ở mất vệ sinh... vẫn còn đang len lỏi trong đời sống của một bộ phận dân cư. Công tác tuyên truyền, giáo dục văn hoá dân tộc, lịch sử địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt việc đưa văn hoá các dân tộc và lịch sử địa phương vào trong trường học còn hạn chế. Các huyện trong vùng công viên địa chất chưa có sự thống nhất kết nối để tạo ra các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của mỗi huyện.

Từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới để việc xây dựng công viên địa chất khu vực Đồng Văn thực sự trở thành trung tâm du lịch, văn hoá, lịch sử, để phát triển thêm các làng văn hoá du lịch cộng đồng đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu tìm hiểu của khách du lịch và các nhà khoa học, huyện Đồng Văn xin đề ra một số giải pháp sau:

- Một là, Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển văn hóa - du lịch cũng như những đóng góp, tác động tích cực của lĩnh vực văn hóa - du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tập trung xây dựng huyện Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch - văn hóa lịch sử trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tạo điểm nhấn và bước đột phá về phát triển văn hóa gắn với du lịch - dịch vụ.

- Hai là, Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô tổ chức các lễ hội như: Lễ Hội hoa Tam giác mạch, festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào… khôi phục, bảo tồn và phát huy có trọng điểm các lễ hội truyền thống của các dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ để phục vụ du lịch; lập hồ sơ trình công nhận múa Khèn Mông Cao nguyên đá Hà Giang là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

- Ba là; Có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân dân gian, những người hiểu biết thông thạo các phong tục tập quán, dân ca, dân vũ, nghề truyền thống để truyền dạy nghề, truyền kỹ năng cho cộng đồng, cho thế hệ trẻ; nâng cao chất lượng các đội văn nghệ dân gian quần chúng, Hội nghệ nhân dân gian ở các thôn, bản. Đa dạng hoá các loại hình du lịch sinh thái, du lịch địa chất, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa.

- Bốn là; Tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, vận động các doanh nghiệp tham gia các chương trình phát triển du lịch cộng đồng trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Đẩy mạnh và mở rộng giao lưu hợp tác về du lịch với các địa phương trong nước và ngoài nước. Xã hội hóa về công tác du lịch để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện cung cấp các dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch. Đồng thời cần có sự thống nhất kết nối các điểm du lịch, các sản phẩm địa phương đặc trưng của mỗi huyện để giới thiệu, quảng bá tới du khách; kết nối các tua, tuyến du lịch với các huyện, thành phố trong tỉnh và ngoài tỉnh để hoạt động du lịch trên Công viên địa chất ngày càng chuyên nghiệp trong truyền thống văn hoá của các dân tộc.

- Năm là; Tiếp tục thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như các chương trình mục tiêu cho giáo dục, văn hoá, đặc biệt là bảo tồn văn hoá các dân tộc rất ít người làm phong phú thêm văn hoá các dân tộc trong vùng công viên địa chất cao nguyên đá; trong đó xác định lấy Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển; phát triển văn hóa truyền thống cần thiết phải gắn với phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch cộng đồng, lấy văn hóa để phát triển du lịch và lấy du lịch để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa. Có giải pháp lưu giữ các nét văn hóa để làm tư liệu nghiên cứu, chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hoá các dân tộc đang sinh sống ở Đồng Văn vùng công viên địa chất toàn cầu.

- Sáu là; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên quy hoạch chi tiết các khu chức năng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; bố trí ngân sách địa phương và tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của của các bộ, ngành trung ương, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước; thực hiện cơ chế thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh, đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn; xây dựng hệ thống đường giao thông, đường điện đến các điểm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.

- Bảy là; Tiếp tục tăng cường liên kết với các trường ở Trung ương và khu vực để đạo tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch tại chỗ có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, am hiểu về văn hóa vùng, miền, tập quán địa phương theo hướng chuyên nghiệp. Đồng thời hằng năm tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ theo cụm, tổ chức các cuộc thi giới thiệu ẩm thực các dân tộc, thi trang trí nhà ở, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm địa phương do các nghệ nhân, thợ nghề là người dân tộc tạo ra, từ đó phát hiện những nhân tố mới để có kế hoạch sưu tầm bảo tồn và phát triển.

Minh Tuấn (Lược ghi)

 

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò vàng hàng hóa theo chuỗi giá trị

(Đại biểu Hầu Minh Lợi, Đảng bộ huyện Mèo Vạc)

Trong những năm tới, để chăn nuôi bò vàng hàng hóa của tỉnh phát triển bền vững, ngoài việc tiếp tục

thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã triển khai, Đảng bộ huyện Mèo Vạc xin đề xuất một số giải pháp sau:

 Thứ nhất, phải tổ chức được chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa có tiêu chuẩn, thương hiệu mang tầm quốc tế và khu vực; phải xây dựng cơ sở nghiên cứu, lai tạo, nhân giống từ giống bản địa và các giống nhập ngoại, từng bước cải tạo đàn, tạo đàn cái sinh sản nền chất lượng cao, giải quyết tình trạng suy giảm thể trạng do lai tạo cận huyết, giống đực kém chất lượng; phải xây dựng khu vỗ béo, giết mổ, chế biến tập trung nhằm kiểm soát chất lượng trước khi giết mổ. Việc trước mắt cần xây dựng tiêu chuẩn hàng hóa, xây dựng thương hiệu “Bò vàng Cao nguyên đá” và hệ thống tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm khép kín các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn, ổn định cho khâu giết mổ, chế biến, phải phát triển hệ thống gia trại vệ tinh quy mô 10-15 con/gia trại, tại 4 huyện. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống tiêu thụ, quảng bá sản phẩm được tổ chức chặt chẽ nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm cho thị trường.

 Thứ hai, cần tạo được liên kết giữa Bộ Khoa học & Công nghệ với chính quyền - người dân - doanh nghiệp - tổ chức tín dụng, trong mối quan hệ đối tác. Trong đó vai trò, trách nhiệm từng bên phải được cụ thể ở mỗi khâu của chuỗi giá trị; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách bảo hiểm cho dự án chăn nuôi. Đối tượng vừa là con bò nuôi tại các hộ dân, doanh nghiệp, cũng như bảo hiểm toàn bộ các hoạt động trong chuỗi giá trị từ con giống đến sản phẩm chế biến, với các mức phù hợp.

 Thứ ba, cần phải làm tốt công tác quy hoạch vùng, chủ động đảm bảo nguồn thức ăn chăn nuôi bò (kể cả thức ăn tinh, thức ăn thô xanh và thức ăn bổ sung chất lượng cao) gắn việc đảm bảo nguồn thức ăn với việc chế biến nâng cao chất lượng thức ăn, được đặt ra khá cấp thiết. Một mặt, trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục duy trì hình thức chăn nuôi nông hộ phát triển chặt chẽ, đáp ứng các yêu cầu cao và khắt khe để từng bước tiến tới chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ, những nơi có điều kiện nên đầu tư theo hình thức chăn nuôi trang trại với quy trình kỹ thuật tiến bộ.

Thứ tư, để ngành chăn nuôi bò của huyện Mèo Vạc nói riêng và các huyện vùng cao nói chung phát triển theo quy mô lớn, tăng trưởng ổn định, trong thời gian tới, các huyện cũng cần có chính sách quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi; chú trọng chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng cỏ, phát triển chăn nuôi tập trung.

Thứ năm, đổi mới chính sách cho vay vốn tín dụng, bố trí sản xuất, chăn nuôi bò vàng gắn với việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi hợp lý kết hợp phương pháp chăn nuôi truyền thống với việc áp dụng khoa học, kỹ thuật chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi tập chung; chọn tạo giống tốt (đối với những giống vật nuôi địa phương cho sản phẩm chất lượng cao nhưng có nguy cơ thoái hóa nguồn giống cần có định hướng và đề ra các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển); đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn có chất lượng cao; xây dựng chuồng trại, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng vật nuôi và đặc điểm khí hậu của từng vùng. Cần chủ động huy động các nguồn lực đầu tư tại địa bàn để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển.

Thứ sáu, tăng cường công tác khuyến nông chăn nuôi, thú y: tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình khuyến nông chăn nuôi bò, mô hình an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện địa phương để người dân học tập, làm theo; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả nguồn gia súc nhập lậu qua biên giới và các nguồn gia súc khác không rõ nguồn gốc nhập vào địa bàn huyện; tập trung củng cố, hoàn thiện mạng lưới thú y, dịch vụ thú y đến tận thôn bản, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện tốt các chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở yên tâm, nhiệt tình công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

BTV (Lược ghi)

 

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang

(Tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Xín Mần)

Hà Giang có truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, giàu bản sắc được thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, La Chí, Lô Lô… và quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị. Tỉnh đã và đang nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của các dân tộc, hướng tới xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn hoá mới,lành mạnh . Hiện nay, Hà Giang có 60 Di sản văn hóa: Trong đó có 52 di tích (23 di tích cấp quốc gia và 29 di tích cấp tỉnh) và 8 di sản văn hóa phi vật thể, cùng 02 bảo vật quốc gia.

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Xin đề xuất một số giải pháp sau:

-Tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học về văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của tỉnh; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, quy hoạch, dự án phát triển văn hoá. 

- Làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc; thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dậy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ thất truyền.Khuyến khích việc duy trì những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc; phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và các hoạt động lễ hội; Phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

-Đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

-Khơi dậy sức sáng tạo  của nhân dân trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng . Giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, bản.

-Xây dựng môi trường văn hóa. Tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc biết tự hào , trân trọng những giá trị tinh thần, phong tục tốt đẹp của mình, phát huy các giá trị văn hóa tích cực truyền thống

- Có chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn,  đào tạo cán bộ văn hoá và văn nghệ sĩ các dân tộc trong tỉnh; Đầu tư trang thiết bị văn hoá để nâng cao mức hưởng thụ cho đồng bào các dân tộc.

          -Các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang .Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa tới cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Mí Chứ (lược Ghi)

 

Để thực hiện hiệu quả “Chương trình phát triển kinh tế biên mậu”

(Lược ghi tham luận của Đảng bộ Sở Công thương)

Hà Giang có trên 277 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định thương mại biên giới là một trong những lợi thế góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH, do đó tỉnh đã tập trung trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng và phát triển cửa khẩu biên giới, kinh tế biên mậu. Hoạt động thương mại biên giới trong những năm qua đã có tác động tích cực đến việc đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, hình thành các khu kinh tế, khu - cụm dân cư biên giới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu cho ngân sách và tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân tại các khu vực biên giới góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy KT - XH của tỉnh phát triển.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại biên giới xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Sở Công thương đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch và đề án về hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.

Thứ ba, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là đường giao thông, hệ thống thủy lợi. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đầu tư xây dựng kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc...

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm.

Thứ năm, phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ của tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các sản phẩm có thế mạnh,

Thứ sáu, tăng cường hoạt động giao lưu, hội đàm với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên tìm hiểu thị trường, thu hút đầu tư trên địa bàn; thực hiện tốt Hiệp định về biên giới của Chính phủ hai nước, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại thăm thân, giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế.

Huy Toán (Lược ghi)

 

Giải pháp thực hiện hiệu quả khâu đột phá về nâng cao chất lượng công vụ

(Đại biểu Bùi Văn Tuân, Đảng bộ Khối cơ quan)

Tính đến 30.6.2015, trên địa bàn tỉnh có 33.078 cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC). Trong đó,

có 2.450 CB, CC cấp tỉnh, huyện; 4.385 CB, CC cấp xã; 26.243 VC trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong số 2.450 CB, CC cấp tỉnh, huyện, có 4 người trình độ Tiến sỹ, 188 Thạc sỹ, 1.755 đại học, 109 cao đẳng... Về trình độ lý luận chính trị, cử nhân, cao cấp 489 người, trung cấp 479 người, trình độ quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương có 57 người, ngạch Chuyên viên chính và tương đương có 509 người, ngạch chuyên viên và tương đương có 1.096 người.

Nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm, chăm lo đến hoạt động công vụ của CB, CC. Đội ngũ CB, CCVC trên địa bàn tỉnh tiếp tục được phát triển, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010- 2015. Tuy nhiên, hoạt động công vụ vẫn còn bất cập ở một số khâu chủ yếu như, một số CB, CC nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ; chậm đổi mới trong thi tuyển CCVC, thi nâng ngạch, thăng hạng; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC có lúc, có nơi chưa kịp thời; còn hiện tượng công tác quy hoạch chưa thực sự gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng...

Nhằm thực hiện hiệu quả khâu đột phá về nâng cao chất lượng công vụ trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, trước mắt cần sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về phân cấp quản lý tổ chức và quản lý CB, CCVC theo hướng phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn; đổi mới việc tuyển dụng CCVC và thi nâng ngạch, thăng hạng; tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương thu hút cán bộ trình độ cao; nâng cao chất lượng đánh giá, rá soát và bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo hướng kịp thời bổ sung nhân tố mới thật sự tiêu biểu, xuất sắc, đồng thời mạnh dạn đưa ra khỏi diện quy hoạch đối với trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch để phát triển; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB, CCVC. Bên cạnh đó, cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải quyết những bất cập; chú trọng sơ kết, tổng kết việc tham mưu và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý đội ngũ CB, CCVC.

                                                                         Thiên Thanh (lược ghi)

 

Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang

(Đại biểu Vũ Văn Sử, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Theo số liệu thống kê, tỉnh ta hiện tại có một lực lượng lao động trẻ hết sức hùng hậu với 68,45% dân số

đang trực tiếp tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang hiện tại còn nhiều bất cập về kỹ năng, kiến thức, do đó chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đứng trước khá nhiều thách thức như: Vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động; yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa khu vực thành thị và nông thôn; yêu cầu về đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động, đảm bảo người lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cả trong và ngoài tỉnh, xa hơn nữa là tham gia vào thị trường lao động khu vực và quốc tế; về nguồn lực vật chất và khả năng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực; hệ thống giáo dục đào tạo dạy nghề của tỉnh còn nhiều hạn chế…

 Để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: Một là phải đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực; thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung – cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh. Hai là cần triển khai thực hiện tốt hệ thống văn bản về đào tạo nhân lực, việc làm, giáo dục đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ. Ba là, đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển nhân lực. Trong đó, tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn của xã hội đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực. Bốn là, tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp và cơ hội việc làm. Năm là, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực của tỉnh trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó cần xác định một số lĩnh vực ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Từ đó xây dựng một đội ngũ người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, có tư duy chiến lược làm hạt nhân, tạo đà cho sự phát triển. Sáu là, có giải pháp hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Bảy là, cần có tổng kết, đánh giá tổng quan các vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực.

Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, cần sự nỗ lực thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội. Chỉ khi có sự tham gia của toàn xã hội, tỉnh ta mới có cơ hội khắc phục các vấn đề tồn tại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa nguồn nhân lực trở thành động lực quyết định sự phát triển của địa phương, đất nước./.

Đức Dũng (lược ghi)

 

Khơi thông nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh

 (Đại biểu Nguyễn Thị Hương, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

... Nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội của mmiền núi, biên giới như tỉnh ta là rất lớn, nhưng nguồn lực từ NSNN có hạn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu. Vì vậy, việc khơi thông nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh là hết sức cần thiết. Muốn thế, cần công khai và thực hiện nghiêm các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO, nhất là trong các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp vào đầu tư tại tỉnh. Hướng dẫn các trình tự thủ tục ngắn gọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp vào đầu tư, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, các dự án công nghiệp và nông nghiệp sạch có thế mạnh gắn với du lịch, dịch vụ, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Tích cực phối hợp với các ngành tham mưu với tỉnh trong việc lựa chọn dự án trọng điểm để thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) triển khai  trên địa bàn theo hướng dẫn của Trung ương, góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư của ngân sách nhà nước; xác định cụ thể ưu, nhược điểm, tính toán dòng tài chính của từng hình thức đầu tư thuộc PPP để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn lực của địa phương. Làm tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư. Dựa trên khuôn khổ của pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh để điều chỉnh, bổ sung khung giá đất, bảng đơn giá về đất đai tiến gần với giá thị trường, phát huy nguồn lực đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất.

Tiếp tục cải tiến phương pháp quản lý các chính sách đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, duy trì phát triển Quỹ phát triển xã, thôn để tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tại vùng nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 Thực hiện đổi mới phương pháp quản lý nguồn lực NSNN đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ theo hướng đơn đặt hàng và nghiệm thu sản phẩm trên cơ sở thực chi. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Triển khai xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, thực hiện các dịch vụ công theo quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước chuyển từ hình thức giao kế hoạch sang chủ yếu bằng hình thức đặt hàng và đấu thầu dịch vụ công...

Đức Dũng (lược ghi)

 

Một số giải pháp đột phá về xây dựng chính sách, vận dụng cơ chế và đưa chính sách vào cuộc sống

(Đại biểu Nguyễn Tiến Lợi, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Để thực hiện nội dung đột phá về xây dựng chính sách, vận dụng cơ chế và đưa chính sách vào cuộc sống. Tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

… Cân đối giữa phát triển hạ tầng cứng và các hạ tầng mềm, trọng tâm là giáo dục và y tế. Trong những

năm qua, việc đầu tư nhiều vào hạ tầng cứng như điện, đường, cấp nước, viễn thông đã góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho tỉnh, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, dù đây là yếu tố then chốt cho sự phát triển của thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp.

Dự thảo cơ chế, chính sách cần được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nâng cao tính hiệu quả, khả thi và tạo đồng thuận xã hội. Qúa trình tổ chức thực hiện phải sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả của các cơ chế chính sách để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Để khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các sản phẩm nông sản của địa phương, yêu cầu cơ bản để nông sản  có sức cạnh tranh là sản phẩm sạch, ngon, số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị trường tốt. Cái gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy hoạch, cung ứng giống, liên kết và hỗ trợ nhau giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta rất cần sự “liên kết 4 nhà” gồm: Nhà nông – nhà nước – nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.

Để mô hình liên kết 4 nhà có hiệu quả, trong thời gian tới cần có các chính sách đủ mạnh và phù hợp với thực tế của địa phương như: Ưu đãi thuế két hợp lồng ghép các dự án, chương trình phát triển; hoặc vay vốn với nhiều ưu đãi; đào tạo cán bộ nguồn có chất lượng cao; tăng tỷ trọng chi ngân sách cho khoa học và công nghệ; sản xuất nông nghiệp hướng tới ứng dụng công nghệ cao và bền vững…

Có thể khẳng định: Phải có 4 điều kiện tiên quyết để làm nên cuộc cách  mạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là phải có: Doanh nghiệp mạnh; nguồn lực đất đai đủ lớn; phải lựa chọn công nghệ đúng; phải có sự ủng hộ vào cuộc tích cực của nhân dân.

Thực hiện liên kết để phát triển với các tỉnh biên giới phía Bắc, liên kết đề xuất các chủ trương, cơ chế, chính sách đột phá về thể chế, hạ tầng nhằm đưa kinh tế biên mậu trở thành thế mạnh trong tái cơ cấu kinh tế. Có thể coi liên kết vùng là giải pháp đột phá kinh tế của Hà Giang. Do đó, tỉnh vừa khai thác lợi thế sẵn có, vừa phải chú trọng vai trò kết nối không gian giữa các tỉnh, kết nối du lịch, phát triển dược liệu, kết nối thương mại…

Đức Dũng (Lược Ghi)

 

Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông góp phần đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

(Đại biểu Hà Thị Minh Hạnh, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Qua 5 năm tập trung thực hiện Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, ngành Giao thông – Vận tải đã tập trung thực hiện đầu tư, xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường trong khu vực theo thứ tự ưu tiên từ các nguồn vốn khác nhau như ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi, ODA... Hầu hết các tuyến đường huyết mạch và nhiều công trình trọng điểm đã và đang được đầu tư xây dựng đưa vào cấp, cơ sở hạ tầng GTVT nhất là đường bộ đã được cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả nhất định.

Quốc lộ 2 được nâng cấp đồng bộ, mặt đường thảm bê tông nhựa, các quốc lộ khác được sửa chữa định kỳ và thường xuyên được bảo dưỡng bảo đảm giao thông đi lại thuận tiện; Quốc lộ 34, hoàn thành nâng cấp mở rộng thị tứ Minh Ngọc (đoạn Km28 - Km31), sửa chữa gia cường cầu Yên Biên I; xây dựng hàng chục Km hộ lan trên các QL 34, 4C; triển khai nâng cấp QL.279 đoạn thị trấn Việt Quang - Nghĩa Đô; Đưa vào quy hoạch tuyến đường nối Hà Giang với cao tốc Hà  Nội - Lào Cai... Nhiều tuyến đường địa phương được đưa vào khai thác như: Đường Tân Trịnh - Xuân Minh (Quang Bình); Yên Cường - Phiêng Luông (Bắc Mê), một số dự án hiện đã thông xe kỹ thuật như: Đường Cầu Mè - Công viên nước Hà Phương; đường Vĩnh Tuy - Yên Bình; đường Ngọc Minh - Thượng Bình. Ngành cũng đã tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường trong khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn, xây dựng hệ thống an toàn giao thông: tường hộ lan, cọc tiêu, biển báo, biển chỉ dẫn trên Quốc lộ 4C, đường tỉnh 176 và đã được UNESCO đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc tái công nhận tư cách thành viên Công viên địa chất toàn cầu. Đặc biệt, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.519 km đường giao thông nông thôn đạt theo yêu cầu của tiêu chí đường giao thông trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; cải tạo, xây mới 2.590 cầu, cống. 100% xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó: 88,1% đường nhựa và 11,9% đường đá, cấp phối; 89,2% các thôn, bản có đường giao thông liên thôn bản.

Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, là khâu đột phá quan trọng của tỉnh góp phần đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn.

Đức Dũng (Lược ghi)

 

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã

(Đại biểu Lương Viết Thuần, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

            ... Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu là một định hướng chiến lược quan trọng, nhằm bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng và được chăm sóc sức khỏe thuận tiện nhất ngay tại nơi sinh sống. Để tiếp tục làm tốt công tác tham mưu nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2015 – 2020, Sở Y tế đề xuất những giải pháp thực hiện sau: Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của y tế cơ sở, khẳng định quan điểm của Đảng và Chính phủ về nhiệm vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; củng cố, hoàn thiện y tế cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế và của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt quan tâm phát triển y tế cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực y tế tại cơ sở; đưa các chỉ tiêu, tiêu chí về y tế vào Nghị quyết của HĐND, Đảng ủy xã thật cụ thể. Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã gắn với thực hiện các tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và bổ sung trang bị kỹ thuật cho mạng lưới y tế cơ sở. Xây dựng chính sách đầu tư thích hợp để củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế cơ sở, ứng dụng, triển khai phần mềm liên thông tuyến xã nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành thống nhất, thông suốt từ tỉnh đến huyện, xã...

            Thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã là nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đây là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.

Ngọc Quỳnh (lược ghi)

 

Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

(Đại biểu Hoàng Văn Kiên, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Giai đoạn 2010 đến 2015, với sự quan tâm của tỉnh và ngành VHTT&DL, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Qua đó, trở thành những điểm nhấn đặc trưng, thu hút du khách đến với Hà Giang. Lượng khách du lịch đến Hà Giang tặng mạnh qua từng năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015 lượng khách du lịch đến với Hà Giang ước đạt 373.896 lượt người, đạt 49,9% so với kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu tăng 41% so với cùng kỳ năm 2014.

Để thực hiện việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch thời gian tới đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

Về nhiệm vụ:

Tập trung đầu tư bảo tồn một số di tích cấp quốc gia; triển khai việc lập Quy hoạch tổng thể di tích và lễ hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; tiếp tục triển khai việc điều tra, sưu tầm toàn diện di sản văn hóa phi vật thể; tôn vinh và có chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian, nghệ sỹ nắm và có công truyền dạy, phổ biến di sản văn hóa phi vật thể; phấn đấu đến năm 2020, có 20% di sản văn hoá trở thành sản phẩm du lịch chất có lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang bản sắc văn hoá Hà Giang.

Về giải pháp:

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện tốt nhất để người dân tham gia vào quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tăng cường quản lý, bảo vệ, khai thác gắn với việc tu bổ di tích; hỗ trợ cho các nghệ nhân dân gian, các cá nhân và nhóm cộng đồng là chủ thể văn hóa phi vật thể tiêu biểu; cần tích cực tuyên truyền giá trị, ý nghĩa của di tích, lễ hội; đưa văn hoá truyền thống vào truyền dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh; tăng cường đầu tư kinh phí đối với các đề án, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến các di sản văn hoá - sản phẩm du lịch; liên kết hợp tác liên tỉnh, liên vùng...

Huy Toán (lược ghi)

 

Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia

(Đại biểu Hoàng Đình Xuất, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh)

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ và Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng ủy BĐBP tỉnh đã lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ giao. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ đường biên, mốc giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới, giữ vững an ninh chính trị và sự ổn định của địa bàn.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp với Huyện uỷ các huyện biên giới. Nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ BĐBP tăng cường 34/34 xã, thị trấn biên giới và cán bộ đảng viên các Đồn Biên phòng tham dự sinh hoạt ở các chi bộ thôn (bản) biên giới; tích cực xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, củng cố QP-AN. Cùng với địa phương thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; đã có 5.528 hộ ký kết với các Đồn biên phòng "Tham gia tự quản đường biên, cột mốc và ANTT xóm (bản) khu vực biên giới".

Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới, xin đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là:

1. Chủ động nắm chắc tình hình, tiến hành đồng bộ hiệu quả các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và nguyên trạng đường biên giới Quốc gia.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh.

3. Nâng cao chất lượng công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn ở khu vực biên giới.

4. Tăng cường công tác vận động quần chúng, kết hợp chặt chẽ công tác Biên phòng với tham gia củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội khu vực biên giới, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh.

5. Tiếp tục thực hiện Nghị định 89/CP của Chính phủ về "Công tác đối ngoại biên phòng", triển khai thực hiện tốt phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới.

6. Tập trung lãnh đạo, duy trì và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ tác chiến, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Phương Hoa (Lược ghi)

 

Vai trò của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững

(Đại biểu Sùng Đại Hùng, Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Giai đoạn 2011-2015, dù luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh, nhất là nỗ lực cố gắng của chính người dân, công tác giảm nghèo (CTGN) đã đạt được những kết quả tích cực. Qua 5 năm (2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 41,8% xuống còn dưới 20% (bình quân mỗi năm giảm 4,7% tỷ lệ hộ nghèo).

Qua quá trình thực hiện CTGN, ngành LĐTB&XH rút ra một số kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp giảm nghèo cho giai đoạn 2015 – 2020 như sau:

Một là, CTGN phải thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cấp ủy và của cả hệ thống chính trị và của nhân dân.

Hai là, thường xuyên đổi mới, duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo.

Ba là, thực hiện tốt việc xã hội hoá CTGN.

Bốn là, quá trình thực hiện phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát của cấp ủy, của chính quyền.

Một số giải pháp giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2020:

Một là, các cấp ủy Đảng tiếp tục quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các chính sách của Nhà nước về phát triển KT - XH và giảm nghèo.

Hai là, cấp ủy, chính quyền phải thật sự vào cuộc và CTGN phải thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cả hệ thống chính trị.

Ba là, đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.

Bốn là, mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động giảm nghèo - việc làm và đào tạo nghề.

Năm là, phối hợp lồng ghép các hoạt động giảm nghèo - việc làm và dạy nghề với việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án đầu tư hỗ trợ phát triển KT - XH.

Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm; liên kết mở rộng thị trường lao động.

Bảy là, thực hiện kịp thời và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo.

Tám là, tổ chức phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được giao; đẩy mạnh việc xã hội hóa đối với CTGN.

Chín là, tiếp tục vận động và kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo.

Mười là, tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chính sách, chương trình dự án về giảm nghèo.

 

Huy Toán (lược ghi)

 

Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường 

(Tham luận của đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015, công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về TN&MT của tỉnh cũng như quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) bền vững đã góp phần tích cực vào tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

Tính hết năm 2015, đã quy hoạch, quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai trong sản xuất nông nghiệp đạt 101,3% kế hoạch (đạt 718.827 ha); trong đó, đất lúa 31.212 ha, tăng 719 ha; đất rừng sản xuất là 280.185 ha, tăng 3.838 ha so với năm 2010, rừng phòng hộ 213.858 ha tăng 9.384 ha so với năm 2010, rừng đặc dụng 49.491 ha; đảm bảo 100% hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có đất sản xuất, ổn định cuộc sống. Các quỹ đất phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế, đất ở nông thôn, đô thị, đất AN-QP được xác định sát với nhu cầu sử dụng...

Công tác QLNN về hoạt động khoáng sản, tỉnh đã hoàn thành 02 Quy hoạch, Đề án QLNN về khoáng sản; phương án hiện đại hóa công nghệ ngành Công nghiệp khai khoáng của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm khai thác khoáng sản (KTKS) trái phép; UBND tỉnh quyết định thu hồi 05 giấy phép hoạt động khoáng sản, dự án gây ô nhiễm môi trường và phê duyệt tiền cấp quyền KTKS sản đối với 27 dự án...

Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 là: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ về pháp luật đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật BVMT và chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, định hướng phát triển kinh tế vùng, liên vùng của Chính phủ đến năm 2020, tầm nhìn 2030; quản lý, khai thác có hiệu quả diện tích đất trồng cây hằng năm, đặc biệt là đất trồng cây lương thực. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính theo quy chuẩn, đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn tài nguyên đất của tỉnh.

Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao năng lực, trách nhiệm Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh, huyện trong thẩm định, phê duyệt bảo vệ môi trường và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030; thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn.

Thực hiện tốt công tác cải cách TTHC, đẩy mạnh hợp tác để nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ về TN&MM với các tỉnh; chú trọng đầu tư trang thiết bị quan trắc tự động về môi trường nước, không khí nhằm giám sát chặt chẽ diễn biến chất lượng môi trường; phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các sự cố môi trường...

 

                                                                               Phan Hùng (lược ghi)

Một số giải pháp đột phá về Khoa học và công nghệ

(Tham luận của đại biểu Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh)

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của KH&CN, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã đề ra nội dung “Đột phá về đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống“ là một trong 8 nội dung đột phá quan trọng của tỉnh.

Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động KH&CN của tỉnh đã không ngừng đổi mới và phát huy hiệu quả, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của KH&CN đã có chuyển biến tích cực. Hoạt động ứng dụng KH&CN vào công tác quản lý, sản xuất có nhiều đột phá và đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân. Lĩnh vực y tế, ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học hiện đại trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Lĩnh vực CNTT tạo bước đột phá vượt bậc về chỉ số xếp hạng CNTT của tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước...  

Tuy nhiên, hoạt động KH&CN còn bộc lộ nhiều hạn chế, công tác quản lý khoa học chậm đổi mới, đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm; thiếu môi trường, điều kiện cơ sở vật chất cho đội ngũ trí thức phát huy khả năng, nghiên cứu sáng tạo...    

Một số nhiệm vụ và giải pháp đột phá về KH&CN đoạn 2016-2020  xác định: Cần đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với các Viện, trường, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho địa phương. Ưu tiên nghiên cứu chọn tạo các giống cây, con chủ lực có thế mạnh chất lượng cao của tỉnh; đưa tiến bộ kỹ thuật thuật vào sản xuất nông-lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động nhóm ngành Công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong chế biến và khai thác khoáng sản, năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất và đời sồng; ứng dụng các công nghệ mới trong điều tra tài nguyên khoảng sản, tài nguyên nước, khí hậu, đất đai, rừng; trong quan trắc, thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu và tài nguyên và môi trường nhằm ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực, chất lượng lao động, trong chuẩn đoán và điều trị bệnh; phòng, chống ngộ độc thực phẩm... Tập trung mũi nhọn cho nghiên cứu ứng dụng đồng bộ CNTT trong các cơ quan hành chính Nhà nước đáp ứng nhu cầu xây dựng Chính phủ điện tử vào năm 2020... 

Phan Hùng (lược ghi)

 

Sẽ là một nhiệm kỳ có nhiều đột phá

Nhân dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, phóng viên Báo Hà Giang

có cuộc phỏng vấn đồng chí Hoàng Văn Toái, đại biểu thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh - đại biểu có tuổi đời cũng như tuổi Đảng cao nhất tại Đại hội lần này.

PV: Thưa đồng chí, với tư cách là đảng viên có tuổi đời cao nhất tại Đại hội lần này (65 tuổi). Vậy xin đồng chí cho biết đồng chí đã được dự Đại hội Đảng bộ tỉnh bao nhiêu lần? Đại hội lần này có gì đổi mới so với Đại hội trước?

Đồng chí Hoàng Văn Toái: Kể từ khi Hà Giang tái lập tỉnh đến nay, bản thân tôi đã được dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này là lần thứ 3. So với 2 lần trước thì Đại hội lần này có nhiều đổi mới, đó là: Các Văn kiện trình Đại hội XVI được đưa ra thảo luận rất kỹ, được chỉnh sửa tỉ mỉ nhiều lần sát với thực tế phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Bên cạnh đó còn có sự đổi mới về thời gian, công tác chuẩn bị, tổ chức, ngay từ khâu tuyên truyền đến nội dung khánh tiết được các tiểu ban chuẩn bị khá chu đáo. Công tác tổ chức Đại hội rất trang nghiêm, đặc biệt là Đại hội đã tổ chức bầu cử rất nghiêm túc, đúng theo các quy định của Trung ương cũng như của tỉnh...

PV: Đồng chí có nhận định gì về các giải pháp được đưa ra thảo luận tại Đại hội lần này? Vấn đề quan tâm nhất của đồng chí tại Đại hội này là gì?

Đồng chí Hoàng Văn Toái: Văn kiện Đại hội lần này đã đề ra được những mục tiêu chủ yếu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho tất cả các ngành, các lĩnh vực trong toàn tỉnh một cách cụ thể trong nhiệm kỳ mới. Trong các nội dung đưa ra thảo luận tại Đại hội, Ban Tổ chức và Đoàn Chủ tịch Đại hội có sự đổi mới trong cách điều hành; các tham luận tại Đại hội chủ yếu tập trung đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn trong nhiệm kỳ tới. Theo tôi, nếu cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đó thì Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI sẽ thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao. Trong các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra, tôi quan tâm và tâm đắc nhất giải pháp thứ 5 về tiếp tục xây dựng Đảng trong tình hình mới, công tác củng cố đấu tranh xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. Vấn đề này vừa qua chúng ta cũng đã quan tâm rất tốt, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh ở dưới cơ sở đối với mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là gương mẫu, được tín nhiệm cao. Tới đây chúng ta tiếp tục quan tâm thực hiện tốt vấn đề này thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

PV: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vừa bầu ra được một BCH có trí tuệ, chất lượng cao, đồng chí có nhắn nhủ gì đối với tập thể BCH Đảng bộ tỉnh khóa mới này?

Đồng chí Hoàng Văn Toái: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vừa bầu ra được các đồng chí đại biểu ưu tú nhất vào BCH và bầu ra được BTV, Bí thư, các Phó Bí thư, UBKT. Tôi cho rằng đây thực sự là một lực lượng có trí tuệ cao, đoàn kết, chắc chắn sẽ điều hành nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển vững chắc hơn. Tôi mong muốn và gửi gắm tình cảm, lòng tin của một đại biểu cao tuổi nhất và cũng là đại biểu có tuổi Đảng cao nhất tại Đại hội lần này là sự tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của BCH khóa mới với nhiều đổi mới và sẽ là một nhiệm kỳ có nhiều đột phá...

PV: Xin cảm ơn đồng chí đã tham gia trả lời phỏng vấn của Báo Hà Giang!.

N.Q (Thực hiện)

Mong muốn tỉnh quyết liệt hơn nữa trong cải cách hành chính

(Bài trả lời phỏng vấn của đồng chí Phạm Công Nhân, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm - đại biểu dự Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh với PV Báo Hà Giang).

Trong nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh ta có nhiều chủ trương, định hướng, chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh như khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch... Những chủ trương này đã, đang được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ, coi đây là một hướng phát triển mới, phù hợp thực tế địa phương. Qua đó, đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi, giảm dần tỷ trọng ở lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn ngân sách Nhà nước sang làm chủ đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản, xây dựng thủy điện, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư hệ thống khách sạn, nhà hàng. Nhiều doanh nghiệp đã, đang thành công trên lĩnh vực mới như Công ty TNHH Hoa Cương, đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng; Công ty Cổ phần thủy điện Sông Miện 5 với lĩnh vực thủy điện; Công ty Cổ phần Bình Minh 3 phát triển nông nghiệp công nghệ cao...

Với định hướng của tỉnh, đến nay công nghiệp khai khoáng đã từng bước chuyển từ khai thác, bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu. Công tác quy hoạch, quản lý cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, đã đưa vào quy hoạch 215 điểm mỏ, phê duyệt 99 điểm mỏ với 28 loại khoáng sản khác nhau, hiện có 62 dự án hoạt động. Công nghiệp thủy điện được đầu tư đạt hiệu quả, toàn tỉnh hiện có 46 dự án thủy điện trong quy hoạch với tổng công suất lắp máy 774,8MW. Trong 5 năm qua, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 13 nhà máy, với tổng công suất lắp máy 328,9MW.

Đối với Công ty TNHH Sơn Lâm, thực hiện định hướng của tỉnh, ngay từ đầu nhiệm kỳ, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã chủ trương giảm dần tỷ trọng đầu tư ở lĩnh vực XDCB, chuyển mạnh sang làm chủ đầu tư các dự án khoáng sản, thủy điện. Hiện tại, doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư 2 nhà máy Thủy điện Sông Chừng và Sông Lô 4 với tổng vốn đầu tư lên đến nghìn tỷ đồng, mỗi năm đóng góp nhiều tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, giải quyết nhiều công ăn, việc làm cho lao động địa phương; các dự án đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản của doanh nghiệp cũng đang phát huy hiệu quả. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, nắm bắt thị trường, có chiến lược đầu tư cụ thể ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhằm tạo sân chơi, cung cấp các dịch vụ cho du khách khi đến Hà Giang.

Tham dự Đại hội, qua nghiên cứu văn kiện và theo dõi phần tham luận, điều cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, mong muốn hiện nay chính là tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa cải cách hành chính (CCHC). Qua phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, sự quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong CCHC đã có sức lan tỏa đến các cơ quan hành chính Nhà nước. Nhưng có lúc, có nơi vẫn còn biểu hiện phiền hà, sách nhiễu, chưa thực sự coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ nên hiệu quả giải quyết thủ tục chưa cao, nhà đầu tư vẫn phải mất nhiều thời gian đi lại và các chi phí hành chính khác. Giải quyết tốt vấn đề CCHC góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, qua đó sẽ thu hút doanh nghiệp đến Hà Giang và điều quan trọng hơn giữ được chân doanh nghiệp ở lại làm ăn lâu dài.       

Thiên Thanh (Thực hiện)

“Đại hội là trường học lớn của bản thân”

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Thào Thị Thu Nga, dân tộc Lô Lô, là đại biểu trẻ tuổi nhất. Nga sinh năm 1989, hiện là Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hà Giang có dịp phỏng vấn đại biểu trẻ tuổi nhất về cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi lần đầu được tham dự một sự kiện chính trị lớn nhất của tỉnh.

- P.V: Lần đầu tiên được tham dự Đại hội với tư cách đại biểu, cảm xúc của bạn như thế nào!?

- Đại biểu Thào Thị Thu Nga: Lần đầu tiên được tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh, một sự kiện chính trị lớn và quan trọng nhất của tỉnh, em cảm thấy rất vinh dự và tự hào. Bản thân em là người trẻ tuổi nhất tại Đại hội, là người con của đồng bào Lô Lô trên Cao nguyên đá Đồng Văn nên niềm vinh dự lại càng lớn hơn đối với em. Là đại biểu trẻ nhất, nhưng em xác định vai trò, trách nhiệm lớn của bản thân khi đến với Đại hội lần này. Qua đó, cùng với Đoàn đại biểu của Đảng bộ huyện Mèo Vạc có những đóng góp trí tuệ cho Đại hội.

- P.V: Là đại biểu trẻ tuổi nhất, Nga có mong muốn gì tại Đại hội lần này!?

- Đại biểu Thào Thị Thu Nga: Bản thân em là một cán bộ trẻ, việc tham dự một sự kiện lớn như Đại hội Đảng bộ tỉnh thực sự là một cơ hội đối với em. Em coi Đại hội là một trường học lớn để có thể học hỏi nhiều điều, bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị cho bản thân để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình thời gian tới. Đứng ở vị trí là một cán bộ làm công tác dân tộc, là con em đồng bào dân tộc thiểu số, em mong muốn từ Đại hội này, Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục cụ thể hóa những quyết sách nhằm quan tâm, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là ở các huyện thuộc diện 30a như Mèo Vạc quê em; quan tâm, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có cơ hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức trẻ cống hiến cho đất nước.

- P.V: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu.

Huy Toán (Thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Danh sách các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020

Danh sách các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020

29/09/2015
Danh sách các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020

Danh sách các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020

29/09/2015
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI thành công tốt đẹp

BHG- Sau 2 ngày làm việc chính thức 28-29.9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ khóa XVI gồm 54 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ I diễn ra chiều 28.9, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI bầu BTV Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí, UBKT Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. 

29/09/2015
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI

BHG - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử Bí thư BCH Đảng bộ tỉnh khóa  XVI. Báo Hà Giang điện tử trân trọng giới thiệu tiểu sử của đồng chí Triệu Tài Vinh.

29/09/2015