Quan tâm giải quyết kịp thời, thấu đáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri

07:24, 05/05/2015

BHG- Hàng năm bố trí 50% nguồn vượt thu của các cấp cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), cải tạo môi trường, tu sửa đường giao thông, kênh mương, đầu tư sửa chữa, xây dựng trường học, trạm xá và kéo điện; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT)... Đây là những giải pháp quan trọng, nhằm giải quyết tốt các ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

Thông qua các đợt TXCT, nhiều hộ dân nghèo huyện Hoàng Su Phì sớm được Nhà nước hỗ trợ vật liệu dựng nhà. Trong ảnh: Người dân xã Pờ Ly Ngài nhận tấm lợp Phi - brô xi - măng.
Thông qua các đợt TXCT, nhiều hộ dân nghèo huyện Hoàng Su Phì sớm được Nhà nước hỗ trợ vật liệu dựng nhà. Trong ảnh: Người dân xã Pờ Ly Ngài nhận tấm lợp Phi - brô xi - măng.

Cần tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân nhằm nắm bắt tâm tư, tình cảm, giải quyết kịp thời, thấu đáo những ý kiến, kiến nghị của dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả TXCT, kịp thời phân loại, xử lý dứt điểm nhằm tránh tình trạng kiến nghị nhiều lần nhưng kết quả giải quyết không cao, gây bức xúc trong dư luận... đó là chỉ đạo của người đứng đầu chính quyền tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa XVI đến nay. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông, công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri thời gian qua luôn được quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo UBND từ tỉnh đến cơ sở. UBND các cấp đã thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri khi Thường trực HĐND các cấp chuyển đến, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cơ quan hành chính. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết của cơ quan, đơn vị được quan tâm; các đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết, tham mưu giải quyết, thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, tiếp nhận phản hồi về kết quả giải quyết.

Từ đầu nhiệm kỳ HĐND đến nay, UBND các cấp đã tiếp nhận 16.968 ý kiến, kiến nghị của cử tri; có 16.224 kiến nghị được giải quyết dứt điểm; 817 ý kiến đang giải quyết. Riêng UBND tỉnh tiếp nhận 568 lượt ý kiến, trong đó có 495 ý kiến do Thường trực HĐND tỉnh đề nghị giải quyết, 91 lượt ý kiến do đoàn ĐBQH đề nghị. Sau khi tổng hợp, phân loại, UBND tỉnh đã giao cơ quan chuyên môn, các ban, ngành liên quan giải quyết, tham mưu giải quyết dứt điểm 456 lượt ý kiến, kiến nghị đạt gần 78%; đang xem xét giải quyết 112 ý kiến. Trong số các ý kiến, kiến nghị, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, công nghiệp... luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của cử tri và công tác tiếp nhận, giải quyết cũng phát huy hiệu quả, được người dân đồng tình ủng hộ.

Thông qua các ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu cơ quan chuyên môn, UBND các huyện tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nhân dân xây dựng dự án theo hướng hàng hóa... Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đầu tư có thu hồi, xây dựng mô hình nông nghiệp hàng hóa, có giá trị cao triển khai vào cuộc sống đã đáp ứng được nhu cầu thực tế tại cơ sở, nhân dân đồng thuận, tích cực triển khai. Từ các cơ chế, chính sách mang tính kích cầu, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển biến tích cực theo hướng hàng hóa, nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế được người dân mạnh dạn đưa vào gieo trồng.

Giải quyết kiến nghị của cử tri về nhu cầu sử dụng điện lưới Quốc gia, UBND tỉnh giao Sở Công thương làm chủ đầu tư xây dựng phương án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện giai đoạn 2014-2020. Dự án Cấp điện cho 31.820 hộ thuộc 576 thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa có điện lưới Quốc gia với tổng mức đầu tư gần 1.450 tỷ đồng đang được triển khai tích cực. Theo đó, giai đoạn I thực hiện từ năm 2014 đến 2015, dự kiến cấp điện cho 5.581 hộ dân của 113 thôn, bản trên địa bàn 10 huyện, tổng giá trị đầu tư gần 260 tỷ đồng; giai đoạn II từ năm 2016-2020, cấp điện cho người dân ở các thôn, bản còn lại. Bên cạnh đó, ngành Điện đang triển khai Dự án mở rộng cải tạo lưới điện cho các xã vùng sâu, vùng xa bằng vốn vay ADB, cung cấp điện cho gần 4 nghìn hộ dân vào cuối năm 2015... đến năm 2020 toàn tỉnh có 92% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.

 Tuy nhiên, thực tế quá trình giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi còn hạn chế, thiếu triệt để, nhiều ý kiến tồn đọng, kiến nghị kéo dài. Một số đơn vị chưa làm tròn trách nhiệm, đặc biệt việc giao đất, thu hồi đất, đền bù GPMB; công tác quản lý Nhà nước về TN-MT chưa xuyên suốt; một số chính sách liên quan đến chế độ của cán bộ, viên chức y tế tuyến huyện, xã, người hoạt động không chuyên trách tại thôn, bản, tổ dân phố... chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo đại diện lãnh đạo các cơ quan hành chính Nhà nước, những hạn chế trong giải quyết ý kiến, kiến nghị có nguyên nhân do việc phân định giữa vấn đề cần phải nghiên cứu, giải quyết với giải trình thông tin đến cử tri còn chưa rõ ràng, chưa xác định rõ thẩm quyền giải quyết; thủ trưởng một số cơ quan trả lời ý kiến, kiến nghị chưa đi thẳng vào vấn đề, chưa thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm, đưa ra giải pháp thiếu khả thi. Ngoài ra, công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chưa thực sự quyết liệt, trình độ chuyên môn của một số cán bộ còn hạn chế, chưa linh hoạt, năng động trong xử lý vấn đề, quá trình tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân chưa phân tích cụ thể.

Việc giải quyết kịp thời, thỏa đáng của các cấp, ngành đối với kiến nghị chính đáng, hợp pháp của cử tri và cải tiến, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết các ý kiến, kiến nghị... chính là tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Từ quan điểm, nhận thức trên, tỉnh ta chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả, linh hoạt trong thực hiện TXCT, có thể tiến hành đại trà hoặc theo từng điểm nhỏ tại các khu dân cư, xóm lao động nghèo, các điểm nóng về đất đai, GPMB. Khi tiến hành TXCT, đại biểu phải nắm chắc nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình phát triển KT-XH, những vấn đề người dân đang quan tâm để giải đáp, tháo gỡ một cách thấu tình, đạt lý, tránh trường hợp bất cứ vấn đề gì cử tri nêu cũng tiếp thu, tổng hợp, phản ánh với HĐND. Ngoài ra, đại biểu phải đeo bám, giám sát, đôn đốc cho đến khi vấn đề được giải quyết thỏa đáng. Hàng năm, bố trí 50% nguồn vượt thu của các cấp cho công tác đền bù, GPMB, cải tạo môi trường, tu sửa đường giao thông, kênh mương, đầu tư sửa chữa, xây dựng trường học, trạm xá và kéo điện... đây là những ý kiến nổi cộm, tỷ lệ giải quyết rất thấp.

THIÊN THANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

30/04/2015
Phát huy giá trị tinh thần của Chiến thắng 30.4, cùng cả nước tạo nên những thành tựu mới

BHG- Ngày 30.4.1975 đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Sau 30 năm, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), đất nước ta mới thực sự thống nhất, Bắc – Nam sum họp; nhân dân ta hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

29/04/2015
Người chiến sĩ Thông tin ngày ấy

BHG- Cứ mối lần Tháng Tư về trong lòng mỗi chúng ta lại bồi hồi xao xuyến, trào dâng một niềm cảm xúc thật thiêng liêng cao quý, ấy là tháng ngày lịch sử vĩ đại nhất của dân tộc ta – Ngày 30.4.1975, Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

29/04/2015
Vẹn nguyên ký ức hào hùng

BHG- Tháng 4 về trong cái nắng hanh hao đầu hạ, những ký ức hào hùng của 40 năm trước cũng chợt ùa về vẹn nguyên trong tâm chí của những người từng tham gia các trận đánh ác liệt trên khắp chiến trường miền Nam để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đặc biệt, họ không chỉ là những người viết nên "Thiên anh hùng ca sáng chói" ấy mà còn luôn sáng mãi phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" khi trở về với cuộc sống đời thường.

29/04/2015