Hà Giang

"Dân vận khéo" ở thị trấn Đồng Văn

07:37, 03/10/2015

BHG- Với điều kiện KT-XH ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn kém phát triển, trong năm qua, các cấp Đảng ủy, chính quyền thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) đã chủ động áp dụng nhiều hình thức “Dân vận khéo” để từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu, khuyến kích người dân phát triển kinh tế, XĐGN, ổn định an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.

Mô hình “2 con bò, 600 khóm cỏ” ở thôn Mã Tìa, thị trấn Đồng Văn.
Mô hình “2 con bò, 600 khóm cỏ” ở thôn Mã Tìa, thị trấn Đồng Văn.

Đến thị trấn Đồng Văn hôm nay, ngoài bộ mặt đô thị ở trung tâm thị trấn thì người dân ở 22 thôn, bản, tổ dân phố vẫn đang sống trong điều kiện khó khăn. Chính vì lẽ đó, làm sao để khuyến kích bà con chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế luôn là trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đây. Thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với “Dân vận khéo”, thị trấn Đồng Văn đã tìm cách tập hợp và phát huy được sức mạnh đoàn kết trong nhân dân. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay của các tập thể như: Mô hình “02 con bò, 600 khóm cỏ”; mô hình Tổ dân vận khéo tại thôn Mã Tìa; mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi sang làm dịch vụ ở thôn Đoàn Kết, Thiên Hương, tổ dân phố 3, 4; trồng rau xanh tại thôn Mã Lủ, Bản Mồ, Lài Cò, Thiên Hương... Nhờ các mô hình này mà nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, thoát nghèo, nâng cao thu nhập cho gia đình, điển hình như ông Vàng Chúng Già, ở thôn Lùng Lú thực hiện trồng ngô lai năng suất cao gắn với chăn nuôi bò, lợn, nấu rượu cho thu nhập trên 80 triệu đồng/năm. Hay ông Hầu Sìa Pó, ở thôn Xì Phài, làm mô hình trồng cỏ gắn với chăn nuôi trâu, bò hàng hóa cho thu nhập khoảng 70 triệu/năm...

Bên cạnh phát triển kinh tế, vấn đề thực hiện nếp sống văn hóa cũng được quan tâm. Trước đây, các lễ cưới, lễ tang ở trong vùng còn tồn tại nhiều hủ tục, gây tốn kém và ảnh hưởng đến khu dân cư; nạn kết hôn cận huyết thống, tảo hôn là một vấn đề nhức nhối đã tồn tại trên địa bàn trong một thời gian dài... Để khắc phục dứt điểm các tình trạng này, Đảng ủy thị trấn đã chỉ đạo các Chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích cho nhân dân trong các buổi sinh hoạt tại thôn, bản; vận động giải quyết các trường hợp bắt đầu vi phạm ngay tại cơ sở; thực hiện các mô hình Chi bộ không có người sinh con thứ ba, không có tảo hôn. Do vậy, năm 2014 không còn vụ việc nào vi phạm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; không còn tình trạng kết hôn cận huyết thống, các trường hợp tảo hôn giảm xuống còn 02 cặp; việc sinh con thứ 3 đã giảm dần. Lĩnh vực quản lý đô thị cũng được coi là một trong những vấn đề bức xúc do người dân tự do lấn chiếm lòng, lề đường để xây dựng, buôn bán trái phép... nhưng sau một thời gian vận động nhân dân ở các Chi bộ, tổ dân phố ký cam kết thì đô thị đã được chỉnh trang sạch, đẹp để phục vụ du lịch.

Ngoài ra, do có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, nên vấn đề ANTT ở thị trấn luôn được coi trọng qua các mô hình Tự quản về ANTT tại thôn Xì Phài; phong trào đấu tranh tố giác tội phạm; duy trì Tổ tự quản lý người ra vào địa bàn; Tổ tuần tra chốt chặn; Tự quản bảo vệ đường biên, mốc giới tại 3 thôn Mã Tìa, Mã Pắng, Thiên Hương... được nhân dân đồng lòng thực hiện. Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho người dân như: Luật Hôn nhân gia đình, Luật Biên giới, nâng cao nhận thức cộng đồng về Cao nguyên đá Đồng Văn... được các Chi bộ thực hiện thường xuyên.

Đánh giá về công tác Dân vận gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đồng Văn, Hoàng Ngọc Linh cho biết: “Trong thời gian qua, công tác Dân vận ở thị trấn Đồng Văn đạt được một số kết quả bước đầu, nhận thức của nhân dân các dân tộc nâng lên, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hăng hái phát triển KT-XH gắn với xây dựng Nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, an ninh trật tự ổn định. Người dân biết cách ứng dụng KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 19,53%; nhận thức về giáo dục được nâng cao, trẻ em được đến trường... đặc biệt là chú trọng đến việc nêu gương của Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản... Thời gian tới, thị trấn sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình có hiệu quả”.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong trào Thi đua yêu nước đã khơi dậy nội lực, đưa Hà Giang từng bước thoát nghèo

BHG - Qua 5 năm thực hiện, phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015 đã tạo sức lan tỏa mãnh liệt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó đã, đang xuất hiện những nhân tố mới, các làm mới, góp phần quan trọng, từng bước đưa tỉnh ta thoát nghèo.

09/08/2015
Đại hội Thi đua yêu nước vì Hà Giang phát triển

BHG - Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hà Giang lần thứ V, giai đoạn 2015 - 2020, sẽ chính thức khai mạc vào 7h30 ngày 9.9.2015. Đại hội diễn ra đúng vào thời điểm tỉnh ta đang tập trung cao độ cho việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.

09/08/2015
Kinh nghiệm từ Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở tại Bộ CHQS tỉnh

BHG - Đến thời điểm này, việc tổ chức Đại hội Đảng bộ Trường Quân sự tỉnh làm trước để rút kinh nghiệm cho các Đảng bộ tiếp theo đã hoàn thành; đồng chí Phạm Văn Vĩnh, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh trao đổi với chúng tôi về kết quả cũng như kinh nghiệm rút ra từ Đại hội.

05/09/2015
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra tại Cửa khẩu Xín Mần

BHG - Như Báo Hà Giang đã đưa tin, tiếp tục chương trình làm việc của UBND tỉnh về việc kiểm tra tiến độ thi công các công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ngày 8.5, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tại cửa khẩu Xín Mần – Đô Long. Cùng đi có lãnh đạo Ban Quản lý xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh, lãnh đạo huyện Xín Mần.

05/09/2015