Vai trò của Việt Nam trong Đại hội đồng Liên hợp quốc về ứng phó dịch bệnh

08:30, 17/06/2022

Ngày 16/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã cùng Đại sứ các nước Nam Phi, Thụy Điển, New Zealand đồng chủ trì tham vấn dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế toàn cầu trong phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh, để lại những tác động nặng nề về kinh tế-xã hội, làm chậm hoặc đảo ngược những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ảnh hưởng đến sức khỏe, y tế cho người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.

Là quốc gia chủ trì xây dựng Nghị quyết 75/27 ngày 7/12/2020 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực cùng các nước thúc đẩy thảo luận về các biện pháp cải thiện hiệu quả hệ thống y tế toàn cầu, tăng cường trao đổi, chia sẻ những bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 và những bài học thực tiễn tốt trong phòng, chống dịch bệnh, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hành động để chuẩn bị sẵn sàng phòng chống và ứng phó với các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Phát biểu tại cuộc họp, nhiều nước bày tỏ ủng hộ, đánh giá cao sáng kiến của nhóm nòng cốt, chia sẻ quan điểm cần nâng cao nhận thức và hành động để sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh trên toàn cầu, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực trong quá trình này.

Nhóm nòng cốt tổ chức Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về sẵn sàng phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh gồm Australia, Bangladesh, Canada, Costa Rica, Ghana, Jamaica, New Zealand, Rwanda, Nam Phi, Thụy Điển và Việt Nam, được thành lập trên cơ sở khuyến nghị của Ban chuyên gia độc lập về sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch bệnh (IPPPR) do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thành lập nhằm rà soát những bài học rút ra từ quá trình ứng phó với Covid-19 để chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.

Theo nhandan.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

EU nhất trí hỗ trợ 9 tỷ euro cho Ukraine
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel ngày 30/5 cho biết, tại cuộc họp diễn ra ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cung cấp 9 tỷ euro cho Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh xảy ra xung đột.
31/05/2022
Liên minh châu Âu nhất trí cấm nhập khẩu hơn 2/3 lượng dầu mỏ từ Nga
EU đã ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu hơn 2/3 lượng dầu mỏ từ Nga trong một thỏa thuận có sự thỏa hiệp với Hungary để phản đối Moskva vì đã tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
31/05/2022
Thái Lan khuyến cáo tiêm vaccine Covid-19 tăng cường sau mỗi 4 tháng
Bộ Y tế Thái Lan vừa phê chuẩn khuyến cáo mới về việc vaccine ngừa Covid-19 cho người dân. Theo đó, số mũi vaccine ngừa Covid-19 mà mỗi người dân được tiêm ở mức cơ bản sẽ là ba mũi. Và sau đó, cứ mỗi chu kỳ 4 tháng, người dân nên tiến hành tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
16/06/2022
WHO đánh giá nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua đường tình dục
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo về các trường hợp phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong tinh dịch của bệnh nhân, qua đó đánh giá khả năng bệnh có thể lây qua đường tình dục.
16/06/2022