Hà Giang

Nguy cơ biến thể virus cúm gia cầm dễ lây sang người hơn

16:02, 27/10/2021

Số người nhiễm cúm gia cầm ở Trung Quốc tăng vọt trong năm nay đang khiến giới chuyên gia quan ngại về nguy cơ một chủng virus lưu hành trước đây dường như đã biến đổi và có nhiều khả năng lây sang người hơn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung Quốc đã báo cáo 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người trong năm nay, tăng 16 trường hợp so với năm ngoái.

Mặc dù những con số này thấp hơn nhiều so với hàng trăm người bị nhiễm H7N9 vào năm 2017, song bệnh do virus H5N6 gây ra đặc biệt nghiêm trọng, khiến nhiều người trở bệnh nặng và ít nhất 6 người đã tử vong.

Trao đổi với hãng tin Reuters, Giáo sư Thijs Kuiken tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) nhận định: "Sự gia tăng các ca nhiễm (virus H5N6) ở người tại Trung Quốc trong năm nay là điều đáng lo ngại. Đây là một loại virus gây tử vong cao."

WHO cho biết hầu hết các trường hợp nhiễm virus H5N6 đều tiếp xúc với gia cầm và không có trường hợp nào được xác nhận là lây nhiễm từ người sang người.

WHO nhấn mạnh sự “cấp bách” phải tiến hành thêm các cuộc điều tra để hiểu rõ về nguy cơ và nguyên nhân gia tăng số ca nhiễm virus H5N6 ở người.

Ít nhất 10 trường hợp mắc cúm gia cầm do virus - về mặt di truyền rất giống với virus H5N8 - được ghi nhận tại các trang trại gia cầm trên khắp châu Âu vào mùa đông năm ngoái, đồng thời giết chết những con chim hoang dã ở Trung Quốc.

Giáo sư Kuiken cho rằng điều này cho thấy số ca nhiễm virus H5N6 mới nhất ở Trung Quốc có thể là do một biến thể mới “dễ lây nhiễm hơn một chút đối với người” hoặc tải lượng virus này ở gia cầm nhiều hơn ở thời điểm hiện nay và đó là lý do tại sao ngày càng nhiều người bị nhiễm bệnh hơn.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) hiện chưa bình luận về sự gia tăng số ca mắc virus H5N6 trên người.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên trang web của CDC vào tháng trước nhận định "sự đa dạng di truyền và phân phối địa lý của virus H5N6 gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp gia cầm và sức khỏe con người."

Cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút... gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Đặc biệt bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cúm lây truyền từ người sang người.

 
TTXVN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

ASEAN cần thích ứng an toàn với Covid-19 và đẩy mạnh phục hồi kinh tế - xã hội

Ngày 26/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 theo hình thức trực tuyến. Báo Hà Giang xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

26/10/2021
Giảm mạnh số ca nhiễm mới tại Đông Nam Á, New Zealand vẫn chưa kiểm soát được dịch

Tính đến sáng 26/10, thế giới có 244,5 triệu ca mắc COVID-19 và 4,96 trường hợp tử vong vi đại dịch. Tại khu vực Đông Nam Á, số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia ngày 25/10 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/4, giúp nước này duy trì chuỗi 25 ngày liên tiếp có số ca mắc COVID-19 ở mức quanh 200 ca/ngày, thậm chí chỉ còn trên 100 ca/ngày trong mấy ngày gần đây.

26/10/2021
WHO: Đại dịch còn lâu mới chấm dứt

Tổng giám đốc WHO Tedros nhận định với gần 50.000 người chết mỗi tuần vì Covid-19 trên thế giới, đại dịch "còn lâu mới kết thúc". Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Berlin cuối tuần qua rằng đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt "khi thế giới chọn kết thúc nó".

25/10/2021
Trung Quốc đẩy mạnh tiêm mũi vaccine thứ 3

Động thái tăng cường tiêm mũi thứ 3 vaccine COVID-19 được cho là cách giúp Trung Quốc ứng phó với các tình huống có thể xảy trước thềm Thế vận hội Mùa đông.Theo RT, Trung Quốc đang đẩy nhanh chương trình tiêm mũi tăng cường (mũi thứ 3) vaccine COVID-19 cho người dân Bắc Kinh nhằm tăng khả năng nhiễm dịch của người dân trước các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Đây là biện pháp mạnh của Trung Quốc trước thềm Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ diễn ra trong 4 tháng tới.

23/10/2021