Hà Giang

WHO phê duyệt vaccine Sinovac Trung Quốc

08:39, 02/06/2021

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp CoronaVac, loại vaccine Covid-19 thứ hai của Trung Quốc, do công ty Sinovac phát triển.

Một hộp vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Một hộp vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc sản xuất.

"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay phê duyệt sử dụng khẩn cấp CoronaVac, vaccine Covid-19 của công ty Sinovac, đảm bảo với các quốc gia, nhà tài trợ, cơ quan đấu thầu và cộng đồng rằng nó đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và sản xuất", WHO cho biết trong tuyên bố hôm nay.

Đầu tháng trước, WHO cũng phê duyệt vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO giúp các nước trên thế giới nhanh chóng phê duyệt và nhập khẩu vaccine để tiêm cho người dân, đặc biệt là những quốc gia không có cơ quan quản lý tiêu chuẩn quốc tế của riêng họ.

Những vaccine do WHO phê duyệt còn được đưa vào chương trình Covax, sáng kiến phân phối vaccine toàn cầu chủ yếu cung cấp cho các nước nghèo, những nơi đang đối mặt vấn đề lớn về nguồn vaccine.

Tuyên bố của ủy ban chuyên gia độc lập khuyến nghị tiêm vaccine Covid-19 của Sinovac cho người trưởng thành trên 18 tuổi, với liều thứ hai sau liều đầu tiên 2-4 tuần. Không có giới hạn trên về độ tuổi tiêm vaccine này, bởi dữ liệu cho thấy vaccine CoronaVac có khả năng bảo vệ người cao tuổi.

Nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO, bắt đầu họp hôm 5/5, đưa ra quyết định sau khi xem xét các dữ liệu lâm sàng mới nhất về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Sinovac, cũng như hoạt động sản xuất của công ty.

Loại vaccine Covid-19 thứ ba của Trung Quốc, do công ty CanSino Biologics sản xuất, đã nộp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nhưng WHO chưa lên lịch trình đánh giá.

Sinovac cho biết họ đã cung cấp hơn 600 triệu liều vaccine trong và ngoài nước tính đến cuối tháng trước, bao gồm hơn 430 triệu liều đã được sử dụng. Ngoài hàng trăm triệu liều vaccine Sinopharm và Sinovac được triển khai trong nước, Trung Quốc còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi.

Theo VnExpress.net

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

ASEAN và Liên minh châu Âu đối thoại về vaccine ngừa COVID-19

ASEAN và Liên minh châu Âu thảo luận về sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, việc mở rộng năng lực sản xuất vaccine, khả năng và thách thức liên quan. Tại Đối thoại chuyên gia lần thứ 2 về vaccine ngừa COVID-19 vừa diễn ra, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, việc mở rộng năng lực sản xuất vaccine, khả năng và thách thức liên quan.

31/05/2021
Phát hiện mới về loại thuốc có thể thách thức các biến thể SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra một loại thuốc có thể là công cụ "thách thức cuộc chơi" trong việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, trong đó bao gồm cả các biến thể SARS-CoV-2.

30/05/2021
Malaysia phong tỏa toàn quốc

Malaysia đóng cửa tất cả lĩnh vực kinh tế và xã hội từ ngày 1/6 và dự kiến áp phong tỏa theo giai đoạn, trong bối cảnh ca nhiễm tăng kỷ lục. "Quyết định được đưa ra sau khi xem xét tình hình lây nhiễm hiện tại ở Malaysia, khi số ca ghi nhận trong một ngày vượt 8.000, số ca đang điều trị vượt 70.000", Văn phòng Thủ tướng Muhyiddin Yassin ngày 28/5 ra thông cáo.

 

29/05/2021
Nhiều quốc gia thiếu ôxy y tế: Cần một chiến lược lâu dài, toàn diện

Trước tình trạng số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh tại nhiều quốc gia, các chuyên gia cảnh báo, tình trạng thiếu ôxy trong điều trị có thể đẩy hệ thống y tế của nhiều nước xuống "bờ vực", đồng thời đe dọa sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Để bảo đảm nguồn cung ôxy y tế, chính phủ các nước cần sớm có chiến lược lâu dài, toàn diện về loại vật tư y tế thiết yếu này.

28/05/2021