Hà Giang

Hà Lan coi rác là tài nguyên

09:42, 08/04/2019

Không gọi rác là rác, không gọi nước thải là nước thải; ở Hà Lan, rác và chất thải được gọi là những nguồn vật chất chưa được khai thác.

Được nhà nước hỗ trợ chính sách, giới kinh doanh, nhà khoa học xứ sở cối xay gió đã đi đầu trong việc lấy lại tất cả những gì còn giá trị từ những thứ bỏ đi: lọc phốt pho, nitơ trong nước tiểu làm phân bón; biến lưới đánh cá cũ thành thảm lót sàn; lấy chai nhựa phế thải làm đường chạy xe đạp, gạch bông, bồn rửa mặt...

Nhựa tái chế thành thảm lót đường

Trong một dự án thí điểm ở khu dân cư Noorderhoek, thành phố Sneek (Hà Lan), phân, nước tiểu và rác nhà bếp được thu gom từ các hộ gia đình để lấy các chất còn giá trị. Đầu tiên, chúng là nguyên liệu đầu vào cho nhà máy sản xuất khí sinh học (biogas), dùng để sưởi ấm nhà cửa ở Sneek trong mùa đông.

Một bức tường nhà vệ sinh được làm từ 792 chai nhựa ở Hà Lan - Ảnh: HỒNG VÂN
Một bức tường nhà vệ sinh được làm từ 792 chai nhựa ở Hà Lan - Ảnh: HỒNG VÂN

Phần nước được thu gom trong quá trình trên chứa rất nhiều phốt pho và nitơ sẽ được xử lý để thu hồi phốt pho và nitơ làm phân bón. Các nhà khoa học ở Hà Lan đã áp dụng công nghệ xử lý nước thải kỵ khí để tạo ra phân bón khử trùng mà vẫn giữ lại hầu hết các vi sinh vật vô hại. Cuối cùng, nước (sau khi lọc các hóa chất và xử lý) được tái sử dụng cho nông nghiệp.

Từ chất thải trong nhà bếp và nhà vệ sinh, qua nhiều khâu xử lý, không có thứ gì phải bỏ đi. Đây là một ví dụ cụ thể trong chính sách coi rác là tài nguyên do Chính phủ Hà Lan ban hành tháng 9-2016 và định hướng hoàn thành đến năm 2050. 

Tuy nhiên, là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và là nước xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất sang châu Âu, có nhiều quy định liên quan đến vệ sinh an toàn EU đặt ra mà Hà Lan phải tuân thủ. 

Hiện nay, công nghệ hiện đại có thể xử lý đến tận cùng chất thải nhưng Hà Lan phải vận động sửa đổi các khung pháp lý ở EU để chất thải đã qua xử lý được phép dùng trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

Danh sách các sản phẩm tái chế từ rác ở Hà Lan là vô tận và ứng dụng của nó có thể nhìn thấy trên đường phố. Thành phố Zwolle và làng Giethoorn, tỉnh Overijssel đã thí điểm làm đường dành cho xe đạp từ nhiều loại nhựa tái chế. Lượng nhựa cho mỗi 30m đường tương đương 218.000 chiếc ly nhựa. Các loại nhựa kém chất lượng hơn được nghiên cứu để làm đồ nội thất, vườn hoa nổi trên sông ở thành phố cảng Rotterdam.

Nền kinh tế tuần hoàn

Trong một thời gian dài, nền kinh tế trên thế giới là nền "kinh tế thẳng". Quá trình chế biến hoặc sử dụng một sản phẩm để lại sản phẩm thừa. Ví dụ, ngành nuôi bò sữa tạo ra phân bò, thức ăn đóng gói tạo ra bao bì thải loại.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu khoa học ứng dụng Hà Lan, mỗi năm đối với các lĩnh vực ứng dụng kinh tế tuần hoàn ở Hà Lan, doanh thu sẽ tăng thêm 7,3 tỉ euro, 54.000 việc làm mới được tạo ra, giảm 10% chất thải, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong công nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệu thô giảm xấp xỉ 100 triệu tấn, tương đương 1/4 tổng lượng nguyên liệu thô Hà Lan phải nhập khẩu hằng năm.

Trong một nghiên cứu thăm dò khác, ngân hàng Rabobank của Hà Lan dự đoán nền kinh tế tuần hoàn sẽ làm tăng GDP từ 1,5 tỉ euro (trong tình huống bình thường) lên 8,4 tỉ euro (giả định phần lớn các ngành kinh tế chuyển sang kinh tế tuần hoàn). Chính sách kinh tế tuần hoàn được giao cho Quốc hội Hà Lan và nhiều bộ hiện thực hóa theo lộ trình cụ thể. 

Theo đó, đến năm 2030, giảm 50% nhu cầu đối với nguyên liệu thô cơ bản (khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch và kim loại). Đến năm 2050, tất cả nguyên liệu thô phải được sử dụng và tái sử dụng hiệu quả mà không tạo ra phát thải có hại cho môi trường.

Theo: tuoitre.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

50 tay súng IS tại Syria thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ

Ít nhất 50 tay súng IS đã thiệt mạng bởi các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu tại khu vực miền Đông Syria hôm qua (28/3). Ít nhất 50 tay súng phiến quân nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thiệt mạng vào hôm qua (28/3) bởi các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu tại khu vực miền Đông Syria...

29/03/2019
Mỹ bị cô lập tại Liên Hợp Quốc vì Cao nguyên Golan

Các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phản đối động thái Mỹ công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền Israel. Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 27/3, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Karen Pierce cho hay quyết định của Mỹ đi ngược lại nghị quyết được Hội đồng thông qua năm 1981. Nghị quyết này kêu gọi Israel hủy việc sáp nhập Cao nguyên Golan vào lãnh thổ và giữ nguyên quy chế hợp pháp quốc tế như trước đó.

28/03/2019
Chảo lửa Trung Đông: Bạo lực ở Gaza bùng phát trở lại

BHG - Thủ tướng Israel Netanyahu đã phải rút ngắn chuyến thăm Mỹ, vốn dự kiến kéo dài 4 ngày, để tìm giải pháp cho vấn đề bạo lực ở biên giới Israel-Gaza. Chảo lửa Trung Đông đang nóng hơn bao giờ hết, không chỉ bởi vấn đề chủ quyền Cao nguyên Golan – vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Israel và Syria mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã công nhận chủ quyền cho phía Israel...

27/03/2019
Binh sỹ Thụy Điển bị xe tăng cán qua người trong cuộc tập trận quốc tế

Theo AFP, các lực lượng vũ trang Thụy Điển ngày 25/3 cho biết một binh sỹ Thụy Điển đã thiệt mạng ở miền Bắc nước này trong một cuộc tập trận quốc tế chung khi anh bị một xe tăng chiến đấu cán qua người. Quân đội xác nhận, một vụ "tai nạn nghiêm trọng" đã xảy ra vào sáng 25/3 bên ngoài thị trấn Overkalix. Trong một tuyên bố, lực lượng vũ trang Thụy Điển nêu rõ: "Một binh sỹ được xác nhận đã thiệt mạng sau khi bị xe chiến đấu 90 (Combat Vehicle 90) cán qua. Không có thêm trường hợp nào bị thương trong vụ này."

 

26/03/2019