Sắc Xuân về trên các xã vùng Nông thôn mới

16:57, 06/02/2019

Xuân 2019 - Xuân đã về đến đầu ngõ, không khí chuẩn bị đón Tết thêm rộn ràng. Nhà nhà treo câu đối, chậu hoa dán giấy đỏ; hoa đào, hoa mai bung nụ. Trong bức tranh nhiều sắc màu của Xuân mới, nhân dân các xã vừa cán đích đạt chuẩn Quốc gia về xây dựng NTM như càng được nhân thêm niềm vui, bởi bộ mặt nông thôn được thay da đổi thịt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được quan tâm; các tuyến đường được nhựa hóa, bê tông phẳng phiu; những ngôi nhà xây, nhà sàn kiên cố mọc lên ngày một khang trang; trên các trục đường, ngõ phố bà con nhắc nhở nhau dọn dẹp, tạo cảnh quan môi trường, trang điểm cho quê hương Hà Giang tràn ngập sắc Xuân.

Nhân dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) chung tay xây dựng đường giao thông.
Nhân dân xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) chung tay xây dựng đường giao thông.

Với đặc thù là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng và chia cắt mạnh, cơ sở hạ tầng KT – XH yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập đầu bình quân đầu người thấp. Từ khi bắt đầu triển khai chương trình XDNTM vào năm 2011, bình quân mỗi xã chỉ đạt từ 3 – 4 tiêu chí, do đó việc triển khai thực hiện chương trình XDNTM của tỉnh là hết sức cấp thiết. Tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 đã thông qua Nghị quyết chuyên đề số 04 về XDNTM tỉnh Hà Giang đến năm 2020 đặt ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM trên địa bàn. Chương trình đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp; sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Điều đó tác động vào sự chuyển biến mới trong nhận thức của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về XDNTM trong việc thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân… Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, ngay từ ban đầu, bộ máy chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình XDNTM tỉnh được thành lập và kiện toàn. Đối với cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo; cấp huyện, thành phố do đồng chí Bí thư Huyện, Thành ủy làm Trưởng ban; 100% xã thành lập Ban chỉ đạo và quản lý XDNTM, bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, giúp việc cho BCĐ XDNTM xã.

Công tác tuyên truyền, vận động XDNTM được cấp ủy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến việc thực hiện chương trình, đồng thời coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục. Bằng nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương, từ năm 2016 – 2018, các huyện, thành phố đã tổ chức được 4.868 đợt ra quân XDNTM với trên 700.000 lượt người tham gia; tuyên truyền tại các buổi họp chợ, họp thôn được 19.801 buổi; phổ biến bằng văn bản được trên 9 nghìn lượt… Phong trào hiến đất, tham gia đóng góp ngày công để làm đường giao thông; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”… cũng được các địa phương triển khai có hiệu quả, tạo khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn toàn tỉnh.

Mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” ở thôn Chì, xã Xuân Giang (Quang Bình) tạo điểm nhấn quan trọng trong xây dựng NTM.
Mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” ở thôn Chì, xã Xuân Giang (Quang Bình) tạo điểm nhấn quan trọng trong xây dựng NTM.

Trong sắc Xuân tràn ngập trên quê hương cực Bắc, có dịp đi trên những con đường bê tông thẳng tắp, chúng tôi cảm nhận được niềm hân hoan trên từng khuôn mặt của người dân. Để có được kết quả đó, ngay từ khi triển khai chương trình Quốc gia về XDNTM, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về phê duyệt Đề án hỗ trợ xi măng để đầu tư hạ tầng nông thôn và XDNTM theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm; Quyết định về việc ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với một số công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích phương thức thi công theo cơ chế đặc thù do người dân tự thực hiện... Trong 3 năm từ 2016 – 2018, toàn tỉnh nâng cấp và làm mới được 1.611 km đường giao thông nông thôn; cải tạo nâng cấp 485 phòng học, xây mới 239 nhà văn hóa, 4.027 nhà tắm và 7.219 công trình vệ sinh… Nhân dân hiến trên 562 nghìn mét vuông đất, đóng đóng trên 280 nghìn ngày công để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trồng rau trong nhà lưới tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên).
Trồng rau trong nhà lưới tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên).

Phát triển sản xuất, tạo thu nhập cho người dân cũng là nhiệm vụ trung tâm của chương trình XDNTM. Tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo thu nhập, như Nghị quyết 209/2015/NQ/HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Nghị quyết 86/NQ/2017/NQ-HĐND tỉnh về hỗ trợ sản xuất vụ đông, xây dựng cánh đồng mẫu, dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao… Cùng với đó, tích cực vận động, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất vào địa bàn tỉnh, xây dựng nhiều đề án thu hút và phát triển, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương như Đề án phát triển cây dược liệu, cây đậu tương, cây cam, quýt, quy tụ dân cư… Sau 3 năm triển khai đã thực hiện được trên 500 mô hình phát triển kinh tế; nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, như trồng dứa, ngô hàng hóa, chè, cam… các mô hình này đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và các hộ gia đình. Bên cạnh việc phát triển các mô hình sản xuất, nhiệm vụ tái cơ cấu, đổi mới quy mô sản xuất được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đến nay đã có nhiều mô hình và cách làm hiệu quả trong tổ chức lại sản xuất như việc thành lập các tổ quản lý điều hành sản xuất tại thôn, bản; phát triển các  nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông – lâm nghiệp và dịch vụ được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đồng thời bước đầu triển khai xây dựng Đề án mỗi xã một sản phẩm, nhằm khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp nông thôn thế mạnh của các địa phương. Cùng với đó, các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo, điển hình là gắn các tiêu chí giảm nghèo với Chương trình Quốc gia về XDNTM; áp dụng các cơ chế đặc thù trong XDNTM tại 6 huyện 30a. Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 47.313 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 43,65%; số hộ cận nghèo là 19.371 hộ, chiếm tỷ lệ 11,38%. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 34,2% (giảm 4,6% so với năm 2016); năm 2018 là 28,8% (giảm 5,43% so với 2017). Đến hết năm 2018, có 36 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định là 74,6%. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội luôn được giữ vững; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội được kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần bảo đảm môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chương trình XDNTM.

Nuôi bò sinh sản, tạo sinh kế bền vững cho người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ).
Nuôi bò sinh sản, tạo sinh kế bền vững cho người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ).

Phong trào tham gia XDNTM những năm qua luôn được các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là người dân tham gia nhiệt tình. Từ năm 2016 đến nay, các tổ chức, cá nhân, người dân đã đóng góp ước khoảng 46.260 triệu đồng. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 37/177 xã đạt tiêu chí giao thông; 138 xã đạt tiêu chí thủy lợi; 79 xã đạt tiêu chí số 4 điện nông thôn; 96 xã hoàn thành tiêu chí chợ… Giai đoạn từ 2011 – 2015, toàn tỉnh có 11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu cũ, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành trong cả nước; có 1 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 25 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 121 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí và 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 7,9 tiêu chí/xã. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 34 xã đạt chuẩn NTM theo tiêu chí mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh là 19,2%, bình quân tiêu chí đạt 10,4 tiêu chí/xã. So với các tỉnh trong khu vực, tỉnh Hà Giang xếp thứ 9 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc về số xã đạt chuẩn NTM và đứng thứ 10 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc về bình quân số tiêu chí đạt chuẩn.

Một mùa Xuân mới với bao ước vọng đang về khắp muôn nơi. Ở mảnh đất cực Bắc nơi địa đầu Tổ quốc, không khí Xuân cũng tỏa khắp các bản làng. Những cánh đào phai bung mình khoe sắc đón nắng Xuân, tạo nên sức sống mới nơi vùng biên viễn.

Bài, ảnh: Thanh Thủy


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sẽ đặt tượng của Bác Hồ tại Vladivostok trong năm nay

Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất hiện tại Vladivostok trong năm nay, dịch vụ báo chí của chính quyền thành phố cho biết. Trước đó, Tổng lãnh sự quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đại diện công chúng Việt Nam đã có thư đề nghị gửi tới chính quyền thành phố Vladivostok về việc phối hợp đặt tượng Bác Hồ ở đây. Tượng đài đã được thiết kế xong. Đã có quyết định đưa ra về việc đặt tượng trong công viên trên đường phố Borisenko. Nhà điêu khắc người Vladivostok, ông Piotr Chegodaev trở thành tác giả của công trình này. 

31/01/2019
Venezuela tìm cách khống chế Tổng thống tự phong, Mỹ cảnh báo hậu quả

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đề nghị Tòa án tối cao can thiệp nhằm ngăn chặn nhân vật đối lập Juan Guaido. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua (29/1) gửi kiến nghị lên Tòa án tối cao nhằm ngăn chặn nhân vật đối lập Juan Guaido, người mới đây tự xưng là Tổng thống lâm thời của nước này và được Mỹ ủng hộ.

30/01/2019
Nga cường hợp tác với Philippines trong chống khủng bố

Ngày 27.1, sau khi nhận được tin tại thành phố Jolo, tỉnh Sulu, miền Nam Philippines xảy ra vụ tấn công khủng bố khiến hàng chục người thương vong, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện chia buồn tới người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte, trong đó nhấn mạnh Moskva sẵn sàng tăng cường hợp tác song phương trong cuộc chiến chống khủng bố. 

28/01/2019
Malaysia bầu được Nhà vua mới

Ngày 24/1, tiểu vương bang Pahang, Sultan Abdullah, đã chính thức trở thành quốc vương mới của Malaysia sau cuộc họp của các gia đình hoàng tộc. Tiểu vương Sultan Abdullah sẽ thay thế vua Sultan Muhammad V, người bất ngờ thoái vị vào đầu tháng này sau khi kết hôn. Theo thông cáo của Hoàng gia Malaysia, vị Vua mới sẽ trị vì đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ ngày 31/1...

25/01/2019