Tái cơ cấu ngành nông nghiệp – "chìa khóa" nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm nghèo bền vững

07:26, 17/03/2015

Kỳ I: Thực trạng sản xuất và sự cần thiết tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, trong những năm qua tỉnh ta đã và đang tập trung sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm hàng hóa chủ lực dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và con người...; tỉnh cũng đã ban hành các quy hoạch, đề án, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt, đột phá, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn những năm qua của tỉnh đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển của nền kinh tế, cải thiện đời sống của nông dân, bảo đảm an sinh, ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn. Cụ thể, sản xuất nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2006 – 2013 đạt 6,3%/năm, riêng năm 2013 đạt 6,6%. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm từ 40,43% năm 2010 xuống còn 37,78% năm 2013; tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực trồng trọt là 6,4%; tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản là 7,7%; tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực lâm nghiệp là 3,0%; bình quân lương thực đầu người tăng từ 448 kg lên 493kg/người/năm; giảm nghèo từ 47,46% (năm 2010) xuống còn 26,95% (năm 2013)... Hiện nay toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tổng số vốn hoạt động khoảng 26.452 triệu đồng, bình quân 1.556 triệu đồng trên 1 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn mở rộng đầu tư vào nông nghiệp như: Tập đoàn Công nghiệp cao su; Công ty Cổ phần Xín Mần; Công ty Đồng Giao; Công ty Cổ phần Thương mại Bình Minh 3; Công ty Nam dược; Công ty Bảo Châu; Công ty An Bình... Hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị như: Chăn nuôi lợn, chè, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng; trồng và chế biến dược liệu; trồng chanh leo, gấc; cơ sở chế biến rượu. Đặc biệt đã đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Mức độ cơ giới hóa trong trồng trọt bình quân đạt 30,59%, trong chăn nuôi bình quân đạt 24,70%. Các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng như giống lúa, ngô, rau củ quả mới, khôi phục lợn đen Lũng Pù (Mèo Vạc), thụ tinh nhân tạo bò vàng địa phương, sản xuất giống cá Bỗng đặc sản, ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi lợn trang trại quy mô lớn... Tích cực bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản và ngành nghề nông thôn, toàn tỉnh có 3 đơn vị có kho lạnh bảo quản sản phẩm nông sản với công suất 575m3; có 276 cơ sở chế biến chè, 365 cơ sở chế biến lâm sản, có 22 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận, giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động. Hạ tầng sản xuất từng bước được đầu tư hoàn thiện, các trung tâm khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại (phòng nuôi cấy mô; trạm thụ tinh nhân tạo bò); hình thành vùng trồng cam tập trung (Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên); vùng chăn nuôi bò tập trung tại 4 huyện vùng cao núi đá; vùng chè tập trung (Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình); vùng trồng dược liệu (Quản Bạ, Xín Mần)...

Đồng bào các dân tộc trong tỉnh tích cực đưa các giống ngô mới vào gieo trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào các dân tộc trong tỉnh tích cực đưa các giống ngô mới vào gieo trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên theo đánh giá thì sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua nhìn chung quy mô còn nhỏ, manh mún, nhiều sản phẩm chưa gắn kết với thị trường; chất lượng, sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao; chưa khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng tiểu vùng sinh thái. Đầu tư cho ngành Nông nghiệp còn thấp (chiếm 9,9% tổng đầu tư xã hội, trong khi đó ngành Nông nghiệp lại đóng góp đến 37,7% tổng giá trị sản xuất); dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị mới đang được nghiên cứu, chưa được triển khai mạnh mẽ; hình thức liên kết sản xuất chủ yếu với các gia trại, trang trại; liên kết, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn. Một số liên kết giữa doanh nghiệp và hộ còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế dàng buộc, thường xuyên bị phá vỡ hợp đồng gây khó khăn cho cả đôi bên. Công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sạch, hữu cơ... chỉ mới ứng dụng ở một số sản phẩm, quy mô còn hết sức khiêm tốn; việc áp dụng các thành tựu về giống, công nghệ để tạo khối lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa lớn, đồng nhất chưa nhiều. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, ngành nghề, dịch vụ thương mại nông thôn phát triển chậm; sản phẩm của hộ nông dân, hợp tác xã đang chủ yếu ở dạng thô, sơ chế đơn giản; tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá trị gia tăng thấp; động lực thị trường chưa rõ nét; chưa có sản phẩm nông nghiệp có uy tín, có thương hiệu mạnh, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chế biến sâu hoặc xuất khẩu còn thấp. Vấn đề phát triển bền vững trong nông nghiệp chưa được quan tâm, việc sự dụng tràn lan thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường sinh thái; việc sự dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước, đất... cũng chưa được tính toán trong quá trình phát triển; tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, lao động nông thôn năng suất, chất lượng còn thấp... Từ những vấn đề trên, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một yêu cầu thực tế khách quan và hết sức cần thiết. Thông qua đó nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm nghèo một cách bền vững.

Kỳ II: Giải pháp tái cơ cấu ngành  Nông nghiệp

PV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trưng bày tài liệu Chuyên đề "Quá trình mở đường Hạnh phúc qua tài liệu lưu trữ"

BHG - Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành "đường Hạnh phúc", sáng 16.3, tại tiền sảnh Hội trường lớn HĐND – UBND tỉnh, Chi cục Văn thư lưu trữ, Sở Nội vụ tổ chức Trưng bày tài liệu Chuyên đề "Quá trình mở Đường hạnh phúc qua tài liệu lưu trữ". 

16/03/2015
Họp ban chỉ đạo Lễ kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành "Con đường Hạnh Phúc"

BHG- Sáng 16.3, Ban chỉ đạo Lễ kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành "Con đường Hạnh Phúc" đã tiến hành phiên họp thứ 2 để nghe các ngành thành viên báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị các chuỗi sự kiện. Đồng chí Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp.

16/03/2015
Về một con đường mang tên "Hạnh phúc"

BHG - Để có được con đường mang tên "Hạnh phúc" nối thị xã Hà Giang với 4 huyện vùng cao phía Bắc, 14 thanh niên xung phong đã vĩnh viễn nằm lạị trên cao nguyên đá. ..

13/03/2015
Sôi động Cuộc thi tìm hiểu "Con đường Hạnh phúc xưa và nay"

BHG- Nằm trong chuỗi các hoạt động tiến tới Kỷ niệm 50 năm Ngày hoàn thành con đường Hạnh phúc, vừa qua, Tỉnh đoàn phát động Cuộc thi tìm hiểu với chủ đề "Con đường Hạnh phúc xưa và nay".

12/03/2015