Để người dân tiếp cận pháp luật chủ động, hiệu quả

16:32, 01/05/2023

BHG - Ngày nay, người dân cần quan tâm đến quyền tiếp cận thông tin trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, vẫn còn một bộ phận người dân chưa chủ động tiếp cận pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì.

Sau hơn 3 năm ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ứng dụng Zalo, Facebook để liên hệ, nhận thông tin trong nhóm riêng, bà Phạm Thị Hồng Thắm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 2, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang cùng với các thành viên trong BCH chi hội đã có thói quen tiếp nhận các thông tin tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp luật của T.Ư và địa phương. Nhờ đó mà 190 hội viên phụ nữ được cập nhật các văn bản pháp luật nhanh chóng, kịp thời, phục vụ cho công việc, cuộc sống hàng ngày.

Để bảo đảm quyền được thông tin ngày càng cao của mọi người dân, đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để thực hiện tốt đề án này, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong năm 2022 Hội đồng phối hợp phố biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến 3 cấp với 205 điểm cầu triển khai Luật Biên phòng Việt Nam 2020; Luật Phòng, chống ma tuý năm 2020; Luật người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020; văn bản pháp luật về Thuế cho 4.619 đại biểu tham dự. Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện tổ chức hội nghị triển khai cho trên 700 đại biểu tham dự.

Trong năm 2022, các ngành thành viên Hội đồng phối hợp đã thực hiện 2.186 buổi tuyên truyền cho trên 300 nghìn lượt người tham gia; cung cấp 222.130 tờ gấp, tờ rơi, sách, báo, bản tin tuyên truyền pháp luật; 788 buổi tuyên truyền pháp luật bằng xe máy cùng với hệ thống loa phóng thanh; 378 buổi tuyên truyền bằng xe lưu động; tổ chức 112 cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút trên 55.000 lượt người tham gia. Ngoài ra, các hình thức thông tin, tuyên truyền hiệu quả trên các kênh, mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube cũng được các ngành khai thác, sử dụng hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng tiếp cận. Hội đồng phối hợp PBGDPL 11 huyện, thành phố đã tham mưu UBND cùng cấp ban hành Kế hoạch PBGDPL, hoà giải cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Chủ động hướng dẫn các phòng, ban, chuyên môn và UBND cấp xã triển khai đồng bộ công tác PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn, chú trọng tuyên truyền, định hướng những nội dung nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm.

Tuy nhiên với đặc thù là tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, một số người dân chưa có ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật để nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng sử dụng pháp luật nhằm thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cũng như thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Ở một số nơi, nội dung phổ biến pháp luật chưa bám sát nhu cầu thực tiễn cuộc sống của người dân; hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, địa bàn.

Do đó việc nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân là rất cần thiết để kích thích nhu cầu và thói quen tìm hiểu pháp luật của người dân trước khi làm gì để tránh được rủi ro, vướng mắc pháp lý. Trong đó, thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL là giải pháp không thể thiếu để đáp ứng được yêu cầu tiếp cận pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp luật trực tiếp cho người dân ở cơ sở cũng phải nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu tiếp cận pháp luật của người dân.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sơ kết kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm mua bán người
BHG-Ngày 30.3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP tỉnh), Phòng Phòng chống ma tuý và tội phạm, BĐBP và Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thực hiện kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm mua bán người (MBN).
31/03/2023
Trong 5 năm qua, người dân tỉnh Hà Giang tự nguyện giao nộp hơn 4.600 khẩu súng các loại
BHG-Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN) và công cụ hỗ trợ (CCHT) năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2018, lũy kế đến quý 1.2023, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn 4.600 khẩu súng các loại do người dân tự nguyện giao nộp, trong đó có 55 khẩu súng quân dụng, 28 khẩu súng hơi, 3 khẩu súng thể thao, còn lại là súng tự chế. Ngoài ra, ngành chức năng cũng tiếp nhận hơn 11.500 viên đạn các loại; hơn 200 quả lựu đạn, bom, mìm, đầu đạn; trên 37 kg thuốc nổ; 2 CCHT; gần 500 linh kiện để lắp ráp VK.
31/03/2023
Xã Thanh Thuỷ cưỡng chế nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
BHG - Ngày 30.3, UBND xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 3 ngôi nhà sàn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
30/03/2023
Quán triệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ
BHG - Sáng 27.4, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19.4.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, có các đồng chí: Đại tá Phan Huy Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số huyện, thành phố dự hội nghị.
27/04/2023