Nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền dân sự, chính trị của công dân

08:23, 22/02/2017

BHG- Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội (khóa XIII) thông qua tại Kỳ họp thứ 6, đã có nhiều điểm mới và căn bản thay đổi so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là về quyền dân sự, chính trị của công dân. Nhằm thực hiện và phổ biến Hiến pháp mới tới người dân, Sở Tư pháp đã và đang tích cực triển khai thi hành trên địa bàn toàn tỉnh.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, (Tuyên ngôn Độc lập) của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những quyền đó đã vang vọng, thể hiện cụ thể, rõ nét tại Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội. Hiến pháp 2013 ra đời đã mở rộng quyền con người và có những điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, như: Không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân như ở điều 50 Hiến pháp năm 1992; quyền dân sự, chính trị của từng cá nhân được xác định bao gồm: Quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng, theo đúng trình tự pháp luật; mở rộng chủ thể, nội dung quyền được bảo vệ về đời tư và đưa ra một số điều mới như Điều 19, 41, 42...

Đồng chí Ấu Duy Quang, Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: “Công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp năm 2013 đã được Sở triển khai trên bình diện sâu rộng, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến những quy định mới về quyền con người, công dân và tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức”.

Trong 3 năm, từ 2014 đến nay việc triển khai Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, như: Năm 2014, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã. Theo đó, các cấp, ngành tổ chức trên 10.000 cuộc tuyên truyền thu hút hàng triệu lượt cán bộ, công chức, chiến sỹ và nhân dân tham gia. Thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật và Tổ hòa giải cơ sở đã tuyên truyền cho hơn 100.000 lượt hội viên, người dân về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Biên soạn và phát hành trên 25.000 tài liệu, đề cương, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số; gần 100.000 tờ gấp, tờ rơi; xây dựng hơn 2.000 chuyên mục, tin, bài, phóng sự; được phát sóng trên Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh- Truyền hình các huyện, thành phố; treo gần 1.000 băng zôn, 300 cụm pa nô tuyên truyền; 195 tủ sách tại cấp xã, 300 ngăn sách pháp luật tại các trường học...

Linh hoạt, sáng tạo đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, nhiều huyện đã có cách làm hay, điển hình là Hoàng Su Phì. Theo đồng chí Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Tư pháp huyện: Sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, xác định đây là đạo luật gốc của Nhà nước, có giá trị pháp lý cao nhất, do vậy địa phương rất quan tâm đẩy mạnh triển khai tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ và nhân dân qua việc xây dựng Kế hoạch riêng để tổ chức triển khai thi hành (Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 05/5/2014); tổ chức Hội nghị triển khai Hiến pháp cho cán bộ chủ chốt các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang huyện; tuyên truyền Hiến pháp trên Trang thông tin điện tử huyện với hàng nghìn lượt người truy cập để nghiên cứu; năm 2015 huyện tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp trên địa bàn; thu hút được 9.500 bài tham gia dự thi, là đơn vị có số lượng bài dự thi cao nhất tỉnh...

Bằng việc tuyên truyền tích cực và sâu rộng đã tác động tích cực tới cán bộ và nhân dân, giúp nhân dân nắm được nhiều điểm mới quan trọng trong bản Hiến pháp, nhất là những chế định về các quyền chính trị, dân sự của con người. Khái niệm “Hiến pháp” trở nên gần gũi, thường xuyên hơn. Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đã không còn xa lạ, trở thành phương châm hành động của đông đảo cán bộ, công chức và nhân dân; giúp nâng cao ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật không ngừng được nâng lên.

Tuy nhiên, công tác xây tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều nơi còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, điều kiện tự nhiên, giao thông không thuận lợi; một số ngành, đoàn thể và địa phương chưa được quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền.

Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Niềm tin công lý

Xuân 2017 - Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tỉnh đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, tội phạm, đồng thời bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật tuân thủ đúng đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; xử lý đúng người, đúng tội, tránh oan sai, không để lọt tội phạm; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của luật pháp.

26/01/2017
Tạo dựng vị thế mới, hành trang ngành Tòa án vào Xuân mới

Xuân 2017 - Ngay từ những ngày mới giành được chính quyền (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng đến công tác Tòa án Nhân dân (TAND). 

25/01/2017
Xuyên suốt 7 nhóm nội dung cùng 7 nhóm giải pháp ngành Tư pháp

Xuân 2017 - Năm qua, công tác Tư pháp (TP) của tỉnh ta đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ TP và của tỉnh. Các mặt công tác TP có chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao so với năm 2015. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được trong năm 2016, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với ông Ấu Duy Quang, Giám đốc Sở Tư pháp.

24/01/2017
Tín hiệu bình yên trong mùa Xuân mới

BHG- Theo báo cáo từ Phòng tham mưu Công an tỉnh: trong những ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tình hình an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội (ATXH) trên địa bàn cơ bản được giữ vững và ổn định, nhân dân yên tâm vui Tết, đón Xuân. 

21/02/2017