Báo Hà Giang điện tử
.

Báo Hà Giang 58 năm thành lập và phát triển

14:47, 13/04/2022

Tiền thân là tờ Tin Hà Giang, ngày 13.4.1964, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Văn Lương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ra Nghị quyết số 11-NQ/TU về việc nâng tờ Tin Hà Giang lên thành tờ Báo Hà Giang. Ngày 13.4 trở thành dấu mốc lịch sử, được lấy là Ngày thành lập Báo Hà Giang, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Trải qua hơn nửa thập kỷ xây dựng và trưởng thành, cho đến nay Báo Hà Giang đã lớn mạnh không ngừng và có những thành tựu to lớn, góp phần vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến vẻ vang cũng như công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những chặng đường lịch sử của Báo Hà Giang.

N

ăm 1951, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo xây dựng tờ Tin Hà Giang, là tiền thân của Báo Hà Giang hiện nay. Trong những năm tháng khó khăn ấy, tờ Tin Hà Giang với khổ 30x42cm, 2 trang, do Phòng Thông tin trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh xuất bản, mỗi tháng ra 2 kỳ, sau tăng lên 3 kỳ. Tờ tin do đồng chí Phạm Kim Quy, Trưởng phòng Thông tin phụ trách.

Suốt chặng đường 13 năm, từ năm 1951 đến tháng 4.1964, tờ Tin Hà Giang đã phát huy vai trò, hiệu quả trên mặt trận tuyên truyền. Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, Ngày 13.4.1964 dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Văn Lương, BTV Tỉnh uỷ Hà Giang đã họp bàn và ra Nghị quyết số 11-NQ/TU, về việc nâng tờ Tin Hà Giang lên thành tờ Báo Hà Giang và chính thức thành lập cơ quan Báo của Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Hà Giang, Toà soạn là cơ quan của Đảng bộ tỉnh, do Tỉnh uỷ trực tiếp lãnh đạo. Ngày 13.4 được lấy là ngày thành lập Báo Hà Giang...

 
 
Đồng chí Phạm Kim Quy, Phụ trách tờ Tin Hà Giang, sau này là Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Hà Giang. Đồng chí làm Tổng Biên tập từ 1964 – 1982.
Đồng chí Phạm Kim Quy, Phụ trách tờ Tin Hà Giang, sau này là Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Hà Giang. Đồng chí làm Tổng Biên tập từ 1964 – 1982.

 

Những ngày đầu thành lập, tòa soạn chỉ có 8 cán bộ, vừa làm phóng viên, vừa biên tập tin, bài. Báo được phát hành mỗi tuần 1 kỳ, lượng phát hành từ 700 tờ rồi lên đến 2.000 tờ/kỳ. Báo được phát hành xuống đến xã và bán qua Bưu điện cho các cơ quan trong tỉnh với giá bán 4 xu/tờ.

Trải qua bề dày lịch sử phát triển với nhiều đổi thay, hình ảnh tờ Báo Hà Giang đã để lại nhiều ký ức đẹp trong lòng bạn đọc, cán bộ, đảng viên trong tỉnh.

Đặc biệt, trong giai đoạn 1964 – 1976, dù còn nhiều khó khăn, với đặc thù của một tỉnh có trên 1/3 dân số là đồng bào Mông. Để phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền của tỉnh, Báo Hà Giang đã xây dựng tờ Phụ trương tiếng Mông. Tờ Phụ trương tiếng Mông của Báo Hà Giang mỗi tháng ra 3 kỳ, phát hành đến thẳng các xã trong toàn tỉnh, được bà con rất quan tâm.

Nghị quyết số 11-NQ/TU, về việc nâng tờ “Tin Hà Giang” lên thành tờ “Báo Hà Giang” và chính thức thành lập cơ quan Báo của Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Hà Giang
Tờ Báo Hà Giang xuất bản năm 1964.
 

 

 

 

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước bước sang thời kỳ hòa bình, khôi phục và phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Tòa soạn và tờ báo Hà Giang, Tuyên Quang cũng được sáp nhập, lấy tên là Báo Hà Tuyên. Ban đầu, trụ sở Tòa soạn Báo Hà Tuyên được đặt tại thị xã Hà Giang, về sau được chuyển về thị xã Tuyên Quang.

 

Tháng 2.1979, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, tuyến biên giới Hà Tuyên trở thành mặt trận ác liệt với nhiều hy sinh, gian khổ. Trong thời điểm đó, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn Báo Hà Tuyên vừa phải tuyên truyền cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội; vừa ra trận làm công tác tuyên truyền cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc. Điểm nhấn cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là năm 1980, Tòa soạn Báo Hà Tuyên tổ chức sản xuất và phối hợp để cho ra thêm một ấn phẩm mang tên “Hà Tuyên mặt trận”. Tờ Hà Tuyên mặt trận ra một tuần/kỳ. Với nội dung chuyên sâu về cuộc sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ nơi mặt trận biên giới phía Bắc.

 

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước bước sang thời kỳ hòa bình, khôi phục và phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Tòa soạn và tờ báo Hà Giang, Tuyên Quang cũng được sáp nhập, lấy tên là Báo Hà Tuyên. Ban đầu, trụ sở Tòa soạn Báo Hà Tuyên được đặt tại thị xã Hà Giang, về sau được chuyển về thị xã Tuyên Quang.

 

Tháng 10.1991, sau khi tách tỉnh, Báo Hà Giang bước vào thời kỳ mới đó là tuyên truyền, cổ vũ cho nhiệm vụ khôi phục và phát triển KT – XH, xây dựng tỉnh Hà Giang vượt lên khó khăn. Trong thời kỳ này, Hà Giang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Là địa bàn thoát khỏi chiến tranh muộn nhất, nơi thiếu đất canh tác nhất, thiếu nước sinh hoạt nhất, mặt bằng dân trí không đồng đều, tỷ lệ người chưa biết chữ còn rất cao, cơ sở hạ tầng, giao thông cực kỳ khó khăn.

Thực hiện việc tách lập Báo Hà Giang, đồng chí Hoàng Kiệm, Trưởng phòng Phóng viên Báo Hà Tuyên được giao nhiệm vụ phụ trách cùng 9 cán bộ, phóng viên rời thị xã Tuyên Quang lên thị xã Hà Giang xây dựng tờ Báo Hà Giang với rất nhiều khó khăn, thử thách. Báo Hà Giang bước vào một thời kỳ mới, trong điều kiện KT – XH của tỉnh còn rất khó khăn. Nhưng với quyết tâm cao, Báo Hà Giang nhanh chóng ổn định tổ chức hoạt động, từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang gắn với công cuộc đổi mới của đất nước.

 

Báo Hà Giang thời kỳ đầu tách lập xuất bản 1 số/tuần với lượng xuất bản 1.000 tờ/số. Các năm sau, Báo Hà Giang nâng phát hành lên 3 kỳ/tuần với lượng phát hành từ 3.000 bản/kỳ, tăng lên 5.000 bản, 7.000 bản/kỳ. Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, đến năm 2013, Báo Hà Giang được tỉnh quan tâm cho tăng lên 4 kỳ/tuần, ra các ngày thứ 3,4,5,7.

Đồng chí Vàng Thị Chứ - PCT UBND xã Lũng Cú (Đồng Văn)

 

 

Để đáp ứng nhu cầu thông tin, đến năm 2017, Báo Hà Giang tiếp tục được tỉnh quan tâm, cho tăng phát hành lên thành 5 kỳ/tuần, với lượng phát hành từ 8.000 - 8.500 bản/kỳ, phát hành đến tất cả các chi, Đảng bộ cơ sở, các cơ quan, đơn vị, trường học, các xã, phường, tổ dân phố, thôn, bản trong toàn tỉnh. Đặc biệt, từ tháng 4.2020 báo in thường kỳ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho in 4 mầu trang 1 và trang 4. Đi đôi với việc cải tiến nâng cao chất lượng nội dung thông tin, Báo không ngừng cải tiến, nâng cao hình thức để trang báo đẹp, hấp dẫn, bắt kịp xu thế phát triển.

Người dân rẻo cao với báo Đảng

Hiện nay, các loại hình báo chí của Báo Hà Giang đã thực sự là nhu cầu hàng ngày, là người bạn thân tình, gắn bó, cần thiết của bạn đọc, của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đó là tờ báo Hà Giang chính thức ra 5 kỳ/tuần với lượng phát hành từ 3000 bản/kỳ, tăng lên 5.000 bản/kỳ, rồi 9.000 bản. Báo in ra các ngày, thứ 3,4,5,6,7 với lượng phát hành từ 8.000 đến 9.000 bản/kỳ, phát hành đến tất cả các Đảng bộ, chi bộ cơ sở, các cơ quan, đơn vị, trường học, các xã, phường, tổ dân phố, thôn bản trong toàn tỉnh.

 

Song song với báo in thường kỳ, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền dành cho đồng bào vùng cao, Báo Hà Giang đã tích cực tổ chức xây dựng tờ Hà Giang cực Bắc khổ nhỏ, in 4 màu được duy trì xuất bản mỗi tháng 1 kỳ, phát hành trên 3.000 bản/kỳ. Tờ Hà Giang cực Bắc được bà con đón nhận, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền tỉnh với những vùng khó khăn của tỉnh.

Bạn đọc với Báo Hà Giang
 

Năm 2007, Trang Thông tin Báo Hà Giang điện tử đã chính thức ra mắt bạn đọc trên mạng Internet với tên miền www.baohagiang.vn để quảng bá hình ảnh và con người Hà Giang tới đồng bào từ mọi miền đất nước và kiều bào đang làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Với những ưu điểm vượt trội như: Thông tin thời sự cập nhật; không giới hạn về không gian, thời gian với người đọc; không giới hạn về dung lượng thông tin đăng tải; trao đổi tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng. Trang tin Báo điện tử nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong giới truyền thông và trở thành kênh thông tin đối ngoại quan trọng của tỉnh.

Em Nguyễn Danh Long (Sinh viên Hà Giang tại Hà Nội)

Với nỗ lực xây dựng, Báo Hà Giang điện tử đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép hoạt động báo điện tử tngày 8.11.2019. Báo Hà Giang điện tử đã ra mắt phiên bản giao diện trên các thiết bị điện thoại thông minh. Cùng với đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền đa phương tiện trên Báo điện tử.

 

Tích cực ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong Tòa soạn, tháng 12.2019, Báo Hà Giang điện tử lần đầu tiên thực hiện chương trình phát thanh internet với thời lượng phát thanh 3 chương trình/tuần. Năm 2020, 2021, Báo Hà Giang điện tử tiếp tục mạnh dạn thực hiện các nội dung truyền hình trực tiếp và phát thanh trực tiếp một số sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh trên nền tảng số như trên Báo điện tử và trên Trang fanpage của Báo và một số trang Fanpage của tỉnh, được lãnh đạo tỉnh và khán thính giả, bạn đọc đánh giá cao. Hiện nay, Ban biên tập, đội ngũ cán bộ, BTV, phóng viên Báo Hà Giang đang tích cực đi tắt, đón đầu, tận dụng xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, tính năng đa phương tiện của Báo điện tử.

Lãnh đạo Báo Hà Giang nghe chuyển giao thiết bị Flaycam để ghi hình từ trên cao.

Đến năm 2021, cùng với việc đầu tư hệ thống tòa soạn điện tử, Báo Hà Giang tiếp tực được Tỉnh ủy cho chủ trương và được nâng cấp, thay đổi giao diện mới với nội dung, hình thức đẹp mắt, khoa học, giao diện mới phù hợp với sự phát triển của báo chí hiện đại đó là làm báo đa phương tiện. Năm 2022, Tỉnh ủy tiếp tục quan tâm cho chủ trương để Báo Hà Giang đầu tư nâng cấp trang thiết bị hoạt động của Báo điện tử và tòa soạn. Đến thời điểm hiện tại, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hà Giang đã thực hiện làm việc trên mạng, góp phần quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.

 

Hơn Nửa thế kỷ đã qua, từ 8 cán bộ ban đầu đến nay cơ quan Báo Hà Giang đã có 32 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên, công tác tại 5 phòng chuyên môn và gần 20 phóng viên hợp đồng.

Từ chỗ xuất bản thưa kỳ đến nay Báo Hà Giang đã in 4 trang, gồm 2 trang màu, 2 trang trắng đen, xuất bản 5 kỳ 1 tuần; báo ảnh dành cho đồng bào vùng cao và Báo Hà Giang điện tử. Điều đó đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn và làm phong phú thêm món ăn tinh thần cho cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tổng biên tập Báo Hà Giang Nguyễn Trung Thu duyệt phát hành số báo in mầu đầu tiên.

Cùng với đội ngũ PV, Báo Hà Giang còn có nhiều CTV ở trong và ngoài tỉnh, tích cực cộng tác gửi tin, bài ảnh thường xuyên cho báo. Đội ngũ cộng tác viên đông đảo có trình độ đã góp phần nâng cao tính thời sự phong phú, hấp dẫn của tờ báo.

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, Báo Hà Giang còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tuyên truyền vận động, kêu gọi quyên góp ủng hộ cho hàng nghìn hộ nghèo, học sinh bán trú vùng sâu, xa, biên giới như: Xã Pải Lủng, Sủng Trà, Khâu Vai, Lũng Chinh, Cán Chu Phìn, Tả Lủng, Lũng Pù, Niêm Tòng (Mèo Vạc), Nàn Ma, Nà Chì (Xín Mần); Sủng Cháng (Yên Minh)... Đặc biệt là việc hỗ trợ kinh phí xây Nhà Đại đoàn kết, nhà cho người có công, CCB nghèo, hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở theo Quyết định 1953 của Tỉnh ủy, trường mầm non, Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trung đoàn Văn công 148 tại xã Nàn Ma.

 
 

Với những loại hình báo chí năng động, hiện đại, Báo Hà Giang đã và đang hòa mình vào dòng chảy bảo chí cả nước, thực sự trở thành món ăn tinh thần quan trọng của bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

Ghi nhận sự đóng góp của Báo Hà Giang, trong hơn 50 năm qua Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ VH-TT-DL đã tặng nhiều cờ, bằng khen, giấy khen cho cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang. Báo Hà Giang cũng đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhì, hạng Nhất; Thủ tướng Chính phủ tặng nhiều Bằng khen; Hội Nhà Báo Việt Nam tặng nhiều Huy chương vì sự nghiệp Báo chí cho cán bộ, phóng viên.

Hơn 50 năm đoàn kết, gắn bó, nỗ lực hết mình, vượt qua gian khó, không ngừng vươn lên của tập thể các thế hệ nhà báo của cơ quan Báo Đảng bộ tỉnh là hơn 50 năm Báo Hà Giang nhận được sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ của BCH Đảng bộ tỉnh, của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và của bà con các dân tộc trong tỉnh… Tập thể cơ quan Báo Hà Giang đã phấn đấu không ngừng nhằm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức người làm báo cách mạng, thực hiện thật tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang.

 

BÀI, ẢNH, VIDEO: LÊ LÂM - MINH CHÂU và TƯ LIỆU

THIẾT KẾ: LÊ LÂM


Ý kiến bạn đọc


Đọc tiếp