Quang Bình xây dựng sản phẩm chè Shan tuyết đạt chuẩn OCOP

09:55, 28/02/2020

BHG - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, huyện Quang Bình có 4 sản phẩm đạt hạng 3, 4 sao. Trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao là chè Shan tuyết chất lượng cao của Hợp tác xã (HTX) Minh Quang, xã Xuân Minh; 2 sản phẩm đạt 3 sao là chè Shan tuyết Quang Sơn của hộ kinh doanh Lý Chàn Tòng, xã Tiên Nguyên. Xác định chè Shan tuyết là cây trồng chủ lực, thế mạnh của địa phương, huyện Quang Bình đã và đang đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn, không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. 

Giám đốc HTX Minh Quang Phùng Sùn Chòi (trái) giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết đạt 4 sao.
Giám đốc HTX Minh Quang Phùng Sùn Chòi (trái) giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết đạt 4 sao.

Tiên Nguyên là xã vùng cao, cách trung tâm huyện gần 30 km về phía Đông Bắc. Đất đai, khí hậu phù hợp cho việc phát triển cây chè Shan tuyết; chè ở đây có hương vị thơm ngon, tinh khiết đặc trưng. Do đó, từ 2007, anh Lý Chàn Tòng, thôn Tân Tiến đã kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Shan tuyết Quang Sơn. Mỗi năm, cơ sở của anh thu mua, chế biến khoảng 10 tấn chè xanh, với giá bán 150.000 đồng/kg, gia đình anh thu lãi trên 400 triệu đồng. Đến nay, anh Tòng đã giới thiệu sản phẩm chè Shan tuyết Quang Sơn đến nhiều đại lý trong và ngoài tỉnh, anh Tòng cho biết: Để phát triển sản phẩm chè Shan tuyết Quang Sơn, cơ sở của tôi luôn chú trọng đến chất lượng nguồn nguyên liệu, ký hợp đồng với người trồng chè để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, an toàn; quan tâm thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi quy cách mẫu mã để có sản phẩm tiện lợi hơn.

Anh Phùn Sùn Chòi, Giám đốc HTX Minh Quang, thôn Minh Sơn, xã Xuân Minh, cho biết: HTX Minh Quang được thành lập tháng 7.2018 với tổng vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Mỗi năm, HTX thu mua trên 200 tấn chè tươi, sản xuất các sản phẩm chè như: Hồng trà, Bạch trà, trà Tuyết nõn, trà xanh, bột Matcha… Trong đó, Bạch trà và trà Tuyết nõn là thượng hạng nhất, có giá bán từ 600 nghìn đồng - 1,8 triệu đồng/kg. Với hương vị chè thơm ngon, đảm bảo chất lượng cao nên 3 doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Tổng lợi nhuận mỗi năm đạt 250 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 - 7 lao động thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Hiện nay, HTX có 2 sản phẩm đạt hạng 4 sao OCOP là chè Tuyết nõn hút chân không, đóng hộp loại 500 gram và 100 gram.

Huyện Quang Bình hiện có trên 3.000 ha chè Shan tuyết, tổng diện tích chè chăm sóc theo hướng VietGAP 1.189 ha và 300 ha chè hữu cơ. Sản lượng búp tươi hàng năm đạt 12.000 tấn, giá trị kinh tế đạt từ 96 - 120 tỷ đồng. Với mục tiêu phát triển các sản phẩm chè Shan tuyết đạt hạng 3, 4 và 5 sao OCOP trở lên, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện OCOP cho cấp ủy, chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè Shan tuyết; đưa đề án OCOP vào nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, mức độ hoàn thiện của các sản phẩm được huyện lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm chè Shan tuyết: Tiến hành hoàn thiện mã số, mã vạch, mã QR và tem chống hàng giả cho các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện… Hiện nay, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Minh Quang hay chè Shan tuyết Quang Sơn đều được sản xuất theo chuỗi, đảm bảo chất lượng, nhãn mác rõ ràng và tham gia trưng bày, giới thiệu tại nhiều hội chợ lớn trong và ngoài tỉnh, có sức tiêu thụ lớn.

Có thể khẳng định, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm chè Shan tuyết OCOP là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, đơn vị sản xuất kinh doanh.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên "đánh thức" tiềm năng cây chè

BHG - Được xác định là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện, những năm qua, Vị Xuyên đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm "đánh thức" tiềm năng cây chè.  Tổng diện tích chè hiện nay của toàn huyện là 3.674 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 3.420 ha; năng suất chè búp tươi bình quân đạt 39,2 tạ/ha, sản lượng đạt 13.409 tấn/năm, tập trung tại các xã: Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy...

29/11/2019
Yên Minh phát huy giá trị các sản phẩm chủ lực

BHG - Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn với nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã và đang dần khẳng định được thương hiệu. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đang vận dụng linh hoạt, tận dụng nguồn lực hỗ trợ để phát huy giá trị và xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực. Đề án OCOP được tỉnh triển khai từ năm 2018 và lựa chọn huyện Quản Bạ thực hiện thí điểm; từ đó, rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tỉnh.

29/10/2019
Cao trà và duyên nợ người con gái Hà thành

BHG - "Từ xưa đến nay, chúng ta đều có thói quen uống chè (trà) xanh, chè khô nhưng chưa từng nghĩ sẽ có ngày được thưởng thức Cao trà  cho đến khi sản phẩm độc đáo này xuất hiện. Đây không những là thức uống quý tộc mà còn là dòng trà dược quý, tốt cho sức khỏe". Đó là nhận xét tâm đắc của nhiều chuyên gia, người thưởng trà trong và ngoài tỉnh khi nói về sản phẩm độc đáo Cao trà.

 

28/12/2019
Mèo Vạc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019

BHG - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mèo Vạc tổ chức xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh.

 

28/10/2019