Vị Xuyên với nhiều giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam Sành

22:01, 27/10/2018

BHG - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là cam Sành ở Vị Xuyên sẽ cho thu hoạch, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Với sản lượng ước tính đạt từ 800 đến 1.000 tấn niên vụ 2018 – 2019, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cam đã được huyện Vị Xuyên xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá trong và ngoài tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản phẩm đảm bảo chất lượng tiêu thụ ra thị trường, từ đó nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Vườn cam VietGAP tại thôn Cuôm, xã Trung Thành (Vị Xuyên).
Vườn cam VietGAP tại thôn Cuôm, xã Trung Thành (Vị Xuyên).

Muốn tiêu thụ được sản phẩm cam, điều quan trọng nhất là phải nâng cao được chất lượng. Do vậy, huyện đã tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung và thành lập các HTX sản xuất cam; hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng cam trong huyện. Đối với diện tích trồng mới, huyện hỗ trợ 100% cây giống; các hộ trồng cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP đều được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa, tạo tán, cải tạo vườn già cỗi... Hàng năm, huyện tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ trồng cam về quy trình kỹ thuật, chăm sóc, thu hái sản phẩm, nhất là khâu bảo vệ thực vật tại các xã vùng cam. Quy hoạch vùng trồng cam tại những địa phương có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp… Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức như: Sẽ tổ chức Hội thi sản phẩm cam Sành toàn huyện Vị Xuyên vào thời điểm cuối năm (khi cam chín); đã hỗ trợ xây dựng chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm cam Sành đảm bảo chất lượng với 30 gian hàng tại thôn Việt Thành, xã Việt Lâm (dọc Quốc lộ 2) để các hộ sản xuất cam VietGAP có địa điểm bán sản phẩm mà không phải đem bán lẻ ở các chợ, bên cạnh đó cũng tạo cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh có địa chỉ tin cậy để mua sản phẩm cam Sành Vị Xuyên đảm bảo chất lượng; quản lý tốt công tác cấp tem, nhãn, bao bì cũng như kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho người trồng cam. UBND huyện phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn cam Sành VietGAP cho 80,1 ha cam của 146 hộ. Hỗ trợ kinh phí tham gia Hội thi sản phẩm cam Sành của tỉnh, của huyện tổ chức; hỗ trợ hộp giấy, tem, nhãn của sản phẩm. Hàng năm phối hợp với Sở Công thương đem sản phẩm cam Sành tham gia quảng bá, trưng bày tại các Hội chợ ở huyện, tỉnh và thành phố Hà Nội. Phối hợp với Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương của tỉnh hỗ trợ 3 tổ chức, cá nhân điểm bán hàng Việt – nông sản tại thị trấn Việt Lâm và thị trấn Vị Xuyên.

Đồng chí Nguyễn Văn Châu, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều xã trồng cam nhưng tập trung chủ yếu ở 3 xã: Trung Thành, Việt Lâm và Quảng Ngần. Toàn huyện có tổng diện tích cam trên 600 ha, trong đó cam đạt tiêu chuẩn VietGAP là 80,1 ha, tổng sản lượng đạt từ 800 đến 1.000 tấn/năm. Xác định cây cam Sành là cây trồng chủ đạo trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, UBND huyện Vị Xuyên đã xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam với mục đích cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng; người sản xuất cũng nắm chắc được quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm để sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, từ đó thu nhập từ cũng được nâng lên. Với những giải pháp như trên, hy vọng niên vụ 2018 – 2019, cam Sành Vị Xuyên sẽ có đầu ra ổn định, tạo điều kiện tiêu thụ thuận lợi cho người trồng cam và nâng cao thương hiệu của cam Sành Vị Xuyên.

Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảm bảo tiến độ các dự án từ nguồn vốn ODA

BHG - Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 21 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện. Trong đó, 6 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, 15 dự án do các bộ, ngành T.Ư làm chủ quản, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các dự án đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

28/02/2018
Nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp

BHG - Đó là những đánh giá của người dân trên địa bàn huyện Vị Xuyên về  hoạt động của các thành viên trong Tổ dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp. Được thành lập và hoạt động đã hơn 2 năm (tháng 5.2016), với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, Tổ dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ và luôn đồng hành, chia sẻ với người nông dân một cách nhanh chóng, kịp thời nhất mỗi khi họ cần. Từ khi mới thành lập, Tổ dịch vụ chỉ có 8 cán bộ đến từ nhiều cơ quan trong ngành nông, lâm nghiệp như...

26/07/2018
Công ty Xăng dầu Hà Giang diễn tập phòng cháy, chữa cháy thường niên

BHG - Thực hiện kế hoạch hàng năm, Công ty Xăng dầu Hà Giang vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh tổ chức diễn tập thực hành chữa cháy, cứu nạn cứu hộ thường niên năm 2018, tại Cửa hàng Xăng dầu Quang Trung (TPHG)…Với tình huống giả định có sự cố cháy nổ xảy ra khi đang tiến hành bơm xăng từ xe bồn vào hầm chứa xăng, ngay khi phát hiện sự cố có cháy, nhân viên Cửa hàng Xăng dầu Quang Trung đã nhanh chóng phát lệnh báo động và thông báo khẩn cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy...

26/07/2018
Cần tháo gỡ khó khăn trong bàn giao, tiếp nhận lưới điện nông thôn

BHG- Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 60 công trình lưới điện hạ áp (LĐHA) nông thôn được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho Công ty Điện lực Hà Giang quản lý, vận hành, đã gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư và ngành Điện trong việc quản lý, còn người dân phải mua điện giá cao; ngành Điện bán hàng theo hình thức nhiều hộ dùng chung công tơ tổng.

26/04/2017