Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Quản Bạ

16:57, 24/04/2023

BHG - Tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế là những giải pháp đã và đang được cấp ủy, chính quyền huyện Quản Bạ triển khai thực hiện để giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới (NTM).

Tham quan mô hình trồng cây ăn quả của anh Mai Minh Đình, thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám.
Tham quan mô hình trồng cây ăn quả của anh Mai Minh Đình, thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám.

Quản Bạ là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô các mô hình kinh tế một số địa phương vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận diện rõ những khó khăn, hạn chế của địa phương, những năm gần đây, huyện Quản Bạ tập trung triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao hiệu quả liên kết phát triển kinh tế của nông dân huyện Quản Bạ và cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững. Khuyến khích nhân dân đẩy mạnh sản xuất thành hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Cùng với cán bộ Hội Nông dân huyện Quản Bạ, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Mai Minh Đình ở thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám, với quy mô gần 1 ha ổi, hơn 700 cây, mỗi năm thu hoạch xuất bán ra thị trường, đem lại cho gia đình anh trên 200 triệu đồng. Anh Đình chia sẻ: “Năm 2018 tôi bắt đầu trồng ổi, ban đầu chỉ 100 cây, sau 1 năm thu hoạch được nhiều người đặt mua nên tôi tiếp tục trồng thêm 600 cây và trồng thêm chanh, Hồng không hạt. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở xã, huyện mà nhiều thương lái các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh như Lào Cai, Yên Bái... cũng tìm mua”.

Mô hình trồng hoa hồng của anh Lê Văn Bảy, thôn Nà Khoang 2, xã
Mô hình trồng hoa hồng của anh Lê Văn Bảy, thôn Nà Khoang 2, xã

Thời gian qua, việc trồng cây ăn quả đã trở thành hướng phát triển kinh tế mà nhiều hộ trên địa bàn huyện lựa chọn. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ trồng cây ăn quả như gia đình ông Mai Xuân Sèng, thôn Nà Lình, xã Nghĩa Thuận; ông Lý Đại Thông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ…

Từ chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân huyện Quản Bạ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Các mô hình như: Nuôi lợn đen, chăn nuôi tổng hợp, nuôi trâu, bò theo hướng tập trung hàng hóa có chuồng trại gắn với trồng cỏ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ và ngày càng được nhân rộng trên địa bàn.

Cùng với trồng và chăm sóc diện tích cây trồng theo chuỗi liên kết với: 60 ha vùng rau chuyên canh tại xã Quyết Tiến, 3,2 ha vùng chuyên canh trái vụ tại xã Đông Hà, liên kết sản xuất rau trái vụ xã Tùng Vài, 51,58 ha cây Hồng không hạt, 42.185 cây chè Shan tuyết, 4,912 ha Gừng trâu ruột vàng… và nhiều cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Hiện nay huyện Quản Bạ đang có đàn trâu, bò 26.180 con, 35.600 con lợn, dê 4.300 con, ong 6.100 tổ, gia cầm 250.000 con. Đây là nguồn lợi kinh tế không nhỏ của nhiều hộ dân trên địa bàn.

Đồng chí Đỗ Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ cho biết: “Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt chú trọng hướng dẫn nhân dân tiếp cận với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh, huyện để đầu tư phát triển sản xuất. Ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh. Đặc biệt là trồng cây ăn quả ôn đới, những cây trồng tạo cảnh quan để thu hút khách du lịch như đào, lê, mận... tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền, nhân dân thật sự quan tâm đến chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương trong huyện đã đi học tập mô hình kinh nghiệm và đã liên kết được một số đơn vị cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm, đây là một sự thay đổi lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Đồng thời, tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong việc thực hiện các mô hình, cung ứng vật tư cần thiết để thực hiện và nhân rộng các mô hình hiệu quả. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để người dân liên kết sản xuất, thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung”.

Việc xây dựng , phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 52,73%...

Từ những hiệu quả của các mô hình kinh tế, huyện đang tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất mới. Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế đã và đang từng bước giúp người dân huyện Quản Bạ vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Dịu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
BHG - Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những giải pháp quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay hướng đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phát huy giá trị từng loại rừng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân.
22/04/2023
Chỗ dựa vững chắc cho hội viên, nông dân
BHG - Với phương châm đoàn kết, sáng tạo, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, nhiệm kỳ 2018 – 2023, Hội Nông dân (HND) huyện Yên Minh đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, đổi mới phong trào thi đua và chương trình phát triển kinh tế. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo chỗ dựa vững chắc cho hội viên, nông dân (HVND).
21/04/2023
Bà con nông dân huyện Mèo Vạc tích cực chăm sóc ngô vụ Xuân – Hè
BHG - Vụ Xuân - Hè năm 2023, huyện Mèo Vạc gieo trồng gần 6.000 ha ngô, chủ yếu là NK 4300, NK 7328, CP311, CP511 và giống ngô địa phương. Thời điểm này, bà con nông dân đang tích cực làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây ngô.
21/04/2023
Hội nghị chuyên đề giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam với sở, ngành của các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn; Yên Bái và Cao Bằng
BHG - Chiều 20.4, Đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo các Sở NN&PTNT; KH&CN; GD&ĐT, Nội vụ, TN&MT và một số doanh nghiệp, HTX của các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn; Tuyên Quang, Yên Bái và Cao Bằng về việc cụ thể hóa việc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.
20/04/2023