Đảm bảo việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bà con các địa phương

17:28, 26/09/2022

BHG - Với sự chủ động nhằm đảm bảo tiến độ thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tới  người dân được thụ hưởng, ngay từ đầu năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) trực thuộc Sở NN&PTNT đã triển khai quy trình chi trả tiền DVMTR một cách nhanh chóng, chính xác. Qua đó, góp phần động viên người dân tham gia bảo vệ rừng và ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng.

Đồng chí Đinh Xuân Lượng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cho biết: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, tổng diện tích rừng có cung ứng DVMTR là 451.805,27 ha, chiếm 97,8% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong đó, chủ rừng là tổ chức có 19 chủ với 92.475,91 ha; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có 43.578 hộ với 102.753,85 ha; 426 chủ rừng là nhóm hộ, cộng đồng dân cư với 14.463,53 ha… Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến đời sống của hàng nghìn người làm nghề rừng, nhờ đó mà cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, nhất là cộng đồng dân cư và bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Việc chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng thông qua bên thứ 3 (bưu điện) được thực hiện đồng bộ trên 167/167 xã, phường, thị trấn đã tạo thuận lợi, tiết kiệm được thời gian cho người dân khi đến nhận tiền và đảm bảo sự công khai, minh bạch trong quá trình thanh toán.

Chính sách chi trả tiền DVMTR tới người dân góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng
Chính sách chi trả tiền DVMTR tới người dân góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng

Để thực hiện tốt và đảm bảo đúng tiến độ chi trả DVMTR đến chủ rừng, Quỹ BV&PTR đã chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai rà soát, xác định, xác nhận diện tích rừng có cung ứng DVMTR của các huyện/thành phố, chủ rừng là tổ chức làm cơ sở phân bổ tiền DVMTR kế hoạch năm 2021 (193/193 xã/phường/thị trấn). Đồng thời, triển khai thực hiện việc rà soát, xác định lưu vực có cung ứng DVMTR của các nhà máy sản xuất thủy điện mới đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, để góp phần tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả DVMTR đến người thụ hưởng và các đối tượng khác được hiệu quả, Quỹ BV&PTR luôn đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phối hợp với UBND huyện Xín Mần, Đồng Văn, Bắc Mê tổ chức hội thi tìm hiểu về chính sách chi trả DVMTR cho đối tượng là cán bộ một số xã, thôn.

Cán bộ Quỹ BV& PTR cùng lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra rừng tại huyện Quản Bạ
Cán bộ Quỹ BV& PTR cùng lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra rừng tại huyện Quản Bạ

Việc chi trả tiền DVMTR được Quỹ BV&PTR thực hiện minh bạch, hiệu quả, kịp thời, đảm bảo đúng các quy định. Cụ thể, tính đến thời điểm tháng 9.2022, đã chi 132 tỷ 489,8 triệu đồng tiền DVMTR, đạt 98% kế hoạch năm 2022, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Thu tiền DVMTR 81 tỷ 323,1 triệu đồng, đạt 60% kế hoạch năm 2022, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, Quỹ BV&PTR đã tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh và giải quyết kịp thời kiến nghị liên quan đến DVMTR. Ông Pản Văn Và, người dân thôn Giáp Cư, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê chia sẻ: “Thôn chúng tôi năm nào cũng được chi trả tiền DVMTR, tuy số tiền không nhiều nhưng là động lực để tôi và cộng đồng trong thôn tiếp tục tích cực trồng và chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng. Rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc chi trả tiền DVMTR tới người dân chúng tôi”.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp thu chi tiền DVMTR đảm bảo tiến độ trong thời gian tới, Quỹ BV&PTR đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR đối với các đối tượng sử dụng cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành về chính sách này. Đồng thời, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR kê khai, nộp tiền DVMTR quý III/2022 và nợ đọng quý II/2022 đúng thời gian.

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông dân tiêu biểu vùng biên Nghĩa Thuận
BHG - Hưởng ứng phong trào hội viên nông dân cải tạo vườn tạp, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng ý trí, nghị lực vươn lên thoát nghèo, anh Hà Văn Phúc, hội viên Hội Nông dân xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ) đã thực hiện cải tạo vườn tạp kết hợp với chăn nuôi gia súc, trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu tại địa phương.
26/09/2022
Bản Dao Sủng Ú đổi thay
BHG - Thôn Sủng Ú, xã Sủng Máng (Mèo Vạc) có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực vượt khó của nhân dân, Sủng Ú hôm nay đang khoác lên mình một diện mạo mớ
26/09/2022
Người “truyền lửa” giúp dân thoát nghèo ở Nặm Lịa
BHG - Tiên phong trong phát triển KT – XH ở địa phương, người dân ở xóm Nặm Lịa, thôn Trung Thành, xã Bằng Lang (Quang Bình) được ông Sẻng Văn Xiêm như người “truyền lửa” trong cuộc sống. Bằng kinh nghiệm cá nhân, ông đã vận động và trực tiếp hỗ trợ, giúp người dân có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
24/09/2022
Hội CCB huyện Xín Mần tích cực thực hiện Chương trình 1953 gắn với cải tạo vườn tạp
BHG - Những năm qua, thực hiện cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai các chương trình, dự án về phát triển KT – XH và sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, Hội CCB các cấp trên địa bàn huyện Xín Mần đã vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động mang lại hiệu quả thiết thực.
23/09/2022