Hà Giang

Mèo Vạc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực du lịch

14:35, 09/08/2022

BHG - Mèo Vạc có nhiều tiềm năng, thế mạnh và cơ hội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Nhận thức được việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong quá trình chuyển đổi số, thực hiện Kế hoạch số 16/2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Hà Giang, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, khách hàng giao dịch tiền tệ, mua bán hàng hóa, vừa đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt đối với khách du lịch, huyện Mèo Vạc đã ban hành các chương trình, nghị quyết về đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc và chuyển đổi số.

Chị Phan Thị Nhung, chủ quán cà phê Cao nguyên xanh hướng dẫn du khách thanh toán không dùng tiền mặt.
Chị Phan Thị Nhung, chủ quán cà phê Cao nguyên xanh hướng dẫn du khách thanh toán không dùng tiền mặt.

Với nỗ lực thực hiện Kế hoạch số 16/2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Hà Giang đến năm 2025, theo đó UBND huyện chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Các ngành, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ chủ động đến các ngân hàng để được hướng dẫn cài đặt; đồng thời Agribank Mèo Vạc thiết kế và lắp đặt mã VietQR miễn phí 100% phù hợp với từng mô hình kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương và người dân để tiện lợi thanh toán. Bên cạnh đó, Agribank Mèo Vạc cử cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn cách cài đặt và thanh toán bằng mã VietQR trên ứng dụng Agribank e-mobile banking. Vì vậy, trong 7 tháng đầu năm, Agribank Mèo Vạc đã cài đặt cho 460 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, trong đó có 98% cơ sở kinh doanh dịch lưu trú và ăn uống.

Người dân Mèo Vạc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán hàng tiêu dùng.
Người dân Mèo Vạc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán hàng tiêu dùng.

Đến quán cà phê Cao nguyên xanh tại thị trấn Mèo Vạc đúng thời điểm anh Jimmy (du khách Canada) đang thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc quét mã QR, mới thấy sự tiện lợi của hình thức thanh toán này. Anh Jimmy cho biết: “Tôi sống ở Việt Nam nhiều năm, khi đến tham quan huyện Mèo Vạc, tôi rất ấn tượng với việc triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Vì đối với du khách thì việc mang nhiều tiền mặt sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý”. Cùng chung nhận định đó, nhiều du khách đến từ các tỉnh Nam Định, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều đánh giá cao việc triển khai hình thức thanh toán này, vừa nhanh gọn, vừa an toàn.

Được biết, bên cạnh việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ triển khai hóa đơn điện tử, vé điện tử. Đến nay, có 68 tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện triển khai hóa đơn điện tử, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và du lịch Tu Sản đã áp dụng vé điện tử đối với du khách đi thuyền trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1. Vì vậy, vào các dịp nghỉ lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách đi thuyền rất đông, hơn 2.000 người/ngày nhưng việc thực hiện vé điện tử diễn ra nhanh chóng, không tắc nghẽn và giúp cho công tác theo dõi số lượng khách hằng ngày của cơ quan quản lý thuận lợi hơn.

Từ thành công bước đầu về thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực du lịch, huyện Mèo Vạc đang tích cực triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục theo chỉ đạo của UBND tỉnh, nhằm từng bước thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu, mua sắm và kinh doanh, góp phần thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực, hướng đến xây dựng chính quyền số, công dân số trong tương lai. Đây là những hoạt động thiết thực nhằm chuyển đổi số, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch số 16/2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

Bài, ảnh: Quỳnh Lưu (Mèo Vạc)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

2 nông dân của Hà Giang đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2022

BHG - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa mới công bố danh sách 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2022. Trong đó Hà Giang vinh sự có 2 nông dân nằm trong danh sách này.

31/07/2022
“Vàng xanh” trên sườn núi Tây Côn Lĩnh
BHG - 5 thôn vùng cao thuộc 2 xã ngoại thành Phương Độ, Phương Thiện của thành phố Hà Giang nằm trên sườn dãy núi Tây Côn Lĩnh. Nơi đây không chỉ giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, hút khách du lịch (DL) mà còn sở hữu gần 8.700 cây chè Shan tuyết cổ thụ. Với lợi thế này, cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Giang tập trung bảo tồn, khai thác giá trị chè Shan tuyết cổ thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với phát triển DL sinh thái, trải nghiệm.
29/07/2022
HTX Chế biến chè Phìn Hồ tham dự Hội chợ thương mại hữu cơ hàng đầu thế giới tại Đức
BHG - Trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2022, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt hỗ trợ Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và 12 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ thương mại hữu cơ Biofach/Vivaness 2022, diễn ra từ ngày 26 – 29.7 tại thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
28/07/2022
Bắc Mê phát huy lợi thế nuôi thủy sản
BHG - Những năm gần đây với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho người dân huyện Bắc Mê làm giàu từ lợi thế địa phương với việc phát triển kinh tế trên lòng hồ thủy điện, góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông thôn địa phương và giúp người dân giảm nghèo.
27/07/2022