Quang Bình nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

14:07, 25/06/2022

BHG - Xác định sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm trong phát triển kinh tế của huyện. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Quang Bình tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên diện tích canh tác. Từ đó, tăng giá trị lợi nhuận, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT – XH của địa phương.

Trồng Dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Hoàng Công Chiến, thôn Nà Chõ, xã Tân Nam.
Trồng Dưa hấu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Hoàng Công Chiến, thôn Nà Chõ, xã Tân Nam.

Nếu như trước đây khoảng 3.000 m2 đất của anh Hoàng Công Chiến, thôn Nà Chõ, xã Tân Nam chỉ dùng để trồng lúa, ngô thì nay anh đã chuyển sang trồng Dưa hấu. Theo anh Chiến, Dưa hấu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên cây phát triển tốt, ra quả nhiều, do đó trồng Dưa hấu có lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, ngô. Mỗi năm trên diện tích khoảng 3.000 m2 tôi trồng được hai vụ, mỗi vụ tôi thu hoạch khoảng 5 tấn quả, bình quân giá bán cho các thương lái từ 8 – 10 nghìn đồng/1kg; bán lẻ giao động khoảng 15 nghìn đồng/1kg. Mỗi năm, sau khi trừ hết các khoản chi phí, tôi có thu nhập trên 50 triệu đồng từ trồng Dưa hấu. Có được nguồn thu nhập từ Dưa hấu như hôm nay cũng nhờ có chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động tôi chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hướng dẫn tôi từ cách làm đất, trồng, chăm sóc, phòng sâu bệnh. Anh Chiến chia sẻ thêm.

Quang Bình là huyện vùng thấp của tỉnh, có đất đai màu mỡ, tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn lao động dồi dào. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, huyện Quang Bình chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết, chính sách của tỉnh, huyện về sản xuất nông nghiệp; ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; xây dựng những chính sách ưu đãi, đặc thù của huyện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chế biến các sản phẩm nông sản để nâng cao giá trị, ổn định thị trường; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật; luân canh, tăng vụ; lựa chọn loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất; xây dựng vùng sản xuất chuyên canh kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị để tổ chức sản xuất; mở rộng diện tích nhà lưới hướng tới sản xuất công nghệ cao tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn; hướng dẫn người dân chủ động loại giống, phân bón, phòng trừ sâu, bệnh; chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất…

Riêng trong 6 tháng đầu năm, tuy chịu nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nguồn vốn đầu tư thấp nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn có những chuyển biến tích cực, kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Cây lúa gieo cấy trên 1.830 ha, đạt trên 99% kế hoạch, sản lượng đạt trên 10.710 tấn; cây ngô gieo trồng được trên 1.800 ha, tăng 60 ha so với cùng kỳ, năng suất đạt trên 35 tạ/ha, sản lượng gần 6.320 tấn; cây đậu tương gieo trồng gần 115 ha/118 ha, đạt trên 97% kế hoạch; tổng diện tích cây chè toàn huyện trên 3.285 ha, sản lượng chè búp ước đạt trên 6.950 tấn và hơn 7 ha Dưa hấu được trồng trên diện tích đất lúa Xuân đều cho năng suất, chất lượng cao so với cùng kỳ.

Đồng chí Tăng Trung In, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, cho biết: Để tiếp tục duy trì và nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác, huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan hàng năm ban hành lịch thời vụ và định hướng cơ cấu cây trồng, chuẩn bị tốt công tác sản xuất để ứng phó với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan; triển khai các chương trình đầu tư có thu hồi để nhân dân được vay các loại giống, phân bón phục vụ sản xuất; vận động người dân tăng vụ đối với diện tích đất sản xuất 1 vụ, mở rộng diện tích cây trồng đối với đất sản xuất 3 vụ; phân công cán bộ phụ trách các xã, thị trấn, thôn trực tiếp hướng dẫn người dân theo hướng cầm tay chỉ việc từ khâu làm đất, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh hại…

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững cây cam Sành
BHG - Niên vụ 2021 – 2022, người trồng cam “trúng lớn” khi giá cam bình quân cao gấp 1,5 - 2 lần so với những năm trước. Đây là tín hiệu tích cực từ những định hướng, chính sách phát triển bền vững cây cam Sành của tỉnh.
24/06/2022
Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
BHG - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỉnh ta triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đói, nghèo đeo bám.
23/06/2022
Thúc đẩy thương mại hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững
BHG - Phát triển thương mại đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, thực hiện cơ cấu lại thương mại theo hướng đổi mới, sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp; phát triển thương hiệu hàng hóa đặc trưng của tỉnh, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng là mục tiêu chủ yếu của tỉnh ta trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo Quyết định 1163/QĐ-TTg.
22/06/2022
Hoàng Su Phì nỗ lực xây dựng Nông thôn mới
BHG - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), khu vực nông thôn huyện Hoàng Su Phì đã có những chuyển biến rõ nét, kết cấu hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung mọi nguồn lực, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2022.
20/06/2022