Động lực chăn nuôi hàng hóa ở Yên Minh

09:22, 07/09/2021

BHG - Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi của huyện Yên Minh phát triển mạnh theo hướng hàng hóa với nhiều gia trại, trang trại, cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm được hình thành. Nguồn vốn tín dụng của Agribank Yên Minh trở thành “bệ đỡ” cho các mô hình chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn.

Nguồn vốn Agribank góp phần mở rộng mô hình nuôi lợn của gia đình chị Chu Thị Vuông , thị trấn Yên Minh.
Nguồn vốn Agribank góp phần mở rộng mô hình nuôi lợn của gia đình chị Chu Thị Vuông , thị trấn Yên Minh.

Mô hình nuôi lợn sinh sản và thương phẩm của gia đình cô Chu Thị Vuông, thị trấn Yên Minh nhiều năm nay là cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nhất huyện. Với hệ thống chuồng trại trên 1.000 m2, thường xuyên duy trì hàng trăm lợn thương phẩm và trên 30 lợn nái sinh sản, vừa tự cung cấp nguồn giống vừa đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2019, doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid – 19 nhưng doanh thu vẫn đạt trên 2 tỷ đồng. Để phát triển trang trại quy mô lớn như vậy, cơ sở chăn nuôi của cô Chu Thị Vuông đã được Agribank Yên Minh giải ngân cho vay 1,8 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống.

Cũng ở thị trấn Yên Minh, từ chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh, năm 2018, gia đình anh Nguyễn Văn Tuệ, thôn Nà Tèn đã đăng ký vay 350 triệu đồng của Agribank Yên Minh để xây dựng cơ sở cung ứng giống vịt, ngan cho người dân trên địa bàn với quy mô khoảng 8 vạn con giống mỗi năm. Anh Tuệ cho biết: “Sau khi vay vốn của Agribank, gia đình tôi đã xây dựng 3 gian chuồng trại với diện tích 500 m2. Số kinh phí còn dư dùng nhập con giống tiêu chuẩn (1 ngày tuổi) của Viện Chăn nuôi giống gia cầm địa phương tại Hà Nội về chăm sóc đến khi đủ tuổi xuất bán ra thị trường. Hiện, mỗi tháng cơ sở cung ứng khoảng 10.000 con giống vịt, ngan cho các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài huyện cũng như các thương lái tại các chợ phiên. Mỗi năm, trừ các chi phí, gia đình cũng có nguồn thu trên 100 triệu đồng. Tôi đã hoàn trả số vốn vay hỗ trợ theo Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh và tiếp tục vay 350 triệu đồng của Agribank để tái quay vòng sản xuất”.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Yên Minh, hiện nay tổng đàn gia súc của huyện có gần 104 nghìn con; trong đó có gần 13 nghìn con trâu, trên 21,7 nghìn con bò, 58,3 nghìn con lợn. Đàn gia cầm, thủy cầm có trên 408 nghìn con. Duy trì phát triển 24 trang trại chăn nuôi trâu, bò, lợn với quy mô từ 15 con trâu, bò trở lên; lợn từ 50 con trở lên; phát triển 4 cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm. Phó phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Yên Minh Nguyễn Văn Chương chia sẻ: “Với điều kiện huyện vùng cao, khó khăn, nội lực trong dân còn hạn chế, nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn, nhất là Agribank đóng góp đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực chăn nuôi hàng hóa của huyện. Trong giai đoạn 2016 - 2020 với chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn qua hệ thống ngân hàng Agribank theo Nghị quyết 209, 86 và 29 của HĐND tỉnh”.

Tính đến 31.7, tổng dư nợ của Agribank Yên Minh đạt 565 tỷ đồng, 100% là dư nợ khu vực nông nghiệp nông thôn. Trong đó giai đoạn 2016 – 2020, Agribank Yên Minh giải ngân cho vay theo Nghị quyết 209, 86 trên 45 tỷ đồng cho 532 hộ và 2 HTX vay vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất. Giám đốc Agribank Yên Minh, Lục Hưng Hoàn cho biết: “Agribank Yên Minh luôn sẵn sàng đồng hành cùng ngành Nông nghiệp và bà con nông dân. Chúng tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng quy mô sản xuất. Hy vọng nguồn vốn của Agribank sẽ là động lực cho người dân phát huy hiệu quả các mô hình chăn nuôi, giúp thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho các hộ, doanh nghiệp, HTX”. 

Bài, ảnh: Duy Tuấn

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng thành phố Hà Giang đạt chuẩn đô thị loại II

BHG - Sau gần 11 năm thành lập, xây dựng và phát triển, thành phố Hà Giang đang bước sang giai đoạn mới: Phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II, dần trở thành thành phố dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, có môi trường sống hấp dẫn, là cửa ngõ gắn kết vùng du lịch trọng điểm Quốc gia – Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

31/08/2021
Hợp tác xã giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

BHG - Những năm qua, hoạt động của các loại hình kinh tế tập thể, tiêu biểu là các hợp tác xã (HTX) đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Tại huyện Đồng Văn, số lượng các HTX mặc dù chưa nhiều, nhưng đã khẳng định vai trò trong cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

31/08/2021
Lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu

BHG - Mặc dù chưa bước vào vụ thu hoạch, song niên vụ 2021 – 2022 tại vùng trọng điểm cam của tỉnh, gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên đối diện không ít trở ngại khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; dự báo sức mua của thị trường giảm trong khi sản lượng cam tương đối lớn. Dù vậy, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân vùng trồng cam luôn kiên định thực hiện chiến lược xuyên suốt: "Lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ và phát triển thương hiệu cam Hà Giang".

31/08/2021
Đồng Văn dồn lực phát triển vùng khó

BHG - Đồng Văn là huyện vùng cao, địa hình chủ yếu là núi đá; có 9 xã, thị trấn biên giới với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống,… đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng, các dân tộc. Để tạo ra sự phát triển đồng đều giữa vùng biên giới với các xã nội địa, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, trong đó, dồn lực phát triển kinh tế vùng khó khăn là một trong những cách làm mang lại hiệu quả thiết thực; từng bước kéo gần khoảng cách giữa các địa phương trong huyện.

30/08/2021