Xuân Giang phát triển kinh tế rừng

09:31, 05/07/2021

BHG - Gần 2 năm, xã Xuân Giang (Quang Bình) đã trồng mới gần 300 ha rừng bằng giống keo Úc thay thế giống keo hiện có. Đồng thời, chuyển một phần diện tích rừng kinh tế để đưa cây Quế chi Văn Yên vào trồng thành vùng hàng hóa tập trung.

Cán bộ Địa chính - nông nghiệp xã Xuân Giang giới thiệu khu rừng trồng keo Úc  ở thôn Tịnh.
Cán bộ Địa chính - nông nghiệp xã Xuân Giang giới thiệu khu rừng trồng keo Úc ở thôn Tịnh.

Cán bộ Địa chính - nông nghiệp xã Xuân Giang cho biết: Keo Úc đã được thôn Tịnh trồng hàng trăm ha từ 2 – 2,5 tuổi. Cây có sức sống vượt trội so với các giống keo thường được trồng phổ biến hiện nay là: Thân cây phát triển mạnh, sức vươn khỏe trong quá trình sinh khối. Keo Úc sau hơn 2 năm trồng đã có chiều cao trung bình khoảng từ 5 – 6 m, đường vanh trung bình khoảng 55 – 65 cm. Ông Hoàng Văn Lắm, Trưởng thôn Tịnh cho biết: Thôn có gần 166 hộ sử dụng keo Úc để trồng rừng kinh tế thay cho keo thông thường. Cây keo Úc ít sâu, bệnh, sống khỏe, vươn nhanh. Nếu cứ đà phát triển hiện nay thì cây keo Úc chỉ trồng khoảng từ 5 đến 6 năm là cho thu hoạch. Nguyên Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình nay là Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: Thời gian trồng keo Úc đến lúc thu hoạch sẽ rút ngắn khoảng từ 2 – 4 năm so với cây keo thường. Nếu tính độ sinh khối của cây keo Úc sau một chu kỳ 6 năm, trồng ở mật độ khoảng 1.500 – 1.600 cây/ha sẽ cho sản lượng gỗ khoảng từ 120 – 140 m3, cao hơn sản lượng các loại keo khác 40%. Nếu kéo dài thời gian thu hoạch từ 8 – 10 năm thì mỗi ha trồng keo Úc sẽ mang lại giá trị lớn. Bởi lẽ, keo Úc trồng từ 8 – 10 năm đã trở thành rừng gỗ lớn, có giá bán cao gấp nhiều lần trên thị trường chế biến, xuất khẩu. Từ đó, kích thích người nông dân thay đổi cách làm kinh tế rừng tạo thành hướng đi tập trung ở Xuân Giang trong thời gian tới. Mục tiêu xã Xuân Giang đề ra là, phấn đấu chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng kinh tế trồng ít nhất từ 1.500 – 2.000 ha keo Úc vào năm 2025; xây dựng và hình thành làng nghề chế biến đồ gỗ dân dụng và đồ gỗ mỹ nghệ tại địa phương. Qua đó, tạo thêm nghề cho người lao động, nhất là lao động trẻ có việc làm ổn định.

Song hành với cây keo Úc, Xuân Giang còn đưa cây Quế chi Văn Yên vào trồng thành vùng rừng nguyên liệu tập trung. Cây Quế chi Văn Yên (Yên Bái) là giống quế tốt nhất khu vực phía Bắc Việt Nam. Xã Xuân Giang chọn Quế chi Văn Yên làm cây dược liệu “đa mục tiêu” để thúc đẩy kinh tế rừng. Bởi: Quế chi là cây trồng phủ xanh, lấy vỏ, lấy gỗ, tinh dầu, chế biến dược liệu, chế biến đồ mỹ nghệ... Việc lựa chọn cây Quế chi Văn Yên vào trồng rừng kinh tế còn nhằm vào mục tiêu phát triển làng nghề để giải quyết lao động. Đồng thời, thúc đẩy du lịch khám phá, du lịch làng nghề tại Xuân Giang, Bằng Lang, Yên Hà... Đến nay, Xuân Giang đã trồng mới hàng chục ha quế, những đồi quế trồng từ 3 – 5 năm tuổi cho khai thác tỉa thưa. Ông Hoàng Đình Nhu, thôn Tịnh cho biết: Gia đình trồng gần 5 ha Quế chi Văn Yên, sau 3 năm được khai thác tỉa thưa bán tại chỗ cho tư thương. Hình thức tỉa thưa là, cứ cách 1 cây, chặt 1 cây bán cả thân cây từ gốc lẫn lá. Giá bán chưng cất tinh dầu từ 1.200 – 1.500 đ/kg, sau 3 năm trồng đã thu lại vốn đầu tư trồng ban đầu. Cây quế đang là cây “tiền gửi” tại mỗi đồi, vườn, rừng của các nhà nông. Ông Nhu khẳng định lại lần nữa.

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để thúc đẩy kinh tế rừng đang mở ra cho Xuân Giang bước phát triển mới về mọi mặt: Kinh tế rừng mang lại hiệu quả cao hơn; thúc đẩy kinh tế làng nghề để giải quyết lao động, việc làm và an sinh xã hội. Xuân Giang đã, đang mở mang nền “ kinh tế xanh”.

Bài, ảnh: Nhật Hồng


Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp du lịch Hà Giang khắc phục khó khăn trước đại dịch Covid-19
BHG - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước đang diễn biến phức tạp, kéo dài, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Hà Giang đã đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh.
30/06/2021
Giải quyết "điểm nghẽn" giao thông

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược, nhằm giải quyết các "điểm nghẽn" về giao thông, tạo đà thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào biên cương. 

30/06/2021
Chi cục Thuế khu vực Hoàng Su Phì - Xín Mần thu NSNN vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm

BHG - Năm 2021, Chi cục Thuế khu vực Hoàng Su Phì - Xín Mần được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là 84,407 tỷ đồng, trong đó huyện Xín Mần 52,495 tỷ đồng, huyện Hoàng Su Phì 31,912 tỷ đồng. 

30/06/2021
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 123,5 triệu USD

BHG - Năm 2021 tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa do ảnh hưởng của dịch Covid - 19; nhưng các cấp, ngành đã tích cực làm việc, trao đổi với phía đối đẳng Trung Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; kịp thời nắm bắt, đánh giá hiệu quả hoạt động và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.

30/06/2021