Hà Giang

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Mèo Vạc đảm bảo an toàn các điểm giao dịch

11:46, 22/07/2021

BHG - Hàng năm, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc thực hiện hơn 200 lượt giao dịch tại các xã, thị trấn; nhờ đó đã giúp nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Để các giao dịch được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản, công tác đảm bảo an ninh, trật tự luôn được NHCSXH huyện đặc biệt quan tâm.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mèo Vạc thực hiện giao dịch tại xã Cán Chu Phìn. (Ảnh chụp trước 27.4.2021)
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mèo Vạc thực hiện giao dịch tại xã Cán Chu Phìn. (Ảnh chụp trước 27.4.2021)

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mèo Vạc, Phùng Minh Thóc cho biết: Những năm trước đây, việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tài sản và bảo vệ con người của đơn vị tại các điểm giao dịch còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như: Cán bộ làm nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ hành chính của cơ quan còn ít (2 người); hệ thống hỗ trợ quan sát, báo động lạc hậu; việc phối hợp với lực lượng công an chưa bài bản, chưa có quy chế phối hợp bảo vệ đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Mặt khác, Mèo Vạc là huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí không đều, do đó, một bộ phận người dân dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục gây mất an ninh trong hoạt động tín dụng chính sách.

Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2019, NHCSXH huyện đã ký kết quy chế phối hợp với Công an huyện trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng và ký kết phương án bảo đảm an toàn cho giao dịch của NHCSXH huyện tại các xã, thị trấn giữa 3 bên gồm NHCSXH, chính quyền địa phương và Công an chính quy tại các xã, thị trấn được xem là giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Theo Trưởng Công an huyện Mèo Vạc, Cao Văn Toản: Mục tiêu của việc xây dựng và ký kết quy chế này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối con người, tài sản trên đường đi, về và trong suốt thời gian giao dịch tại các điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch cố định hoặc phiên giao dịch phát sinh trong tháng. Nhờ thực hiện tốt nội dung này, thời gian qua, các phiên giao dịch của NHCSXH huyện tại các xã, thị trấn luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không xảy ra vụ việc gây mất an ninh, trật tự.

Hiện nay, NHCSXH huyện đã mở được 18 điểm giao dịch tại 18 xã, thị trấn, mỗi năm thực hiện trên 200 lượt giao dịch (chiếm hơn 95% giao dịch của khách hàng với NHCSXH huyện). Nhìn chung, các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn hoạt động ngày càng ổn định, hiệu quả và đi vào nền nếp, được người dân, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đánh giá cao. Thông qua phương thức này đã giúp nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện thuận lợi tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, tiết giảm chi phí, đồng thời giúp tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi chính sách tín dụng. Cũng nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh số cho vay của đơn vị đạt hơn 65 tỷ đồng/1.351 khách hàng; doanh số thu nợ các chương trình đạt trên 33 tỷ đồng; tổng dư nợ gần 316 tỷ đồng/7.661 hộ vay, đạt 99% so với kế hoạch giao.

Có thể khẳng định, việc triển khai, thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật, tự, an toàn về người và tài sản của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mèo Vạc đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, viên chức, người lao động và nhân dân về hoạt động chính sách tín dụng; qua đó góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương. Với những cố gắng đó, nhiều năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện được UBND huyện công nhận cơ quan đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và công nhận đánh giá phân loại là đơn vị đạt tiêu chuẩn xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ


Cùng chuyên mục

Dấu ấn hợp tác xã trong các chương trình mục tiêu quốc gia

BHG - Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong thời gian qua đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng chung của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới (NTM).

22/07/2021
Bắc Quang phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị

BHG - Nhận diện "nút thắt" trong sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đã tập trung triển khai nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm đối với một số sản phẩm nông, lâm nghiệp (NLN) chủ lực gắn với xây dựng Nông thôn mới.

 

22/07/2021
Yên Minh nỗ lực giải "bài toán" việc làm trong mùa dịch

BHG - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều lao động (LĐ) ngoại tỉnh trên địa bàn huyện Yên Minh bị mất việc làm (VL), hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương... Để tháo gỡ khó khăn này, cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là ngành Lao động - TB&XH huyện đang chủ động triển khai các giải pháp để thích ứng, tháo gỡ khó khăn và tạo cơ hội để người LĐ tiếp cận VL mới.

21/07/2021
Góp phần nâng cao trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng

BHG - Thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Hà Giang đã chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kịp thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho người dân. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo động lực cho nhân dân tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

21/07/2021