Hà Giang

Hồi sinh nguồn gen quý giống lợn bản địa

10:46, 26/07/2021

Giống lợn bản địa đang 'hồi sinh' tại một số địa phương của tỉnh Hà Giang, trở thành vật nuôi mang lại thu nhập tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Giống lợn bản địa đang được tỉnh Hà Giang nghiên cứu và nhân rộng tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Giống lợn bản địa đang được tỉnh Hà Giang nghiên cứu và nhân rộng tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Giống lợn đen bản địa và giống lợn mán là 2 giống lợn bản địa đặc trưng được người dân ở tỉnh Hà Giang. Đây là những giống lợn có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, cho thịt thơm ngon.

Thế nhưng, giống lợn này đang có nguy cơ giảm về số lượng chất lượng do kiến thức, điều kiện kinh tế của người chăn nuôi ở Hà Giang còn khó khăn nên tỷ lệ cho giao phối cận huyết, đồng huyết, giao phối không có chọn lọc cao. Cũng bởi thế đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn gen và những đặc tính quý của 2 giống lợn này.

Bảo tồn nguồn gen quý, từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản Lũng Pù, lợn mán tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Tổng số lợn được cung cấp là 290 con, trong đó có 29 con đực và 261 con lợn nái hậu bị với 29 hộ tham gia.

Nghiên cứu thành công giống lợn bản địa giúp bảo tồn và nhân rộng nguồn gen quý của giống lợn.
Nghiên cứu thành công giống lợn bản địa giúp bảo tồn và nhân rộng nguồn gen quý của giống lợn.

Bà Phạm Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cho biết, mô hình được triển khai sẽ giúp bảo tồn và nhân rộng nguồn gen quý của giống lợn bản địa. Đây là giống lợn cho chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao nếu nhân rộng thành công còn thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân vùng cao. Mô hình cũng giúp các hộ chăn nuôi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thu được trong quá trình tham gia mô hình và hỗ trợ phối giống từ lợn đực giống được hỗ trợ trong mô hình cho các hộ lân cận.

Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi, các hộ tham gia mô hình đều được tập huấn và hướng dẫn các kiến thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường; kiến thức chăn sóc, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, chế độ khẩu phần ăn… đảm bảo cho lượng sinh trưởng phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.  Ngoài nguồn con giống lợn bản địa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia còn hỗ trợ người chăn nuôi về vật tư, thức ăn, vacxin, thuốc thú y…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa sinh sản cho trên 300 lượt người; tổ chức tham quan, tổng kết cho trên 330 lượt người tham gia. Với mỗi hộ tham gia mô hình đều thực hiện cắm 1 biển mô hình để tuyên truyền quảng bá nhân rộng cho các hộ chăn nuôi khác.

Năm 2019, gia đình ông Ông Sùng Mý Pó, thôn Lũng Lừ A, xã Lũng Pù, huyện Mèo được hỗ trợ 1 con lợn đực giống, 9 con lợn nái hậu bị, 100% thức ăn hỗn hợp, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng. Ngoài ra ông còn được cán bộ khuyến nông tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi.  Nhờ chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh đúng theo hướng dẫn kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình không bị dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Ông Pó cho biết, đến nay đàn lợn nái đã đẻ được 3 lứa, trung bình 6 đến 7 con/nái/lứa, gia đình ông đã xuất chuồng, mỗi con có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng thu về trên 90 triệu đồng/lứa.

Sau 3 năm triển khai mô hình, từ 290 con lợn bố mẹ ban đầu, đến nay toàn tỉnh Hà Giang đã có gần 2.300 con lợn đen bản địa và lợn mán được xuất chuồng. Mô hình đã góp phần nâng cao chất lượng và duy trì nguồn gen cũng như các đặc tính quý của giống lợn bản địa. Cùng với đó, thông qua việc sử dụng lợn đực giống bản địa tốt, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học làm cho lợn tăng trưởng phát triển khỏe mạnh, tầm vóc, thể trạng cân đối, góp phần nâng cao hiệu quả của việc phối giống trong chăn nuôi.

 

 

 

 

 
Theo nongnghiep.vn

 


Cùng chuyên mục

Nhìu Sang vững vàng nơi biên cương

BHG - Đầu tháng 7.2021, gần 40 hộ thôn biên giới Nhìu Sang, xã Xín Chải (Vị Xuyên) vô cùng phấn khởi khi tuyến đường bê tông từ trung tâm xã đến nhà văn hóa thôn chính thức hoàn thành. Niềm vui này tiếp tục tạo động lực to lớn giúp người dân nơi đây yên tâm bám bản, bám đất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng mảnh đất biên cương ngày càng giàu đẹp.

24/07/2021
Phát triển sản phẩm hàng hóa đặc thù chất lượng cao

BHG - Phát huy lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác định phát triển nông nghiệp đặc trưng, hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị là 1 trong 3 đột phá chiến lược. Đồng thời, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa bằng các đề án, kế hoạch; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

 

24/07/2021
Mèo Vạc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại

BHG - Mặc dù đối diện không ít khó khăn, song chăn nuôi theo hình thức trang trại tiếp tục là hướng đi của huyện Mèo Vạc trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó khai thác tiềm năng, thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

24/07/2021
Đồng Văn bình ổn thị trường

BHG - Tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến rất phức tạp, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến phát triển KT – XH của nước ta. Đã có 1 số bộ phận thương lái, kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố đẩy giá thành cao để trục lợi. Tại tỉnh ta, giá cả các mặt hàng vẫn được ổn định, nhờ sự vào cuộc sát sao của các cấp, ngành; trong đó, nổi bật là huyện Đồng Văn đã làm tốt công tác bình ổn thị trường, nhằm đảm bảo đời sống cho đồng bào vùng biên giới.

24/07/2021