Hà Giang

Kinh tế HTX của Đồng Văn phát triển ổn định, kinh doanh có lãi

17:40, 18/06/2021

BHG - Những năm gần đây, khu vực kinh tế tập thể của huyện Đồng Văn đã có bước phát triển lớn cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn huyện hiện có 47 HTX hoạt động trên các lĩnh vực, với 577 thành viên tham gia, doanh thu bình quân của HTX đạt 550 triệu đồng/năm, lãi bình quân của 1 HTX đạt từ 200 đến 350 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong HTX đạt 40 đến 50 triệu đồng/người/năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là hệ thống các HTX trên địa bàn, vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19.

Các thành viên HTX Lanh Trắng, xã Sà Phìn có việc làm và thu nhập ổn định nhờ sự năng động của Ban Giám đốc HTX.             (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)
Các thành viên HTX Lanh Trắng, xã Sà Phìn có việc làm và thu nhập ổn định nhờ sự năng động của Ban Giám đốc HTX. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021)

Để các HTX duy trì và hoạt động ổn định, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Ban đại diện Liên minh HTX tiếp tục triển khai nội dung của Luật HTX năm 2012 và các Nghị định của Chính phủ; các mô hình HTX kiểu mới, các giá trị và 7 nguyên tắc HTX… đến tất cả các HTX trên địa bàn, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực này. Theo đó huyện đã tập trung lãnh đạo trong việc củng cố, kiện toàn và thành lập HTX nhất là các HTX nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất giúp cho nông dân sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng cường năng lực tổ chức điều hành, hoạt động kinh doanh cho các HTX, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm được đẩy mạnh, huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ các HTX từng bước mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường liên kết giữa các HTX với nhau cùng hoạt động trên cùng lĩnh vực ngành nghề nhưng khác địa bàn để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Qua đó khu vực kinh tế tập thể của huyện đã đạt được những kết quả nhất định cả về mặt kinh tế và xã hội, đã xuất hiện một số mô hình HTX nổi bật, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như HTX vận tải Bắc Nam chuyên chế biến bánh, bún t\Tam giác mạch đạt doanh thu 1.500 triệu đồng/năm, HTX Thiên Hương chế biến sản phẩm rượu và chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ du lịch có doanh thu khoảng 1.200 triệu đồng/năm, HTX dịch vụ nông nghiệp Sà Phìn A (HTX may mặc) chuyên thêu dệt các sản phẩm truyền thống của địa phương có doanh thu bình quân khoảng 1 tỷ đồng/năm, HTX dịch vụ tổng hợp Po Mỷ sản xuất, chế biến mật ong Bạc hà đạt doanh thu 600 triệu đồng/năm, HTX Thành Công kinh doanh sản phẩm Ớt gió ngâm dấm và nước đóng chai có doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm… Ngoài ra, một số HTX đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao. Từ kết quả trên cho thấy mô hình tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên, nhất là người lao động yếu thế như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh... điều đó khẳng định sự tồn tại và phát huy rõ nét của kinh tế tập thể đã khẳng định vị thế, vai trò của mô hình này, đồng thời thể hiện sự phù hợp về quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. HTX với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình.

Sản phẩm chế biến từ Tam giác mạch của HTX vận tải Bắc Nam, thị trấn Đồng Văn.
Sản phẩm chế biến từ Tam giác mạch của HTX vận tải Bắc Nam, thị trấn Đồng Văn.

Để phong trào kinh tế tập thể của huyện duy trì và phát triển hiệu quả, huyện Đồng Văn đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng xác định phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu thực tế phù hợp với đặc điểm tự nhiên và phù hợp với điều kiện KT-XH của huyện theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân về vai trò của kinh tế tập thể, HTX. Quan tâm củng cố, khắc phục những yếu kém của các HTX, mở rộng quy mô, đa dạng hình thức hoạt động, thành lập mới, xây dựng và phát triển kinh tế tập thể trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, phát triển làng nghề gắn với du lịch... Đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất gắn với thị trường, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hỗ trợ HTX phát triển theo phương thức đầu tư có thu hồi trong nông nghiệp, cho vay vốn hỗ trợ lãi suất phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm… Tiếp tục củng cố, kiện toàn đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Liên minh HTX huyện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể từ huyện đến cơ sở. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ xây dựng các mô hình HTX kiểu mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phổ biến nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến.

Bài, ảnh: Đức Cường


Cùng chuyên mục

Trồng cam Mỹ thành công ở thôn Thọ Quang xã Vĩnh Hảo

BHG - Cây cam Mỹ lòng vàng đã được nhà anh Hoàng Văn Xuân , thôn Thọ Quang, xã Vĩnh Hảo trồng bước sang tuổi thứ 5. Anh Xuân khẳng định đã trồng thành công cây cam Mỹ lòng vàng, không hạt trên đất Vĩnh Hảo.

18/06/2021
Cần cơ chế hỗ trợ ngành chè Bắc Quang đứng vững trong đại dịch

BHG - Bắc Quang hiện có trên 5.900 ha chè. Sản lượng chè búp tươi hàng năm ước đạt gần 25.000 tấn. Thời gian gần đây, ngành sản xuất, chế biến chè của huyện gần như chững lại. Hàng vạn gia đình trồng chè của huyện đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Làm thế nào để người trồng chè sống được nhờ cây chè đang rất cần một đáp án trong mùa dịch CoVid – 19.

18/06/2021
Những đảng viên đi đầu phát triển kinh tế

BHG - Năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, nhiều đảng viên trong tỉnh đã tiên phong làm gương cho quần chúng noi theo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh vực. Những tấm gương đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành điểm tựa, làm tiền đề thúc đẩy phát triển KT - XH ở địa phương.

17/06/2021
Lê Văn Bẩy tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế

BHG - Anh Lê Văn Bẩy, sinh năm 1966 tại tỉnh Phú Thọ. Lên thôn Nậm Mái, xã Kim Ngọc (Bắc Quang) lập nghiệp đã hơn 20 năm. Lăn lộn với đủ nghề kiếm sống và đến nay trở thành một ông vua trồng rừng với khoảng 450 ha. Cách đây hơn 1 năm, anh Bẩy lại chọn thêm nghề ương, nuôi Ốc nhồi thương phẩm, cá Coi đưa vào sổ tay làm kinh tế của gia đình.

17/06/2021