Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

16:22, 05/04/2021

BHG - Trong 5 năm qua, du lịch Hà Giang đã có những bước phát triển vượt bậc. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và cũng là định hướng chung theo Nghị quyết số 08 của Bộ chính trị. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ngành Du lịch đang triển khai nhiều biện pháp, chú trọng chất lượng, có cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển du lịch.

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại Cột mốc số 0, thành phố Hà Giang.
Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại Cột mốc số 0, thành phố Hà Giang.

Những năm qua, du lịch Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu. Năm 2020, lượng khách đến tỉnh đạt trên 1,5 triệu lượt người, điều này khẳng định hiệu quả từ những chương trình phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, chú trọng xây dựng các sản phẩm đặc thù với điểm nhấn là Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước. Qua đó, Hà Giang được vinh dự đánh giá là top 10 điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam và nằm top 20 điểm du lịch khám phá tốt nhất trên trang hostelworld.com. Hoạt động du lịch đã góp phần quan trọng trong việc củng cố vị trí chiến lược của tỉnh đối với các tỉnh, thành trong cả nước, thu hút nhiều nhà đầu tư đến Hà Giang, góp phần tạo sinh kế cho người dân vươn lên xóa nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Hà Giang vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, đó là công tác đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng, thiếu các trung tâm vui chơi giải trí, dịch vụ cơ sở lưu trú cho khách trung và cao cấp… 

Để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngay từ đầu năm nay, ngành Du lịch đã tổ chức chương trình đón những vị khách đầu tiên đến Hà Giang để tạo sự thuận lợi, mở đầu cho một năm du lịch mới, hứa hẹn với nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, du lịch phong phú, mang đậm bản sắc các dân tộc địa phương. Bên cạnh đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty viễn thông Mobifone, tỉnh đã tổ chức ký kết biên bản hợp tác về phát triển du lịch và chuyển đổi số. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, phù hợp với sự phát triển công nghệ 4.0. Đây là dấu mốc quan trọng để du lịch bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn mới. Khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, anh Lư An, cho biết: “Lần đầu tiên đến Hà Giang tôi có ấn tượng tốt đẹp về phong cảnh thiên nhiên vùng cao hùng vĩ và con người Hà Giang thân thiện, mến khách. Tôi tin rằng mình sẽ có những trải nghiệm du lịch đẹp ở đây và sẽ giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về mảnh đất, con người Hà Giang”.

Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL, Triệu Thị Tình, cho biết: Để du lịch Hà Giang phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vừa thực hiện mục tiêu phát triển vừa ứng phó với diễn biến dịch Covid-19; ngành đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp từ các khâu quản lý nhà nước, xây dựng sản phẩm, nâng cấp hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư, tăng cường công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, quan tâm công tác bảo vệ môi trường, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch… 

Trong đó, cần chú trọng đến việc ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển du lịch, các địa phương nhất là những vùng trọng điểm du lịch cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, khai thác tài nguyên, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, các biện pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp… Ngoài ra, cần có chính sách nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến du lịch như: Hiệp hội du lịch, các chi hội nghề du lịch, Ban quản lý các khu; điểm du lịch để tăng sự gắn bó thống nhất, tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai thác hiệu quả tiềm năng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy

BHG - Năm 2020, kim ngạch XNK hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đạt trên 250 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt 180 tỷ đồng, đây là nguồn thu đáng kể đối với tỉnh khó khăn như Hà Giang; cùng với đó Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cũng như so sánh với các cửa khẩu của các tỉnh bạn có chung đường biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thì cơ sở hạ tầng, công trình, dự án đã và đang đầu tư vào Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy chưa tương xứng, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của cửa khẩu này.

31/03/2021
Ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Thủy điện Xuân Minh

BHG - Chiều 31.3, tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Giang (BIDV chi nhánh Hà Giang) đã diễn ra ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Thủy điện Xuân Minh, giữa BIDV chi nhánh Hà Giang và Công ty Cổ phần Thủy điện Thanh Thủy. Cùng dự có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh tỉnh Hà Giang.

31/03/2021
Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2020
LTS: Ngày 25.3.2021, Cục Thuế tỉnh ban hành Công văn số 199/CT-TTHT về việc công khai kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2020. Biểu tổng hợp như sau:
 
31/03/2021
Đại hội đồng cổ đông lần thứ IV Công ty Cổ phần in Hà Giang

BHG - Sáng 31.3, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần In Hà Giang tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trung Thu, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Hà Giang.

31/03/2021