Hà Giang

Cam Hà Giang hội nhập thị trường

10:52, 08/12/2020

BHG - Thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, nhân dân trong tỉnh, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ cho nông sản địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người tiêu dùng Hà Nội mua cam lòng vàng Hà Giang.
Người tiêu dùng Hà Nội mua cam lòng vàng Hà Giang.

Hiện tại, diện tích cam toàn tỉnh có hơn 9.000 ha, tập trung chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Trong đó, cam Sành có diện tích lớn nhất các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc với tổng diện tích gần 7.000 ha, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”.

Với những tiềm năng, lợi thế, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tập trung cho các sản phẩm OCOP tiêu biểu, trong đó sản phẩm cam luôn được ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, chỉ đạo các ngành chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các mô hình canh tác an toàn, đồng thời đẩy mạnh chế biến sâu để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo hướng đi bền vững cho cây cam, tỉnh đã tổ chức các hội nghị, làm việc với các sở, ngành, địa phương để bàn các giải pháp tiêu thụ cam niên vụ 2020 - 2021. Bên cạnh đó, Sở Công thương trực tiếp tổ chức các buổi kết nối giao thương và làm việc với các hệ thống siêu thị tại thành phố Hà Nội và các tỉnh như: Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng… Đặc biệt, trong chuỗi các hoạt động xúc tiến tại Hà Nội vừa qua, Sở Công thương là một trong 28 tỉnh tiến hành ký kết biên bản kết nối phát triển bền vững với Sở Công thương Hà Nội. Ngoài ra, với nỗ lực đẩy mạnh kết nối cung cầu, tỉnh đã chủ động, chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20 - AgroViet 2020, diễn ra từ ngày 3 – 6.12 tại Hà Nội. Hội chợ có sự tham dự 200 gian hàng, trưng bày các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặc trưng của trên 30 tỉnh, thành phố. Trong khuôn khổ của chương trình, tỉnh đã thực hiện ký kết 8 biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, góp phần giúp doanh nghiệp, HTX, các đơn vị sản xuất, kinh doanh của tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin, kết nối, hỗ trợ thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cam và các sản phẩm OCOP.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Khắc Quyền, cho biết: Những năm gần đây, xúc tiến thương mại luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cùng với sự chỉ đạo xuyên suốt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công thương đã chủ động xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam đến với người tiêu dùng cả nước. Đến nay, sản phẩm cam lòng vàng của tỉnh đã có mặt tại các hệ thống siêu thị bán lẻ ở thành phố Hà Nội và hệ thống siêu thị ở khu vực phía Nam như: VinMart, BigC, SaiGon CoopMart… Đây là những nhà phân phối uy tín lớn nhất cả nước và có quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, đòi hỏi các sản phẩm phải có mẫu mã và chất lượng tốt.

Tuy nhiên, để nâng tầm thương hiệu cam Hà Giang trên thị trường tiêu thụ và tạo hướng đi phát triển bền vững cho cây cam, bên cạnh những chủ trương, chính sách của tỉnh thì cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương, nhất là nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản sạch, an toàn mang thương hiệu Hà Giang. 

Bài, ảnh: VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tả Lủng phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp

BHG - Là xã nội địa của huyện Đồng Văn, không có nhiều thuận lợi về giao thương, du lịch, vượt qua những khó khăn về thiếu nước, đất canh tác,… nhờ sự định hướng đúng đắn của cấp ủy, chính quyền xã, người dân xã Tả Lủng đã tích cực phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp. Đặc biệt, việc đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa những mô hình này đã giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

 

07/12/2020
Dân vận khéo trong xóa đói, giảm nghèo ở Hoàng Su Phì

BHG - Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", huyện Hoàng Su Phì đã triển khai có hiệu quả phong trào thi đua "dân vận khéo" (DVK) giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, tạo sức lan tỏa, phát huy nội lực trong nhân dân, thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới (NTM) ở địa phương.

 

07/12/2020
Điểm sáng giải ngân vốn ODA

BHG - Thời gian qua, Ban Quản lý (BQL) Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc, Tiểu dự án tỉnh Hà Giang (Dự án BIIG 1) đã tích cực thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, nỗ lực hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Giám đốc BQL Dự án BIIG 1 Phạm Thanh Hòa cho biết: Dự án được UBND tỉnh phê duyệt gồm 3 hợp phần: Kết nối giao thông (3 tiểu dự án), hệ thống cung cấp nước sinh hoạt (2 tiểu dự án) và quản lý tài sản công. 

06/12/2020
Phát triển giao thông ở Quang Bình

BHG - Những năm qua, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quang Bình luôn đạt nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; đặc biệt là công tác tham mưu cho huyện xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

06/12/2020