Thuận Hòa nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng

11:32, 04/11/2020

BHG - Xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) là địa phương thực hiện tốt công tác trồng rừng, với diện tích trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Để phát triển rừng bền vững, xã đã và đang triển khai các chương trình và dự án nhằm nâng cao giá trị kinh tế rừng gắn với công nghiệp chế biến, giúp người dân trong xã tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Cán bộ xã kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển rừng keo Úc của gia đình ông Thương Thái Cấp, thôn Mịch A.
Cán bộ xã kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển rừng keo Úc của gia đình ông Thương Thái Cấp, thôn Mịch A.

Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước cho phát triển rừng, việc người dân phát triển kinh tế rừng đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, xã vận động người dân chuyển đổi từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đến nay, hầu hết diện tích rừng sản xuất được người dân chuyển sang trồng cây keo Úc làm nguyên liệu giấy. Với gần 75% diện tích tự nhiên là rừng, Thuận Hòa có lợi thế để phát triển trồng cây lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, những năm qua, công tác trồng rừng luôn được xã quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao từ thời vụ đến các khâu thiết kế diện tích, xử lý thực bì… Nhận rõ lợi ích kinh tế từ trồng rừng mang lại nên phong trào trồng rừng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Ngoài những diện tích đăng ký trồng theo kế hoạch, nhiều hộ dân còn chủ động bỏ vốn mua cây giống về trồng, mở rộng thêm diện tích. Do được đầu tư chăm sóc, trồng rừng theo đúng kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt cao, diện tích đất trống, đồi trọc đã được phủ xanh bởi các rừng keo Úc. Nhờ thực hiện tốt các quy định về đất đai và công tác tuyên truyền nên diện tích rừng trồng ở xã Thuận Hòa năm sau luôn cao hơn năm trước. Qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, cải tạo môi trường sinh thái và tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH ở địa phương phát triển. Thuận Hòa hiện có 10.840 ha rừng tự nhiên, 7.212 ha rừng trồng, 6.414 ha rừng trồng chưa thành rừng, 859 ha rừng trồng sản xuất. Từ tháng 1 - 10.2020 toàn xã trồng mới được 24,3 ha cây keo Úc, đến thời điểm này đã trồng được hơn 115% diện tích kế hoạch. Người dân các thôn, bản vẫn tiếp tục trồng cây rừng phân tán. Để nâng cao giá trị kinh tế từ rừng, xã đã và đang thực hiện các biện pháp trồng rừng thâm canh và chuyển đổi trồng cây gỗ nhỏ truyền thống sang trồng cây gỗ lớn. 

Ông Thương Thái Cấp, thôn Mịch A, xã Thuận Hòa, tâm sự: Thời gian trước, do chưa có vốn và kiến thức phát triển kinh tế lâm nghiệp nên đa số diện tích rừng của gia đình trồng các cây không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2017, được sự vận động của chính quyền địa phương, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi mạnh dạn đầu tư trồng 3 ha keo Úc. Tôi thường xuyên được các cán bộ nông, lâm nghiệp ở xã lên kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, tôi thường xuyên tham gia các buổi tập huấn kiến thức chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Theo tính toán, trong 3 năm nữa nếu khai thác sẽ cho từ 300 - 400 tấn gỗ, với giá bán như hiện nay 1 triệu đồng/tấn, trừ các chi phí thì gia đình tôi cũng thu lãi gần 400 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, Nguyễn Thị Chiêm, cho biết: Để việc phát triển rừng một cách bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế thì cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng diện tích rừng trồng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững. Người dân đầu tư vào phát triển kinh tế rừng đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trên địa bàn xã, phát triển kinh tế rừng đã giúp cải thiện việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thời gian tới, xã tiếp tục nhân rộng những mô hình có hiệu quả, tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức về lợi ích kinh tế rừng và khuyến khích người dân đưa những giống cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó, người dân có ý thức trong khâu quản lý, bảo vệ rừng; từng bước được hưởng lợi từ rừng và ngày càng gắn bó với rừng hơn nữa.

Bài, ảnh: Đức Ninh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Phong Quang hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới

BHG - Nằm trong lộ trình về đích xã Nông thôn mới (NTM) năm 2020, đến nay, xã Phong Quang (Vị Xuyên) cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM theo đúng lộ trình. 

30/10/2020
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Người dân Bản Ngò trồng chuối tiêu xanh

BHG - Bản Ngò là xã đang phấn đấu về đích Nông thôn mới trong năm 2020 của huyện Xín Mần. Trong các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới ở Bản Ngò, thu nhập của người dân là một trong nhưng tiêu chí khó thực hiện nhất. Để giúp bà con nơi đây tạo thêm thu nhập ổn định từ sản xuất, chăn nuôi; huyện đã đưa các dự án vào thực hiện như: Trồng Mướp đắng rừng...

28/10/2020
Tùng Bá phát huy vai trò cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế

BHG - Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng Đảng là then chốt; những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tùng Bá (Vị Xuyên) luôn quan tâm tạo điều kiện phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu và vận động, tuyên truyền người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

28/10/2020