Giao rừng cho cộng đồng quản lý, cách làm hiệu quả ở Bắc Mê

17:10, 25/05/2020

BHG - Bắc Mê là huyện có thế mạnh về phát triển rừng, những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh trồng rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) luôn được huyện quan tâm. Việc giao rừng cho cộng đồng quản lý là cách làm sáng tạo nên đã huy động được nhiều nguồn lực cùng tham gia bảo vệ rừng; diện tích rừng của huyện luôn duy trì rừng ổn định và phát triển theo từng năm.

Lực lượng Kiểm lâm huyện phối hợp với Tổ bảo vệ rừng thôn Bản Noong tuần tra, kiểm soát khu vực rừng đặc dụng xã Lạc Nông.
Lực lượng Kiểm lâm huyện phối hợp với Tổ bảo vệ rừng thôn Bản Noong tuần tra, kiểm soát khu vực rừng đặc dụng xã Lạc Nông.

Bắc Mê có tổng diện tích tự nhiên 85.606,5 ha, trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 73.753,47 ha. Để thực hiện tốt công tác QLBVR, ngay từ đầu năm 2020, UBND huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường các biện pháp BVR; đồng thời tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác lâm nghiệp. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, Hạt Kiểm lâm chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác QLBVR, xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và giao cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ khu vực rừng được giao phụ trách. Với địa bàn quản lý rộng, lực lượng mỏng; nên Hạt đã tích cực phối hợp cùng ngành chức năng, chính quyền các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án BVR; thành lập các tổ tuần tra, kiểm tra rừng; triển khai thực hiện tốt công tác BVR và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); tổ chức trực PCCCR 24/24 giờ trong những tháng cao điểm.

Để công tác QLBVR hiệu quả, Hạt Kiểm lâm huyện chủ động xây dựng các kế hoạch “dài hơi”; lập các chốt chặn lưu động có sự phối hợp với UBND các xã, kiểm lâm địa bàn tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, xây dựng kế hoạch triệt phá các đường dây, ổ nhóm khai thác, mua bán, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái pháp luật giai đoạn 2020-2022. Thường xuyên rà soát, bổ sung phương án BVR và PCCCR; duy trì các hoạt động của Ban Chỉ đạo BVR và PCCCR của huyện; 13 Ban Chỉ huy của các xã cùng 139 tổ BVR và PCCCR tại các thôn, bản. Nhiều diện tích rừng do UBND xã/thị trấn quản lý được giao cho cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ và bước đầu có hiệu quả tích cực.

Thôn Bản Noong, xã Lạc Nông có tổng diện tích rừng 148,4 ha;  thôn đã thành lập tổ QLBVR với 4 thành viên; tổ QLBVR hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý cộng đồng thôn. Anh Nguyễn Văn Ngà, Tổ trưởng Tổ BVR thôn, chia sẻ: Theo kế hoạch của Tổ BVR thôn Bản Noong thì mỗi tháng tổ duy trì 8 lần tuần tra, kiểm soát (không cố định ngày); ngoài ra, còn có những ngày đột xuất nếu phát hiện thấy có dấu hiệu cưa, sẻ gỗ trên rừng... Không chỉ bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá, những thành viên của tổ còn được hưởng lợi từ tiền công khoán BVR.

Đánh giá về công tác QLBVR thời gian qua, ông Hoàng Công Trình, Phó Hạt trưởng - Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê, cho biết: Trên cơ sở của các nguồn lực được đầu tư cho công tác QLBVR, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn và các thôn, bản thường xuyên tổ chức lực lượng tuần rừng tại các. Công tác BVR tận gốc được chú trọng nên các vụ vi phạm cũng như tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản đã giảm nhiều; bởi người dân được hưởng lợi từ công tác BVR, được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng và hưởng các nguồn đầu tư của dự án nước ngoài. Từ đầu năm 2020, Hạt Kiểm lâm huyện đã cho kiện toàn lại các tổ quần chúng BVR; đồng thời hướng dẫn cho người dân tự bầu ra tổ tuần rừng của mình và tự quyết định chi trả số công đi tuần rừng cho các thành viên. Qua đó, đã đảm bảo được lợi ích của người đi tuần rừng cũng như rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Bài, ảnh: VĂN QUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao ở Na Khê

BHG - Với khí hậu, đất đai phù hợp cho một số loại cây trồng và đem lại hiệu quả về kinh tế; những năm gần đây, xã Na Khê (Yên Minh) đã tuyên truyền, vận động và khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô, lúa sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, như: Hồng không hạt, dưa hấu, chuối Tiêu hồng…

 

23/05/2020
Hoàng Su Phì thành lập Ban vận động thành lập Hội chè của huyện

BHG - Nhân ngày "Chè thế giới" 21.5, vừa qua, UBND huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức ra mắt Ban vận động thành lập Hội chè Hoàng Su Phì với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam, Sở NN&PTNT cùng hơn 30 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn huyện.

 

22/05/2020
Đổi thay ở Nậm Ty

BHG - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) có 36/37 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng bình quân hàng năm 16,6%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên đơn vị diện tích đạt hơn 50 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 32 triệu đồng/năm. Đồng thời, xã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế vườn, trang trại...

22/05/2020
Mèo Vạc tạo dấu ấn ngành Nông nghiệp

BHG - Năm 2020, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để về đích kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2015 – 2020), do đó, ngay từ đầu năm, UBND huyện Mèo Vạc đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; đặc biệt là mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp.

 

21/05/2020