Agribank đồng hành cùng Hà Giang phát triển

10:38, 01/02/2020

Xuân 2020 - Cùng với hoạt động kinh doanh, năm qua Agribank Hà Giang luôn quan tâm đến hoạt động an sinh xã hội. Qua đó vận động, quyên góp từ cán bộ, nhân viên và các nguồn lực xã hội với số tiền 10 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất một số trường học trong tỉnh; cùng với đó là các hoạt động tài trợ mua sắm phương tiện dạy và học, tặng quà nhà trường và tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo...

Lãnh đạo Agribank Hà Giang và Công ty Điện lực tỉnh ký kết hợp đồng tín dụng.                                                                                                              Ảnh: VĂN NGHỊ
Lãnh đạo Agribank Hà Giang và Công ty Điện lực tỉnh ký kết hợp đồng tín dụng. Ảnh: VĂN NGHỊ

Năm 2019, cùng với những thuận lợi, Agribank Chi nhánh Hà Giang cũng gặp không ít khó khăn. Có thể thấy, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao, trong khi lãi suất cho vay ưu đãi thấp. Cùng với đó, hoạt động trên địa bàn ngày càng có sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng thương mại.

Ông Nguyễn Trung Tuyến- Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang trao 5 tỷ đồng cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Sủng Là (Đồng Văn).                                                               Ảnh: Hoa Sim
Ông Nguyễn Trung Tuyến - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang trao 5 tỷ đồng cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Sủng Là (Đồng Văn). Ảnh: Hoa Sim

Vượt lên những khó khăn, Agribank Hà Giang đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp như: Áp dụng cơ chế lãi suất huy động cạnh tranh bằng đồng Việt Nam theo quy định; tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng các sản phẩm huy động vốn, các kỳ hạn huy động gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn vốn. Tổ chức thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, thị phần. Quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền và tiếp thị sản phẩm tiết kiệm dự thưởng của Agribank đến khách hàng. Agribank Hà Giang đã chủ động, nỗ lực tìm kiếm khách hàng để tăng trưởng dư nợ theo định hướng của Agribank, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó, đã giữ chân được nhiều khách hàng truyền thống và mở rộng cho vay được nhiều khách hàng mới. Cùng với đó là việc không ngừng đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao thương hiệu, uy tín của Agribank Hà Giang.

Ông Nguyễn Trung Tuyến- Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh trao 50 triệu đồng cho Trường Tiểu học Lê Lợi TPHG).                       Ảnh: Hoàng Yến
Ông Nguyễn Trung Tuyến- Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh trao 50 triệu đồng cho Trường Tiểu học Lê Lợi TPHG). Ảnh: Hoàng Yến

Nhờ những nỗ lực, năm qua nguồn vốn huy động cả nội tệ và ngoại tệ của Agribank Hà Giang đạt 4.397 tỷ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 4.040 tỷ, tăng tỷ lệ tăng 9,0%. Tổng dư nợ nội bảng năm 2019 là 5.459 tỷ. So với đầu năm tăng 514 tỷ, tỷ lệ tăng 10,4%. Năm 2019, Agribank Hà Giang phát hành được 176.746 thẻ, bao gồm cả phát hành mới và phát hành lại, tăng so với đầu năm là 19.305 thẻ. Số đơn vị thanh toán lương qua thẻ là 1.090 đơn vị, tăng 66 đơn vị so với đầu năm. Số khách hàng sử dụng dịch vụ Mobilebanking là 123.432 khách hàng, tăng 19.927 khách hàng so với năm trước. Chi trả kiều hối 783 món, trị giá 1.001.763 USD.

Lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh trao tặng công trình an sinh xã hội cho Trường PTDT bán trú THCS Niêm Sơn (Mèo Vạc).     Ảnh: Minh Huệ (Mèo Vạc)
Lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh trao tặng công trình an sinh xã hội cho Trường PTDT bán trú THCS Niêm Sơn (Mèo Vạc). Ảnh: Minh Huệ (Mèo Vạc)

Chung tay với địa phương trong công cuộc phát triển KT - XH, Agribank Hà Giang là ngân hàng đi đầu cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015 và Nghị định 116/2018 của Chính Phủ; cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/2013 của Chính phủ; cho vay chăn nuôi lợn, gia cầm và chế biến thịt lợn, gia cầm; cho vay thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch. Đến nay, dư nợ cho vay theo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Giang là 444,3 tỷ đồng, với 5.256 khách hàng. Dư nợ cho vay theo Nghị quyết số 29/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là 24,1 tỷ đồng, với 99 khách hàng. Cùng với đó, Agribank Hà Giang đã tích cực đầu tư vốn đối với các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, như xây dựng Nông thôn mới; tiếp sức khởi nghiệp; Đề án đầu tư tín dụng cho HTX sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Đề án vay vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với cá nhân thông qua tổ liên kết...

Đồng hành trên miền đất biên cương địa đầu Tổ quốc, Agribank Hà Giang tự hào đã góp phần vào sự phát triển KT – XH của tỉnh nhà. Qua đó, năm 2019 kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 6%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 28 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.205 tỷ đồng. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,2%. Đến nhiều vùng quê của Hà Giang giờ đây, mọi người có thể nhận thấy sự thay da đổi thịt từng ngày. Trong xây dựng Nông thôn mới, Hà Giang hiện có đến 38 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; thành phố Hà Giang hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới; toàn tỉnh có gần 70 sản phẩm của các HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.

Trong bức tranh KT – XH ngày càng tươi sáng của tỉnh nhà, Agribank Hà Giang tự hào về sự đồng hành của mình trong hàng chục năm qua và sẽ tiếp tục nỗ lực để không ngừng góp sức vào sự đổi mới của quê hương Hà Giang.

HUY BA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cửa hàng Doanh Trang chất lượng, uy tín là số 1

Xuân 2020 - Từ năm 2017 - 2019, thực hiện Đề án một triệu tấn xi măng, huyện Yên Minh đã bê tông hóa được trên 76 km đường giao thông nông thôn, trong đó gần 63 km đường rộng 3,5 m, gần 13,5 km đường rộng 2,5 m. Chất lượng đường được các ngành chuyên môn đánh giá cao. Điều này có sự đóng góp lớn từ Cửa hàng thương mại và dịch vụ tổng hợp Doanh Trang (Cửa hàng Doanh Trang) - nhà cung ứng xi măng cho Đề án triển khai trên địa bàn Yên Minh.

 

31/01/2020
Chăn nuôi theo hướng hàng hóa bứt phá đi lên

Xuân 2020 - Mặc dù là 1 trong 4 huyện vùng Cao nguyên đá có điều kiện thuận lợi về phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chính và quan trọng nhất trong phát triển KT – XH của huyện Yên Minh. Năm 2019 được xem là năm nước rút thực hiện các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2015 – 2020 và thực sự là năm đột phá trong phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa của huyện với nhiều mô chăn nuôi theo hướng gia trại...

31/01/2020
Ngành chăn nuôi Xín Mần giữ đà tăng trưởng

Xuân 2020 - Dù đứng trước những biến động khó lường của dịch tả lợn châu Phi, nhưng những con số tăng trưởng ấn tượng của ngành chăn nuôi huyện Xín Mần đã tạo ra niềm tin cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp huyện đang được vận hành một cách hiệu quả. Các cấp, các ngành và bà con nông dân hào hứng với khí thế thi đua làm ăn phát triển kinh tế trên quê hương.

 

31/01/2020
Hướng tới nền nông nghiệp an toàn

Xuân 2020 - Với diện tích đất nông nghiệp trên 68 nghìn ha và trên 90% số hộ nông nghiệp, thời gian qua, huyện Bắc Mê đã xây dựng các chương trình, đề án nông nghiệp chuyên canh tập trung theo vùng, xã trọng điểm gắn với chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững. Theo đó, trong năm qua, ngành Nông nghiệp huyện đã đạt được những kết quả quan trọng gồm: Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.380 tấn

31/01/2020