Ngọc Long nỗ lực tìm hướng thoát nghèo

15:15, 26/12/2019

BHG - Ngọc Long là xã vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm huyện Yên Minh hơn 40 km, là xã đặc biệt khó khăn so với mặt bằng chung của huyện với 8 dân tộc cùng chung sống. Người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Đảng ủy, chính quyền xã luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế và phát huy tối đa nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Mô hình trồng cây Sa nhân được người dân trong xã nhân rộng.
Mô hình trồng cây sa nhân được người dân trong xã nhân rộng.

Đồng chí Nguyễn Thăng Kiêm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững; những năm qua, chính quyền xã đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phát huy nội lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực xây dựng nếp sống văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân gắn với thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Cùng với đó, xã thực hiện tốt các chính sách dân tộc và các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo. Ngọc Long đã định hướng nhân dân phát huy lợi thế, tích cực sản xuất nông, lâm nghiệp và gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới để phát triển kinh tế. Theo đó, xã tập trung chỉ đạo nhân dân tích cực áp dụng các các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, từng bước tác động thay đổi tư duy của nhân dân từ sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh. Hàng năm, cùng với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ về giống, phân bón từ các chương trình, dự án thông qua thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thì xã đã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động cấy lúa, trồng ngô, cây rau đậu theo đúng khung thời vụ; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất cho nông dân. Trong năm qua, tổng sản lượng lương thực của xã đạt 4.746 tấn; trong đó, diện tích lúa là 344,5 ha, ngô 722 ha. Ngoài sản xuất lúa, ngô xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây sả Java và cây Sa nhân để nâng cao thu nhập.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thăng Kiêm cho biết thêm: Xã đang tiếp tục mở rộng diện tích cây Sa nhân bởi đây là cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao được trồng dưới tán rừng già, sau 3 năm thì bắt đầu cho thu hoạch. Cây Sa nhân phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hứa hẹn sẽ là cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây. Do vậy, từ năm 2017 đến nay, xã đã vận động người dân tích cực trồng cây Sa nhân dưới tán rừng, đến nay diện tích có gần 90 ha. Trưởng thôn Phiêng Kiền, Tẩn A Tiến cho biết: Thôn có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để trồng cây Sa nhân với diện tích 80 ha, tuy chưa cho thu hoạch nhưng với bà con nhân dân đây là cây có hướng phát triển kinh tế cao. Do đó, người dân đang tiếp tục phát triển diện tích trên địa bàn thôn.

Bên cạnh đó, Ngọc Long là xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Bởi vậy, nhân dân đã đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò hàng hóa để nâng cao thu nhập cho gia đình. Đến nay, tổng đàn gia súc toàn xã là 10.564 con. Ông Lý Sinh Páo, thôn Pắc Ngoa chia sẻ: “Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa cho nên gia đình tôi mới có thể khá giả như bây giờ. Trước đây, gia đình tôi gặp không ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, dần dần tích lũy được cách chăm sóc cho vật nuôi, gia đình đã mạnh dạn đầu tư và đã dần thành công. Hiện, gia đình tôi luôn có 5-7 con bò có thể xuất bán, mỗi năm thu nhập khoảng 40 – 50 triệu đồng”.

Qua triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như phát huy tối đa nội lực khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hiện nay, Ngọc Long đang từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo cho xã có bộ mặt mới ngày càng phát triển, văn minh từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc sau 3 năm thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế cửa khẩu

BHG - Mèo Vạc là huyện duy nhất của tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), tổng chiều dài đường biên khoảng 41 km; có 3 xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ; một cặp Cửa khẩu phụ Săm Pun - Điền Bồng và các lối mở nối liền các cặp chợ biên giới Xín Cái, Lũng Làn, Săm Pun. Phát huy lợi thế này, huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế cửa khẩu gắn bảo đảm quốc phòng - an ninh, giai đoạn 2016 – 2020.

 

26/12/2019
Chung sức làm đường bê tông nông thôn ở Vị Xuyên

BHG - Nhờ có sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước, người dân thôn Đông Cáp 2, thị trấn vị Xuyên (Vị Xuyên) cùng góp công làm đường bê tông nông thôn, xây dựng Nông thôn mới... 

26/12/2019
Thẩm định 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019

BHG - Sáng 26.12, tại UBND tỉnh, Hội đồng Thẩm định Nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức họp thẩm định 19 tiêu chí NTM đối với 5 xã: Phương Tiến, Tùng Bá (Vị Xuyên), Tân Bắc (Quang Bình), Kim Ngọc, Hùng An (Bắc Quang). Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

26/12/2019
Nhịp sống mới trên những vùng quê nghèo Bắc Quang

BHG - Với một ý nghĩa hết sức nhân văn, thiết thực, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh ta khép lại thành công sau chặng đường 5 năm đồng hành, tạo sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Bắc Quang. Trở về những vùng quê xa xôi, hẻo lánh ngày nào, giờ đây nhịp sống mới năng động và phát triển hơn nhiều.

 

26/12/2019