Cây gừng mang lại thu nhập cao cho bà con thôn Suôi Thầu

15:16, 26/12/2019

BHG - Chúng tôi đến thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) đúng dịp bà con người Mông đang thu hoạch gừng. Những bao tải gừng thơm nức, nặng chịch được bà con đựng đầy, báo hiệu một vụ mùa thắng lợi của Suôi Thầu. Cây gừng từ lâu đã thay thế cây ngô, cây lúa nương trở thành cây canh tác đem đến thu nhập ổn định tại chỗ cho bà con dân tộc Mông nơi đây.

Người dân thu hoạch gừng.                         Ảnh: TƯ LIỆU
Người dân thu hoạch gừng. Ảnh: TƯ LIỆU

Hằng năm, cứ cuối tháng 10 là các thương lái tìm đến Suôi Thầu để mua gừng với giá trung bình từ 8 - 11 ngàn đồng/kg. Năm nay, nhờ gừng được mùa và bán được giá, bà con trồng gừng có thu nhập cao, đời sống khấm khá hơn. Anh Sùng Văn Sinh, Trưởng thôn Suôi Thầu là một trong những hộ trồng nhiều gừng nhất, với gần 1 ha gieo trồng mỗi năm. Anh Sinh cho biết, gừng là cây trồng truyền thống ở Suôi Thầu rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Trong năm 2019, Suôi Thầu có 45/54 hộ trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây gừng trồng khá dễ, không tốn nhiều công chăm sóc như các loại cây rau màu khác và ít sâu hại. Với gần 1 ha mỗi năm, gia đình anh Sinh thu về hơn 100 triệu đồng từ gừng. Từ khi gừng Suôi Thầu phát triển, chất lượng gừng được nhiều người biết đến thì các thương lái đến tận nơi thu mua giúp bà con yên tâm hơn trong sản xuất. Từ nương gừng của anh Sinh, chúng tôi đến nương gừng của anh Thào Seo Của. Đang tất bật đóng gừng vào bao tải, anh Của vui vẻ chia sẻ: Vụ này, gia đình anh thu được hơn 4 tấn gừng, bán đi cũng có khoảng 40 triệu đồng, so với trồng ngô thì cao hơn nhiều. Anh và bà con trong thôn chỉ mong đường giao thông thuận tiện hơn để giảm bớt chi phí vận chuyển.

Thôn Suôi Thầu có địa thế cao, ít nước sinh hoạt nhưng lại được chất đất màu mỡ phù hợp nhiều loại cây trồng, trong đó có cây gừng. Gừng trồng ở Suôi Thầu được bà con chăm sóc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học mà chỉ bón phân chuồng, phân xanh nên chất lượng đảm bảo. So với trồng ngô, lúa nương thì gừng mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt nên bà con thôn Suôi Thầu đều tập trung canh tác loại cây trồng này. Những ngày giáp Tết, các thương lái từ nhiều nơi tìm đến để thu mua làm mứt, ép tinh dầu; nên năm nay, bà con Suôi Thầu và các thôn khác trồng gừng có được niềm vui từ cây trồng này.

Trao đổi với anh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài được biết: Gừng là cây chủ lực của Suôi Thầu, nhiều năm qua, cây gừng đã tạo ra thu nhập ổn định cho bà con tại thôn. Cây gừng hợp với chất đất ở thôn Suôi Thầu, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật có thể cho thu hoạch 40 tấn/ha; nhưng hiện nay, bà con ít đầu tư phân bón nên chỉ đạt từ 20 tấn/ha trở lên. Năm nay, thị trấn Cốc Pài có 3 thôn: Suôi Thầu, Chúng Chải, Súng Sảng trồng gừng với diện tích trên 40 ha, sản lượng đạt trên 350 tấn. Tránh tình trạng được mùa, mất giá như những năm trước; năm nay, gần đến vụ thu hoạch, các thôn đều chủ động liên hệ với các công ty, đợn vị thu mua gừng để tìm đầu ra cho bà con ổn định sản xuất.

Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thẩm định 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019

BHG - Sáng 26.12, tại UBND tỉnh, Hội đồng Thẩm định Nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức họp thẩm định 19 tiêu chí NTM đối với 5 xã: Phương Tiến, Tùng Bá (Vị Xuyên), Tân Bắc (Quang Bình), Kim Ngọc, Hùng An (Bắc Quang). Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

26/12/2019
Nhịp sống mới trên những vùng quê nghèo Bắc Quang

BHG - Với một ý nghĩa hết sức nhân văn, thiết thực, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh ta khép lại thành công sau chặng đường 5 năm đồng hành, tạo sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Bắc Quang. Trở về những vùng quê xa xôi, hẻo lánh ngày nào, giờ đây nhịp sống mới năng động và phát triển hơn nhiều.

 

26/12/2019
Mèo Vạc sau 3 năm thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế cửa khẩu

BHG - Mèo Vạc là huyện duy nhất của tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), tổng chiều dài đường biên khoảng 41 km; có 3 xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ; một cặp Cửa khẩu phụ Săm Pun - Điền Bồng và các lối mở nối liền các cặp chợ biên giới Xín Cái, Lũng Làn, Săm Pun. Phát huy lợi thế này, huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế cửa khẩu gắn bảo đảm quốc phòng - an ninh, giai đoạn 2016 – 2020.

 

26/12/2019
Ngọc Long nỗ lực tìm hướng thoát nghèo

BHG - Ngọc Long là xã vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm huyện Yên Minh hơn 40 km, là xã đặc biệt khó khăn so với mặt bằng chung của huyện với 8 dân tộc cùng chung sống. Người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Đảng ủy, chính quyền xã luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế và phát huy tối đa nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

 

26/12/2019