Hội thảo tầm quan trọng của quần thể voọc Mũi hếch ở rừng phòng hộ Quản Bạ

18:55, 29/10/2019

BHG - Chiều 29.10, tại khách sạn Hà An, Sở NN&PTNT, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tổ chức hội thảo về tầm quan trọng của quần thể Voọc mũi hếch tại khu vực rừng phòng hộ Quản Bạ. Dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT; ngài Josh Kempinsiki, Giám đốc FFI Việt Nam; ngài Warwick Tordoff, Giám đốc điều hành Quỹ bảo tồn các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF); lãnh đạo Sở Khoa học – Công nghệ; lãnh đạo và các phòng chức năng Chi cục Kiểm lâm Hà Giang; đại diện UBND huyện Quản Bạ, các xã trong vùng rừng phòng hộ Quản Bạ…

Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo đã nghe đại diện của tổ chức FFI về kết quả công tác bảo tồn voọc Mũi hếch tại Hà Giang sau 10 năm thực hiện. Theo đó, từ khi phát hiện ra quần thể voọc Mũi hếch trên địa bàn Rừng đặc dụng Khau Ca với 50 – 60 các thể. Tổ chức FFI đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành các biện pháp bảo tồn như: Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm giảm thiểu tác động và các mối đe dọa vào rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; hỗ trợ phát triển sinh kế; thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan; thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các giải pháp bảo tồn phù hợp… Từ đó, quần thể voọc Mũi hếch đã nâng từ 50 – 60 cá thể lên 144 – 160 cá thể. Tại khu vực Rừng phòng hộ Cao – Tả - Tùng (Cao Mã Pờ, Tả Ván, Tùng Vài), huyện Quản Bạ phát hiện 30 cá thể từ năm 2009, mặc dù FFI và Chi cục Kiểm lâm đã chú trọng đến công tác quản lý rừng phòng hộ tại khhu vực; cấp ủy, chính quyền các xã trong khu vực cũng thường xuyên chỉ đạo cộng đồng dân cư cùng chung tay bảo vệ khu vực rừng có voọc Mũi hếch sinh sống, nhưng sau 10 năm, số cá thể bị giảm xuống chỉ còn 20 cá thể.

Giám đốc FFI phát biểu tại hội thảo.
Giám đốc FFI phát biểu tại hội thảo.

Trước tầm quan trọng của việc bảo tồn voọc Mũi hếch tại Quản Bạ, ngài Warwick Tordoff, Giám đốc điều hành Quỹ bảo tồn các hệ sinh thái trọng yếu cho rằng: Việc bảo tồn voọc Mũi hếch tại Quản Bạ là hết sức quan trọng. Qua Dự án này cũng kỳ vọng rằng, người dân địa phương sẽ được hưởng lợi; mong rằng, các đại biểu cùng với việc cần quan tâm thêm về việc thực hiện các hoạt động bảo tồn còn cần quan tâm mang lại nguồn thu cho người dân bản địa trong khu vực.

Đại biểu dự hội thảo đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, đưa ra những giải pháp để bảo tồn, phát triển quần thể voọc Mũi hếch; tạo điều kiện để người dân trong khu vực bảo tồn nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, từ đó sẽ có trách nhiệm bảo vệ rừng, tạo môi trường sinh thái cho voọc Mũi hếch phát triển. Hỗ trợ kinh phí tuần rừng cho các lực lượng tham gia mới mang lại hiệu quả về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn loài… Ngài Josh Kempinsiki, Giám đốc FFI cũng cho rằng việc chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng khu vực Cao – Tả - Tùng là hết sức cấp thiết. FFI sẽ tư vấn, hỗ trợ để đảm bảo môi trường sống cho voọc Mũi hếch tại Quản Bạ. Những năm tiếp theo FFI sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Hà Giang bảo tồn voọc. Liên kết với một số đơn vị trên thế giới để bán thú nhồi bông mang hình voọc Mũi hếch; xây dựng biển truyền thông trên những tuyến đường đến Hà Giang để bảo tồn voọc; kết nối với hãng hàng không Vietjet air để vẽ hình ảnh voọc Mũi hếch lên thân máy bay… Bên cạnh đó, cũng rất cần có sự vào cuộc của chính quyền và người dân Hà Giang, nguồn lực từ những tổ chức, cá nhân trên toàn quốc cũng như thế giới cùng đồng hành trong việc bảo tồn voọc Mũi hếch Hà Giang nói chung, Quản Bạ nói riêng…

Tin, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì nâng cao năng suất, chất lượng chè cổ thụ theo hướng an toàn

BHG - Hiện nay, diện tích chè của huyện Hoàng Su Phì có trên 4.500 ha; trong đó, hơn 3.000 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 20.000 tấn. Diện tích chè của huyện được trồng chủ yếu tại 8 vùng chè, như: Nậm Ty, Thông Nguyên, Túng Sán, Tả Sử Choóng… Trong đó, trên 90% diện tích chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm. Xác định chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là nguồn gen quý cần được bảo tồn, những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai công tác bảo tồn, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng chè theo hướng an toàn.

 

29/10/2019
Xã Thu Tà quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng

BHG - Xác định công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) là nhiệm vụ chung của toàn xã hội; vì vậy thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thu Tà (Xín Mần) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ diện tích rừng; đặc biệt là nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân trên địa bàn.

 

29/10/2019
Mèo Vạc nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng an toàn sinh học

BHG - Lợn đen Lũng Pù (Mèo Vạc) là giống bản địa, có tầm vóc to lớn và chất lượng thịt thơm ngon. Đây là giống lợn có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn địa phương khác trong tỉnh và được thị trường ưa chuộng. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lợn đen Lũng Pù, huyện Mèo Vạc đã và đang triển khai mô hình nuôi lợn đen Lũng Pù theo hướng an toàn sinh học (ATSH) theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN-14:2010/BNNPTNT.

 

29/10/2019
Xuất khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng mạnh

BHG - Theo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy, trong những ngày qua, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc qua CKQT Thanh Thủy tăng mạnh, nhất là lượng hàng nông sản thanh long. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan CKQT Thanh Thủy, Lương Trung Kiên cho biết: Lượng hàng hóa xuất khẩu bắt đầu tăng mạnh từ ngày 14.10, trong đó chủ yếu là mặt hàng thanh long.

29/10/2019